Những điều cần biết về bệnh đau dây thần kinh số 3
Bệnh đau dây thần kinh sinh ba có tỷ lệ ca mắc ước tính khoảng 4,5/100.000 người. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở nhóm trung niên và người già. Tỷ lệ nữ chiếm hơn 60% các trường hợp mắc bệnh. Dẫu bệnh không gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Do đó, cùng Đông y Sơn Hà tìm hiểu về bệnh đau dây thần kinh số 3 ở bài viết này!
Xem nhanh
Chức năng của dây thần kinh số 3 là gì?
Dây thần kinh số 3, còn gọi là dây thần kinh vận nhãn, là một trong 12 dây thần kinh sọ của cơ thể chúng ta. Đây là một dây thần kinh với chức năng vận động là chủ yếu, đối với dây 3 chính là hoạt động vận nhãn, hay còn gọi là điều khiển các hoạt động của các cơ ở nhãn cầu, giúp cho mắt ta có thể nhìn lên trên, xuống dưới và vào trong. Chính động tác nhìn xuống dưới và vào trong chính là hoạt động quy tụ của mắt.
Ngoài ra, dây thần kinh số 3 còn có chức năng nâng mi, và cả chức năng trong hệ thần kinh thực vật – hệ phó giao cảm. Nó giúp ta có phản xạ co đồng tử (con ngươi) khi đồng tử tiếp xúc ánh sáng.
2. Đau dây thần kinh số 3
Đau dây thần kinh sinh ba (Trigeminal neuralgia – TN) còn được gọi là dây thần kinh tam thoa hay dây thần kinh sọ não V (một trong những dây thần kinh phân bố rộng rãi nhất ở đầu) là tình trạng đau đớn, mãn tính liên quan đến dây thần kinh sinh ba.Cơn đau có thể xuất hiện khị bị kích thích nhẹ lên mặt như đánh răng, cạo râu, nhai thức ăn, trang điểm… Cảm giác giống như bị điện giật hoặc bị vật nhọn đâm vào mặt. Khởi phát bằng những cơn đau ngắn, nhẹ, theo thời gian, cơn đau dữ dội, kéo dài và thường xuyên hơn. Đau xuất hiện ở một bên mặt rồi lan dọc theo xương gò má, môi và xương hàm dưới. Hầu hết những người gặp tình trạng này đều trải qua các triệu chứng theo chu kỳ: cơn đau đến và đi trong nhiều ngày hoặc vài tuần, sau đó giảm dần. Trong một số trường hợp, tình trạng bệnh trở nên nặng hơn và cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn.
3. Các dạng đau dây thần kinh số 3

Các dạng đau dây thần kinh số 3
3.1. Dạng rối loạn điển hình (được gọi là “Loại 1” hoặc TN1)
Gây đau dữ dội, gián đoạn, đột ngột hoặc giống như sốc; kéo dài từ vài giây đến hai phút mỗi lần. Những cơn đau này có thể xảy ra liên tiếp, nhanh chóng, theo từng đợt kéo dài đến hai giờ.3.2. Dạng rối loạn “không điển hình” (được gọi là “Loại 2” hoặc TN2)
Cảm giác đau nhức liên tục, bỏng rát, đau nhói với cường độ thấp hơn loại 1. Cả hai dạng đau có thể xảy ra ở cùng một người, đôi khi ở cùng thời gian. Cường độ của cơn đau có thể làm ảnh hưởng đến các hoạt động về thể chất và tinh thần.4. Nguyên nhân đau dây thần kinh số 3
Đau dây thần kinh sinh ba có thể đến từ nhiều nguyên nhân:- Do chèn ép mạch máu: mạch máu đè lên dây thần kinh sinh ba gây mòn hoặc làm hỏng lớp phủ bảo vệ quanh dây thần kinh.
- Do mắc bệnh lý: Các triệu chứng TN cũng có thể xảy ra ở những người bị bệnh đa xơ cứng. Hiếm khi các triệu chứng của TN được gây ra bởi sự chèn ép dây thần kinh từ một khối u hoặc một đám rối của động mạch và tĩnh mạch được gọi là dị dạng động mạch.
- Do chấn thương: Tổn thương dây thần kinh sinh ba (có thể là kết quả của phẫu thuật xoang, phẫu thuật miệng, đột quỵ hoặc chấn thương mặt) cũng được xem xét là nguyên nhân gây ra những cơn đau ở mặt.
5. Triệu chứng đau đây thần kinh số 3
Triệu chứng đau của TN có thể xuất hiện theo từng cơn với cảm giác co thắt mạnh, giống như điện giật. Đau thường xảy ra ở một bên mặt và có thể do âm thanh hoặc xúc giác gây ra. Đau cũng có thể được kích hoạt bởi các hành động thường ngày, bao gồm:- Đánh răng
- Cạo râu
- Trang điểm
- Chạm vào mặt
- Ăn uống
- Nói chuyện
- Làn gió mạnh thổi thốc vào mặt

