0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Cách chữa sụp mí mắt đơn giản tại nhà có thực sự hiệu quả không?

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Sụp mí mắt là một bệnh lý gây ảnh hưởng đến diện mạo thẩm mỹ và cả thị lực của người bệnh. Bởi vậy mà nhiều người thường tìm đến các cách chữa sụp mí mắt đơn giản tại nhà. Vậy, các phương pháp tự chữa sụp mí mắt tại nhà này có thực sự hiệu quả không? Tìm hiểu ngay nhé.
Xem nhanh

1. Triệu chứng sụp mí mắt thường gặp

Tình trạng sụp mí mắt là tình trạng mi mắt chảy xệ ở một bên hoặc cả hai bên mắt gây ảnh hưởng đến diện mạo thẩm mỹ và cả thị lực của người bệnh. Những triệu chứng sụp mí mắt ban đầu có thể khiến mắt bạn bị khô, chảy nước hoặc khuôn mặt trông rất mệt mỏi và thiếu sức sống. Thậm chí với một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn có thể có triệu chứng hay ngả đầu về phía sau khi nói chuyện.

Triệu chứng sụp mí mắt thường gặp


Sụp mí mắt sẽ tác động chủ yếu đến các vùng da xung quanh mắt nên có thể khiến bạn cảm thấy đau. Ngoài ra, bạn vẫn có thể gặp những triệu chứng khác khi bị sụp mí mắt. Nếu có những dấu hiệu bất thường, gây ảnh hưởng đến thị lực, hãy tìm đến những người có chuyên môn để được tư vấn, hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất.

Xem thêm: Nguyên nhân gây nên tình trạng sụp mí mắt

2. Sụp mí mắt thường xảy ra ở độ tuổi nào?

Sụp mí mắt có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như bẩm sinh, tuổi tác hay bệnh tật. Những căn bệnh như tiểu đường, đột quỵ, u não hay hội chứng Horner sẽ khiến tăng nguy cơ mắc bệnh sụp mí mắt.

Sụp mí mắt thường xảy ra ở độ tuổi nào?


Căn bệnh sụp mí mắt không chỉ xuất hiện ở tuổi già mà còn xảy ra ở cả trẻ nhỏ do nguyên nhân bẩm sinh. Để giảm thiểu nguy cơ bị sụp mí mắt bạn cần lưu ý matxa và chăm sóc đôi mắt hiệu quả. Ngoài ra bạn cũng cần giữ sức khỏe tốt nhất để giảm thiểu các yếu tố tăng nguy cơ sụp mí mắt.

Hãy bảo vệ đôi mắt trước những tác hại từ môi trường xung quanh như ánh sáng mặt trời, hay ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử,... "Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn" - hãy luôn chăm sóc để giữ đôi mắt khoẻ mạnh.

3. Cách chữa sụp mí mắt đơn giản tại nhà có thực sự hiệu quả không?

Những cách chữa sụp mí mắt đơn giản tại nhà thường được nhiều người biết đến như bấm huyệt, massage, sử dụng kem trị sụp mí mắt hay thậm chí là các phương pháp như dùng túi trà, chườm đá nóng, đắp mặt nạ dưa chuột hay lòng trắng trứng gà,.... Vậy, các phương pháp chữa sụp mí mắt này có thực sự hiệu quả không?

Xem thêm: Top 5 cách chữa sụp mí tại nhà đơn giản dành cho người bệnh

Thực tế, những cách chữa sụp mí mắt trên chỉ được coi như giải pháp hỗ trợ giảm phần nào các triệu chứng sụp mí mắt chứ không thể thay thế các phương pháp điều trị chính thống. Thông thường các phương pháp trên sẽ được sử dụng trong một số trường hợp không phải bệnh lý, cụ thể như:

  • Điều tiết mắt khi xem điện thoại, sử dụng máy tính quá nhiều trong thời gian dài
  • Mắt mệt mỏi, căng thẳng sau những giờ làm việc lao động vất vả

Cách chữa sụp mí mắt đơn giản tại nhà có thực sự hiệu quả không?

