Điều trị bệnh liệt dây thần kinh số 7 bằng Đông y
Dây thần kinh số 7 gọi là thần kinh mặt là một dây hỗn hợp có nhiều chức năng về vận động, cảm giác, vị giác. Các sợi vận động, xuất phát từ hai nhóm nhân thần kinh mặt đi đến vận động các cơ bám da mặt và cổ. Cử động các cơ này biểu lộ trạng thái cảm xúc như: vui buồn, tức giận…và một số động tác khác.
Do đặc điểm giải phẫu – chức năng tổn thương dây thần kinh số 7 có 2 kiểu: Trung ương và ngoại biên. Liệt thần kinh mặt ngoại biên thì nửa mặt cùng bên bị liệt hoàn toàn. Ngoài ra khi liệt dây thần kinh này sẽ ảnh hưởng đến bài tiết tuyến lệ, tuyến nhầy niêm mạc mũi, miệng, hầu và các tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi, cảm giác, vị giác 2/3 trước lưỡi.
Biểu hiện của bệnh liệt dây thần kinh số 7
- Nghe lớn âm thanh một bên tai.
- Thay đổi số lượng nước bọt ở miệng
- Mất vị giác
- Đau sau hay trước tai
- Khó nói và đôi khi khó ăn uống
- Nhân trung lệch sang bên liệt
- Mắt nhắm không kín hay mở lớn cả khi ngủ
- Yếu hay cứng hay rũ một bên của khuôn mặt, đặc biệt là góc của miệng.
Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên
- Nhiễm virus, viêm tai giữa, cảm cúm hay cảm lạnh, tiểu đường, chấn thương mặt…
- Liệt dây thần kinh do lạnh: Y học cổ truyền gọi trúng phong hàn ở kinh lạc.
Triệu chứng: sau khi gặp mưa, gió lạnh, người bệnh tự nhiên mắt không nhắm
được, miệng méo cùng bên với mắt, uống nước trào ra, không huýt sáo được, toàn
thân sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù.
Phương pháp điều trị: khu phong tán hàn, hoạt lạc (hoạt huyết, hành khí).
Dùng một trong các bài thuốc:
Một số bài thuốc chữa liệt dây thần kinh số 7
Bài 1: ké đầu ngựa 12g, tang ký sinh 12g, quế chi 0,8g, bạch chỉ 0,8g, kê huyết
đằng 12g, ngưu tất 12g, uất kim 0,8g, trần bì 0,8g, hương phụ 0,8g. Sắc uống ngày
1 thang.
Bài 2; (Đại tần giao thang): khương hoạt 8g, độc hoạt 8g, tần giao 8g, bạch chỉ 8g,
ngưu tất 12g, đương quy 8g, thục địa 12g, bạch thược 0,8g, xuyên khung 8g, đảng
sâm 12g, phục linh 8g, cam thảo 6g, bạch truật 12g, hoàng cầm 8g. Sắc uống ngày 1 thang
– Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do nhiễm khuẩn: Y học cổ truyền gọi trúng phong nhiệt ở kinh lạc.
Bài 3: Triệu chứng người bệnh mắt nhắm không khít, miệng méo cùng bên với mắt, ăn cơm vãi, uống nước trào ra, không huýt sáo được, sợ gió, sợ nóng, toàn thân sốt, rêu lưỡi dầy, trắng, mạch phù sác. Sau khi hết sốt, bệnh nhân chỉ còn tình trạng liệt dây VII ngoại biên.
Phương pháp điều trị: khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (khi có sốt), khu phong, bổ
huyết, hoạt lạc (khi hết sốt). Dùng bài thuốc: Thổ phục linh 20g, ké đầu ngựa 10, kim ngân hoa 15g, bồ công anh 20g, xuyên khung 10g, đan sâm 15g, ngưu tất 15g sắc uống ngày 1 thang.
Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do sang chấn: Y học cổ truyền gọi ứ huyết ở kinh lạc.
Triệu chứng: người bệnh mắt nhắm không khít, miệng méo cùng bên với mắt, ăn cơm vãi, uống nước trào ra, không huýt sáo được.
Bài 4: Nguyên nhân do sang chấn như sau ngã, bị thương tích, sau mổ vùng hàm
mặt, xương chũm…
Phương pháp điều trị: Châm cứu kết hợp dùng thuốc uống (hoạt huyết, hành khí
Dùng bài thuốc: Trần bì 8g, đan sâm 15g, xuyên khung 10g, ngưu tất 15g, tô mộc 8g, uất kim 8g, chỉ xác 10g, hương phụ 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trong các nguyên nhân gây bệnh liệt dây số 7, ngoài dùng thuốc thì chúng ta cần kết hợp châm cứu bấm huyệt để tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân nhanh khỏi.
Thông tin tác giả
Phạm Thị Thu Hà
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...