Triệu chứng đau đây thần kinh số 3
Đau TN xảy ra thường xuyên nhất ở những người trên 50 tuổi, mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Khả năng TN do đa xơ cứng tăng lên khi nó xảy ra ở người trẻ. Tỷ lệ mắc mới là khoảng 12 trên 100.000 người mỗi năm; rối loạn này phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới.
6. Cách khám đau dây thần kinh số 3
Chẩn đoán TN chủ yếu dựa trên các yếu tố: tiền sử của người bệnh, các triệu chứng, kết quả khám sức khỏe và thần kinh. Điều này nhằm xác định phần nào của dây thần kinh sinh ba đang bị ảnh hưởng. Bác sĩ cũng sẽ chạm vào các bộ phận khác nhau trên khuôn mặt của bạn để xác định vị trí của cơn đau.Các rối loạn khác gây đau mặt nên được loại trừ trước khi chẩn đoán TN, đó là:
- Đau dây thần kinh sau herpetic (đau dây thần kinh sau đợt bùng phát bệnh zona)
- Đau đầu từng đám
- Rối loạn khớp thái dương hàm (gây đau và rối loạn chức năng khớp hàm, các cơ kiểm soát cử động hàm)
Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, các xét nghiệm có thể được yêu cầu thực hiện để loại trừ các nguyên nhân gây đau kể trên. Kỹ thuật phù hợp nhất trong trường hợp này là chụp cộng hưởng từ (MRI) nhằm loại trừ khối u hoặc bệnh đa xơ cứng. Hình ảnh chụp MRI sẽ cho ra câu trả lời “Có” hoặc “Không” tình trạng một mạch máu chèn ép dây thần kinh. Kỹ thuật chụp MRI còn có thể cho thấy mức độ nghiêm trọng của việc chèn ép dây thần kinh bởi mạch máu (nếu có).
7. Điều trị đau dây thần kinh số 3 bằng phương pháp đông y
Châm cứu là phương pháp trị liệu điều trị và ngăn ngừa được rất nhiều bệnh nan y, trong đó có bệnh đau dây thần kinh 3.Cụ thể hơn, phương pháp này giúp kích thích dây thần kinh vận nhãn hoạt động. Đồng thời, giúp cân bằng nội tiết tố, điều hoà âm dương và ổn định cảm xúc người bệnh thông qua việc tác động trực tiếp vào các huyệt đạo trong cơ thể người. Từ đó, người bệnh có thể phục hồi bệnh nhanh chóng về thể chất cũng như tinh thần.

Điều trị đau dây thần kinh số 3 bằng phương pháp đông y
Theo khảo sát tại Việt Nam cho thấy châm cứu đau thần kinh 3 có tỉ lệ chữa khỏi bệnh lên đến 90% so với các phương pháp điều trị khác.
Bên cạnh đó, khi châm cứu, người bệnh không cần phải lo lắng nhiều về trường hợp gặp tác dụng phụ của phương pháp điều trị này. Bởi vì, tỷ lệ phát sinh tác dụng phụ trong châm cứu thấp hơn nhiều so với khi sử dụng thuốc. Do vậy, châm cứu chữa đau thần kinh được đánh giá cao về chất lượng hiệu quả và sự an toàn.
8. Quy trình châm cứu chữa đau dây thần kinh 3
Để đảm bảo an toàn trong và sau quá trình điều trị bằng phương pháp châm cứu, các bác sĩ cần phải thực hiện đúng quy trình chuẩn theo Bộ y tế như sau:Bước 1: Các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị cùng lộ trình châm cứu phù hợp dành cho bệnh nhân. Hướng dẫn bệnh nhân nằm đúng tư thế và tiến hành liệu trình châm cứu.
Bước 2: Xác định vị trí các huyệt đạo, sát trùng kim châm và vùng da châm cứu. Tiến hành châm kim vào các huyệt đã định. Trong quá trình châm cứu, có thể tăng kích thích bằng máy điện châm (khi cần thiết)
Bước 3: Tiến hành tháo kim và sát trùng vùng da châm cứu một lần nữa. Sau đó, theo dõi tình hình bệnh nhân
Bước 4: Dặn dò cách chăm sóc cơ thể trong quá trình châm cứu và thực hiện hẹn lịch châm cứu đợt tiếp theo.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh viêm dây thần kinh số 3 để phòng tránh hoặc nhận biết một cách hiệu quả. Hãy nhớ rằng việc thăm khám định kỳ là vô cùng cần thiết giúp chẩn đoán chính xác và điều trị sớm, hiệu quả căn bệnh này. Nếu bạn đang có vấn đề gì về hệ thần kinh, hãy liên hệ ngay với Đông y Sơn Hà để được thăm khám và tư vấn tốt nhất.
Bài viết liên quan

