0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Viêm loét dạ dày kiêng gì? Chế độ ăn uống khoa học cho người viêm loét dạ dày

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Tình trạng viêm loét dạ dày ngày càng trở nên phổ biến đặc biệt là ở giới trẻ - những người có chế độ ăn uống thất thường, dễ stress, hay sử dụng các loại đồ uống có cồn, bia rượu,... Vậy, viêm loét dạ dày kiêng gì? Những thực phẩm nào tốt cho người mắc? Hãy cùng Đông Y Sơn Hà tìm hiểu ngay.
Xem nhanh

1. Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương trên niêm mạc dạ dày gây nên những tổn thương, viêm lâu ngày sẽ tấn công đến lớp bảo vệ cuối cùng của dạ dày, bào môn các lớp mô hình thành các vết loét. 
 
Viêm loét dạ dày là gì?
Tìm hiểu về tình trạng viêm loét dạ dày 

Viêm loét dạ dày có thể xảy ra ở mọi độ tuổi trong đó có đến hơn 60% các trường hợp la người già. Bệnh có thể gây xuất huyết tiêu hoá, chảy máu và gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Thông thường, tình trạng viêm loét dạ dày được chia thành 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính.
  • Viêm loét dạ dày cấp diễn ra trong thời gian ngắn, triệu chứng thường xuất hiện đột ngột.
  • Viêm loét dạ dày mãn tính là tình trạng bệnh cấp tính kéo dài, không được xử lý kịp thời chuyển thành gây nên tổn thương rộng, khó xử lý hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Hiểu rõ về viêm dạ dày - tá tràng: Nguyên nhân và cách khắc phục

2. Viêm loét dạ dày kiêng gì?

Mặc dù thực phẩm sử dụng hàng ngày sẽ không có tác dụng giúp xử lý triệt để tình trạng viêm loét dạ dày nhưng nó có thể khiến vết loét lan rộng, nghiêm trọng hơn. Bởi vậy, khi bị viêm lót dạ dày bạn nên lưu ý kiêng một số loại thực phẩm như sau:

2.1 Chất kích thích, đồ uống có cồn

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các loại thức uống có cồn, rượu bia hay các chất kích thích sẽ gây nên sự tổn hại đến hệ thống tiêu hoá, khiến tình trạng viêm loét dạ dày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời đây cũng là một trong số những nguyên nhân gây bệnh, bạn cần tuyệt đối tránh xa.
 
Hạn chế sử dụng các loại thức uống có cồn, rượu bia
Hạn chế sử dụng các loại thức uống có cồn, rượu bia

2.2 Thực phẩm cay, nóng

Người bị viêm loét dạ dày nên kiêng các loại thực phẩm cay, nóng như ớt, tiêu, mù tạt, đồ ăn nóng,… bởi các loại thực phẩm này có thể gây kích thích tăng hàm lượng axit trong dạ dày, từ đó khiến tình trạng viêm loét càng trở nên nghiêm trọng hơn.

2.3 Các loại thịt đỏ

Những loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn,… có chứa lượng protein động vật lớn, với hàm lượng axit cao sẽ gây cản trở quá trình tiêu hoá, không tốt cho người bị viêm loét dạ dày.

2.4 Thực phẩm có tính axit

Người bị viêm loét dạ dày cũng cần kiêng, hạn chế sử dụng các loại trái cây có vị chua như bưởi, chanh, cam, quýt, me,… trái cây xanh cứng, thịt có nhiều gân sụn hay đồ ăn quá đậm đặc,… Bởi những loại thức ăn này sẽ khiến dạ dày phải co bóp mạnh, tăng lượng axit và có thể gây nên những tổn thương lớn hơn đến lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày.

2.5 Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Những đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, mỡ động vật giàu chất béo sẽ mất nhiều thời gian tiêu hoá gây nên những cơn đau, tình trạng chướng bụng, khó tiêu làm tăng nguy cơ viêm loét. Bởi vậy, tốt nhất bạn nên tránh xa các loại thực phẩm này.
 
Đồ chiên rán, dầu mỡ gây khó tiêu, chướng bụng
Đồ chiên rán, dầu mỡ gây khó tiêu, chướng bụng

2.6 Thực phẩm lên men

Những loại thực phẩm lên men như dưa muối, kim chi, mắm tép, mắm tôm,… có thể chuyển hoá axit trong dạ dày. Điều này sẽ khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn, nếu đang xử lý viêm loét dạ dày, bạn không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm này.

2.7 Sữa tươi

Mặc dù sữa tươi là một loại đồ uống bổ dưỡng và tưởng chừng vô hại nhưng người bị viêm loét dạ dày cần hạn chế sử dụng. Bởi sữa tươi có thể khiến dạ dày tiết nhiều axit khiến tình trạng viêm loét khó xử lý triệt để và ngày càng nghiêm trọng hơn.

