0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Những xét nghiệm lâm sàng cần thiết khi nghi ngờ bị sỏi thận

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xét nghiệm giúp xác định sự hiện diện của hòn sỏi, vị trí của nó cũng như các tác hại của nó đối với hệ niệu. Bao gồm các phương pháp cơ bản sau
Xem nhanh

Xét nghiệm sinh hóa máu và nước tiểu

Định lượng Creatinin máu, Ure máu, độ thanh thải Creatinin và Ure; làm điện giải đồ, dự trữ kiềm…rất cần thiết để đánh giá chức năng thận và ảnh hưởng của sỏi tới thận, có giá trị tiên lượng và theo dõi.

Tìm hồng cầu trong nước tiểu, tìm bạch cầu và cấy nước tiểu tìm vi khuẩn để pháthiện nhiễm trùng tiết niệu.
Xác định pH nước tiểu, phân tích các loại tinh thể để biết bản chất sỏi.
 

 

Siêu âm xác định sỏi thận

Trên màn ảnh hòn sỏi sẽ hiện ra như một vật cản âm (bóng sáng) tiếp theo đó là một vệt đen gọi là bóng lưng. Có một số trường hợp là bị sỏi cản quang nhưng khó phát hiện ra: Sỏi nằm chồng lên xương (đốt sống, xương chậu) hoặc thận ứ nước lớn nằm che trước viên sỏi.

Cần chẩn đoán phân biệt sỏi cản quang với sỏi túi mật, sỏi tụy, vôi hóa tĩnh mạch (phlébolithe) thoái hóa cột sống.


Vì siêu âm chỉ cho hình ảnh của một vạch trên thiết diện của hòn sỏi nên ít khi cho được những thông tin đầy đủ của sỏi. Mặt khác, có một số vật thể khác cũng cho hình ảnh giống sỏi như một đám sỏi vụn hoặc những cặn của nước tiểu…

Kêt quả siêu âm tùy thuộc vào khả năng chuyên môn của người đọc, tùy vị trí hòn sỏi có thể dễ tìm thấy bằng sóng âm hay không. Do đó, trong một số trường hợp thầy thuốc phải cần thêm phim X quang để có thể xác định rõ ràng hơn.
Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị
Cho chẩn đoán sỏi trong > 95% các trường hợp, theo mức độ cản quang giảm dần: Sỏi phosphat calci (Oxalate calci, phospho-ammoniaco-magnesi, cystine). Có 3-4% không phát hiện ra sỏi. Sỏi không cản quang (sỏi acid uric và xanthine).
Trên X quang, hòn sỏi có thể xuất hiện như sau:

  • Sỏi Phosphate Calcium: Một khối trắng bờ tròn đều, đôi khi có những vòng tròn đồng tâm qua quá trình tích tụ.
  • Sỏi Magnesium ammonium phosphate: Thường xuất hiện dưới dạng sỏi nhiều nhánh như củ gừng hoặc san hô nên còn được gọi là sỏi san hô. Sỏi này cản quang mạnh, xuất hiện màu trắng đục trên phim, nếu có phối hợp với Calcium phosphate hoặc Oxalate thì có thể xuất hiện các vòng đồng tâm. Những người bị sỏi thận loại Magnesium ammonium phosphate thường có nhiều cơn đau kèm viêm nhiễm do các cạnh của viên sỏi cọ vào.
  •  Sỏi Calcium Oxalate: Thường là các hòn sỏi nhỏ, tròn , trên X quang thấy có nhiều gai hướng tâm.
  •  Sỏi Cysteine: Là sỏi kém cản quang, trêm phim X quang có thể thấy dạng trắng mờ, nhưng đặc điểm là bề mặt rất trơn láng, tròn đều.
  •  Sỏi Urate: Sỏi rất kém cản quang, ít khi phim bộ niệu không chuẩn bị phát hiện được loại sỏi này.

Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV: Urographie Intraveineuse). Các hình ảnh sau đây hay gặp trong sỏi thận và niệu quản:

  •  Chậm bài tiết.
  •  Chậm làm đầy.
  •  Đài, bể thận, niệu quản giãn phía trên sỏi.

Nếu là sỏi không cản quang (cần kết hợp thêm với siêu âm) thì thấy hình khuyết sáng trong đường bài tiết hoặc thuốc cản quang dừng tại một vị trí của niệu quản. Ngoài ra, U.I.V. còn cho ta biết tình trạng ứ nước do bị sỏi đem lại, tình trạng thận có còn khả năng giữ đươc hay không để quyết định phương pháp mổ, tình trạng thận sau khi mổ.

Chụp niệu quản-bể thận ngược dòng (UPR: Urétéro-pyelographie rétrograde): Phương pháp này được sử dụng khi không phát hiện ra sỏi trên phim hệ tiết niệu không chuẩn bị và UIV. Thuốc cản quang bơm ngược từ dưới lên sẽ dừng tại viên sỏi.

Nội soi xác định sỏi: Là phương pháp đưa dụng cụ quang học vào bọng đái, niệu quản, thận (rất ít khi được chỉ định đưa đầu dò vào tận niệu quản, thận) qua ngã niệu đạo để quan sát các hòn sỏi, các tổn thương ở niệu bộ hay không.

Niêm mạc niệu đạo rất nhạy cảm, khi đưa đầu dò vào sẽ rất đau nên phải gây tê tại chỗ bằng chất bôi trơn có pha thuốc tê Lidocaine. Thậm chí cần phải dùng thuốc mê để dễ dàng thao tác với những bệnh nhân quá nhảy cảm với vật thể đưa vào cơ thể hoặc trẻ em.

Chụp cắt lớp (chụp CT): Là phương tiện đắt tiền, nhưng có giá trị cao trong việc chuẩn đoán hình ảnh cho người bị sỏi. Tuy nhiên phương pháp này ít khi thầy thuốc chỉ định chụp cắt lớp để chẩn đoán sỏi thận mà thường để xác định thêm những tình huống khác kết hợp với sỏi.

Lời khuyên đối với người bị sỏi thận: Khi bệnh nhân có các triệu chứng nghị bị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu chúng ta nên tiến hành thực hiện 2 xét nghiệm cận lâm sàng: Xét nghiệm sinh hóa máu, nước tiểu và siêu âm. Đây là 2 xét nghiệm thông dụng, chi phí thấp nhưng là cơ sở chuẩn đoán chủ yếu, độ chính xác cao trong việc phát hiện sỏi.

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>