Thoái hóa điểm vàng mắt và tất tần tật những điều cần biết
Thoái hóa điểm vàng là tình trạng mắt bị suy giảm thị lực đột ngột, chưa có cách khắc phục triệt để. Tuy nhiên nếu sớm phát hiện thì bạn có thể ngăn chặn tình trạng thoái hóa phát triển. Hãy cùng Đông Y Sơn Hà tìm hiểu các thông tin hữu ích về thoái hóa điểm vàng trong bài viết dưới đây.

Song thị do u tuyến yên có chữa được không? Cách phòng ngừa hiệu quả
Tuyến yên là một tuyến nội tiết nhỏ có kích thước gần bằng hạt đậu nằm ở nền não, nằm dưới điểm giao thoa của dây thần kinh thị giác và có chức năng đưa thông tin nhìn được về não. Sự hình thành các khối u tuyến yên bất thường có thể gây chèn ép vào dây thần kinh vận nhãn và gây ra nhiều vấn đề như suy giảm thị lực, thiếu hormon vĩnh viễn…Một trong những triệu chứng quan trọng khác có thể xảy ra do u tuyến yên là song thị. Theo dõi bài viết để tìm hiểu thêm về tình trạng song thị do u tuyến yên.
_cr_236x230.png)
Tìm hiểu về chứng táo bón, cách cải thiện và phòng ngừa hiệu quả
Táo bón khá phổ biến, dễ xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Vậy, khi bị táo bón nên xử lý như thế nào? Nguyên nhân nào gây nên táo bón? Hãy cùng Đông Y Sơn Hà tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
_cr_236x230.png)
Dấu hiệu cảnh báo mắt thiếu Vitamin A và cách bổ sung
Thiếu Vitamin A có thể gây nên những vấn đề về mắt, gây suy giảm thị lực, thậm chí có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Vậy, đâu là dấu hiệu cảnh báo mắt đang thiếu hụt Vitamin A? Làm thế nào để bổ sung Vitamin A hiệu quả? Hãy cùng Đông Y Sơn Hà tìm hiểu chi tiết ngay.
DANH MỤC
Sụp mí mắt
Tin tức
Sinh mạch ẩm, bài thảo dược quý trị chứng say nắng, ra mồ hôi nhiều
Những ngày hè oi bức, nhiệt độ tăng cao đột ngột dễ bị say nắng, say nóng và đổ mồ hôi nhiều. Tình trạng này khiến chúng ta mệt mỏi, suy nhược cơ thể, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu. Nếu không sớm khắc phục, có thể sẽ dẫn đến những di chứng thần kinh khó hồi phục và có khả năng dẫn đến tử vong. Đông Y có phương thuốc nổi tiếng “Sinh mạch ẩm” chuyên trị chứng say nắng, ra mồ hôi nhiều.
7 lợi ích bất ngờ từ quả bưởi với sức khoẻ, có thể bạn chưa biết?
Bưởi là loại trái cây thơm ngon, cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Hàm lượng vitamin C dồi dào cùng các dưỡng chất thiết yếu như kali, canxi, lycopene, đường,...có trong bưởi giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa bệnh tật và có tác dụng làm đẹp hiệu quả. Theo dõi bài viết để tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời mà quả bưởi mang lại.
Dấu hiệu nóng trong người và cách giải nhiệt tự nhiên
Nóng trong người khiến cơ thể bị khó chịu bứt rứt, dễ nổi mụn nhọt hay gây mất ngủ, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Đâu là dấu hiệu nhận biết nóng trong người và cách giải nhiệt tự nhiên như thế nào? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.