Xem thêm: Gợi ý 7 bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày bằng thảo dược hiệu quả nhất

3. Thực phẩm tốt cho người bị viêm loét dạ dày

Người bị viêm loét dạ dày có thể lưu ý sử dụng một số loại thực phẩm dưới đây sẽ hỗ trợ quá trình khắc phục triệt để.

3.1 Nhóm thực phẩm hỗ trợ tiết chế bệnh

Người bị viêm loét dạ dày thường sử dụng các loại thực phẩm như nghệ, gừng, mật ong hay nhan đam để hỗ trợ khắc phục tình trạng viêm loét dạ dày hiệu quả. Bạn có thể sử dụng chúng trực tiếp, pha tra hay sử dụng như một loại gia vị.
 
Sử dụng các thực phẩm hỗ trợ tiết chế viêm loét dạ dày
Sử dụng các thực phẩm hỗ trợ tiết chế viêm loét dạ dày

3.2 Thực phẩm chứa lợi khuẩn

Các loại thực phẩm giàu lợi khuẩn - Probiotic như Miso, sữa chua, men tiêu hoá,… rất tốt cho hệ tiêu hoá, hỗ trợ khắc phục tình trạng viêm loét dạ dày hiệu quả. Bởi những loại thực phẩm này sẽ giúp bổ sung thêm lợi khuẩn hỗ trợ quá trình đẩy lùi Helicobacter Pylori.

3.3 Thực phẩm giúp bổ sung vitamin

Các loại thực phẩm như khoai lang, khoai tây, thanh long, cà rốt, rau chân vịt, ớt chuông, dưa vàng,… có chứa nhiều vitamin A, B, C, E sẽ giúp tái cấu trực niêm mạc dạ dày khắc phục các vết ổ loét và tăng cường sức đề kháng hiệu quả.

3.4 Nhóm thực phẩm giàu chất xơ

Bổ sung chất xơ sẽ giúp giảm lượng nồng độ axit trong dạ dày lại có tác dụng phòng ngừa và hạn chế nguy cơ hình thành nên các vết loét. Nhờ vậy mà các triệu chứng như đau, chướng bụng được kiểm soát, giảm nhẹ hơn. Nếu bạn đang gặp tình trạng viêm loét dạ dày thì nên bổ sung các loại thực phẩm như hoa quả, rau xanh hay ngũ cốc nguyên hạt.
 
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

3.5 Thực phẩm có tác dụng chống oxy hoá

Những thực phẩm như đu đủ, cà rốt, nghệ, bông cải xanh hay cà chua,… có tác dụng chống oxy hoá sẽ rất hữu ích trong việc giúp các vết lở loét mau lành, tái cấu trúc lại lớp niêm mạc.

4. Những lưu ý trong cách ăn hàng ngày

Ngoài các lưu ý về các thực phẩm nên kiêng và nên sử dụng dành cho người bị viêm loét dạ dày thì bạn cũng cần lưu ý trong cách ăn uống hàng ngày.
  • Ưu tiên sử dụng các loại thức ăn sơ chế thái nhỏ, nấu chín kỹ để giảm áp lực co bóp cho dạ dày.
  • Ưu tiên các loại thức ăn dễ tiêu như đồ luộc, hấp hoặc kho, om. 
  • Tập trung khi ăn uống, ăn chậm, nhai kỹ để giúp việc tiêu hoá dễ dàng hơn.
  • Lưu ý ăn uống đúng giờ, đủ bữa.
  • Không để dạ dày trống rỗng, đói bụng quá lâu khiến dạ dày bị co bóp mạnh, gây nên tình trạng đau.
  • Không ăn quá no sẽ khiến dạ dày căng, co bóp yếu gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý thức ăn, tăng việc cọ xát, gây đau đớn.
  • Nên ăn thức ăn vừa ấm trong khoảng từ 40-50 độ C để giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ tốt nhất.
  • Tránh sử dụng các loại thức ăn quá lỏng hay quá đặc sẽ là giảm chức năng tiêu hoá.
Trên đây là những lưu ý về chế độ ăn uống hàng ngày dành cho người đang muốn giải quyết triệt để tình trạng viêm loét dạ dày. 

Trong trường hợp bạn đang mắc viêm loét dạ dày mãn tính, hãy liên hệ ngay với phòng khám Đông Y Sơn Hà để kết hợp với các bài thảo dược dân gian lưu truyền từ bao đời hỗ trợ giải quyết triệt để, chấm dứt các cơn đau, triệu chứng bệnh.

Trải qua nhiều năm hoạt động, Đông Y Sơn Hà đã giúp hàng ngàn người lấy lại vẻ đẹp với đôi mắt sáng rõ tự tin, khắc phục hiệu quả tình trạng sụp mí, mắt lác - song thị hay các bệnh phổ biến như viêm loét dạ dày mãn tính, polyp,...

Đông Y Sơn Hà - Vì Sức Khỏe Người Việt với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm luôn lấy sức khỏe của mỗi khách hàng là ưu tiên số #1. Chúng tôi chắc chắn sẽ là địa chỉ tin cậy dành cho sức khỏe của bạn và gia đình.

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>