Cách chữa sụp mí mắt đơn giản tại nhà có thực sự hiệu quả không?

Khi mắt mỏi, bạn có thể thực hiện massage đơn giản tại nhà và đắp dưa chuột để tạo nên cảm giác dễ chịu giúp máu lưu thông tốt hơn. Còn sụp mí mắt là bệnh lý cần được điều trị với phương pháp phù hợp để tránh những tác hại khôn lường sau này. Hầu hết các cách chữa sụp mí mắt đơn giản tại nhà đều không mang lại hiệu quả như mong muốn dễ khiến người bệnh cảm thấy chán nản, stress nghiêm trọng.

4. Những cách chữa sụp mí mắt tại nhà hiệu quả nhất

Để chữa trị căn bệnh sụp mí mắt tại nhà hiệu quả, bạn có thể lựa chọn hai phương pháp chữa sụp mí mắt phổ biến thường được áp dụng đó là điều trị bằng tây y và điều trị bằng đông y.

4.1 Điều trị bằng tây y

Điều trị sụp mí mắt bằng tây y thường bao gồm các phương pháp cắt nhấn mí mắt, treo cơ nâng mí, căng chỉ, tiêm thuốc (co được nhưng nhắm khó).

Vì sụp mí mắt thường do liệt dây thần kinh số 3 hoặc do khối u hoặc phình vận mạch não chèn ép dây thần kinh vận nhãn hoặc do tổn thương trực tiếp đến cơ nâng mí như phẫu thuật cắt mí hỏng, chấn thương thì phẫu thuật nâng mí hay cắt mí, căng chỉ, tiêm thuốc không phải là phương pháp điều trị gốc bệnh nên dây thần kinh vẫn bị liệt, cơ vẫn bị tổn thương, nhóm cơ không được phục hồi nên một thời gian sau mắt vẫn bị sụp lại.

Sau khi thực hiện cắt nhấn mí, cần phải chăm sóc, sệ sinh vết thương tại nhà đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để nhanh hồi phục. Ngoài ra, bạn cũng cần phải hỏi kỹ bác sĩ về chế độ ăn uống, kiêng khem để tránh để lại những biến chứng sau phẫu thuật.

Thông thường, điều trị sụp mí mắt bằng tây y chỉ giải quyết bề mặt của vấn đề của bề mặt, kéo căng cơ nâng mí mà không giúp cho cơ nâng chắc khoẻ, khắc phục triệt để tình trạng này. Bởi vậy mà sau một thời gian, rất có thể tình trạng sụp mí mắt sẽ lại bị tái phát, không thể tiếp tục thực hiện phẫu thuật, cắt mí.

4.2 Đông y Sơn Hà chữa sụp mí mắt

 Là dùng thuốc đông y để phục hồi tổn thương thần kinh – cơ, phục hồi nhóm cơ bị yếu từ bên trong để mắt mở to một cách tự nhiên và hiệu quả lâu bền, bệnh nhân đưa thuốc về nhà uống.

Bệnh nhân bị sụp mí trước và sau điều trị tại Đông y Sơn Hà

Một số trường hợp phải kết hợp châm cứu để tăng hiệu quả. Tuy nhiên uống thuốc vẫn là chủ yếu, thời gian hồi phục phụ thuộc vào mức độ, nguyên nhân gây bệnh và cơ địa mỗi người. Đây là phương pháp điều trị rất an toàn và hiệu quả mà Đông y Sơn Hà đã chữa trị thành công cho nhiều bệnh nhân.

>> Xem thêm: Đông y nâng mí mắt như thế nào? Điều trị bằng Đông y có thực sự hiệu quả

Chúng ta không nên áp dụng cách chữa sụp mí mắt đơn giản tại nhà khi phát hiện những triệu chứng bệnh lý gây ra. Nếu có bất cứ băn khoăn, thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề sụp mí mắt, hãy liên hệ ngay với Đông Y Sơn Hà để được tư vấn điều trị nhanh chóng, kịp thời nhất. 

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>