Gan nhiễm mỡ và những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Gan nhiễm mỡ thường không trực tiếp gây nguy hiểm nhưng nếu không được xử lý kịp thời có thể gây suy giảm chức năng gan với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy, mắc gan nhiễm mỡ phải làm sao? Hãy cùng Đông Y Sơn Hà tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Xem nhanh
1. Tìm hiểu về gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ quá nhiều trong mô gan có thể gây viêm. Thông thường gan chỉ chứa một lượng chất béo nhỏ, nếu chất béo vượt quá 10% sẽ gây trở ngại trong các hoạt động của gan.Tình trạng gan nhiễm mỡ có thể gặp phải ở bất cứ ai, đặc biệt là những người có thói quen uống rượu bia thường xuyên, béo phì, suy tuyến yên, suy giáp, đái tháo đường, hay béo phì,... Gan nhiễm mỡ được chia thành 3 giai đoạn, bao gồm:
- Gan nhiễm mỡ độ 1: Nhẹ, ít nguy hiểm và thường khó phát hiện. Lượng mỡ chiếm 5-10% tổng trọng lượng gan. Nếu phát hiện kịp thời có thể chữa khỏi.
- Gan nhiễm mỡ độ 2: Giai đoạn tích tụ, nuôi bệnh. Lượng mỡ chiếm 10-20% trọng lượng gan với các biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn,... Tình trạng này rất nhanh trở nặng và chuyển biến sang giai đoạn 2.
- Gan nhiễm mỡ độ 3: Đây là giai đoạn cuối cùng, lượng mỡ chiếm đến 20-30% tổng trọng lượng gan với những cơn đau tức hạ sườn bên phải, vàng da, mắt, xuất hiện u mạch nổi trên da, mệt mỏi, chán ăn và sụt cân nhanh chóng. Ngoài ra bạn có thể bị rối loạn nội tiết tố. Nam có thể phát triển tuyến vú, cương dương. Nữ thường bị rối loạn kinh nguyệt, tắc rong kinh.
Xem thêm: Men gan cao có nguy hiểm không? Khắc phục men gan cao hiệu quả như thế nào?
2. Dấu hiệu gan nhiễm mỡ
Người bị gan nhiễm mỡ tùy từng giai đoạn sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Trong giai đoạn đầu thường khó nhận biết vì hầu như không có dấu hiệu bất thường nào. Hãy chú ý những triệu chứng dưới đây để sớm phát hiện các dấu hiệu gan nhiễm mỡ, suy gan:- Nước tiểu sẫm màu, vàng, phân trắng.
- Gan to, bụng to, đau bụng.
- Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh chóng.
- Buồn nôn, nôn.
- Vàng da, vàng mắt.
- Ngứa ngáy, nổi mề đay, dị ứng.
- Giãn nở mạch máu dưới da.
- Xuất huyết tiêu hóa.
- Phù chân.
3. Nguyên nhân khiến gan nhiễm mỡ
Nguyên nhân chính gây gan nhiễm mỡ chủ yếu đến từ thói quen sử dụng nhiều rượu bia và thức uống có cồn trong thời gian dài gây tổn thương gan, làm suy giảm chức năng chuyển hóa mỡ của gan. Ngoài ra, tình trạng này cũng liên quan đến một số vấn đề về sức khỏe như nhiễm virus viêm gan hay rối loạn chuyển hóa.
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ như:
- Béo phì, thừa cân.
- Nhiễm virus viêm gan.
- Tăng huyết áp.
- Nồng độ Cholesterol trong máu cao.
- Sụt cân nhanh.
- Tiểu đường loại 2.
- Chứng ngưng thở khi ngủ.
- Suy giáp, suy tuyến yên.
- Tác dụng phụ của dược phẩm.
- Hội chứng buồng trứng đa nang.
- Phụ nữ tiền mãn kinh.
- Người cao tuổi.
Xem thêm: Bật mí cách giải độc gan, hết mụn tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất
4. Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Gan nhiễm mỡ không trực tiếp gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời thì có thể dẫn đến các biến chứng gan và các tình trạng khác gây suy giảm chức năng gan.Gan nhiễm mỡ có thể gây nên một số biến chứng như:
- Viêm gan: Mỡ bao phủ các tế bào gan gây suy giảm chức năng gan. Gan bị viêm, tổn thương.
- Xơ hóa gan: Gan cố ngăn chặn những tổn thương đang xảy ra sẽ tạo nên các vùng sẹo - xơ hóa. Tình trạng viêm lan rộng sẽ khiến xơ hóa tiếp tục phát triển.
- Ung thư gan: Gan nhiễm mỡ âm thầm tiến triển và nặng hơn sẽ gây xơ gan, nguy hiểm hơn là ung thư gan do viêm gan trong thời gian dài.
- Suy gan: Gan bị suy giảm chức năng và khó phục hồi.
- Các vấn đề về tim mạch.
- Hội chứng chuyển hóa.
- Đái tháo đường loại 2.
5. Gan nhiễm mỡ phải làm sao?
Hiện nay vẫn chưa có dược phẩm đặc trị dành cho người mắc gan nhiễm mỡ. Cách phương pháp khắc phục hiện tại chỉ giúp giảm những ảnh hưởng và ngăn ngừa tình trạng trở nên nặng hơn. Tuy nhiên sớm phát hiện và khắc phục kịp thời thì rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.- Giảm cân: Người bị béo phì, thừa cân bắt buộc phải giảm cân an toàn, khoa học để cải thiện đề kháng Insulin và giảm tổn thương gan. Tuyệt đối không được giảm cân cấp tốc khiến tình trạng gan nhiễm mỡ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Cân nhắc sử dụng Vitamin E: Nếu bạn không mắc các vấn đề sức khỏe khác thì có thể cân nhắc sử dụng Vitamin E để cải thiện tình trạng viêm. Những bệnh nhân nam có tiền sử hoặc gia đình có người từng mắc ung thư tiền liệt tuyến thì không được sử dụng. Tốt nhất hãy nói rõ tình trạng sức khỏe, tiền sử với bác sĩ để được tư vấn sử dụng an toàn, hiệu quả.
- Kiểm soát rối loạn Lipid máu
- Tiêm phòng virus viêm gan A, B, C phòng tránh các nguy cơ gây tổn thương gan.
6. Mẹo dân gian chữa gan nhiễm mỡ
Tình trạng gan nhiễm mỡ có thể cải thiện nhờ những dược liệu dân gian giúp mát gan, tăng cường sức khỏe. Một số mẹo dân gian chữa gan nhiễm mỡ hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:6.1 Chữa gan nhiễm mỡ với mướp đắng
Mướp đắng giúp thanh nhiệt, làm mát và giải độc gan hiệu quả. Chất xơ trong mướp đắng có tác dụng trung hòa chất béo, ức chế quá trình hấp thu cholesterol vào máu, tăng thải độc gan, tăng cường chức năng gan,...Cách sử dụng: Chế biến thành các món ăn, uống ép nước, hay pha trà với mướp đắng sao khô uống 2-3 lần/ ngày.
6.2 Bồ công anh trị gan nhiễm mỡ
Cây bồ công anh có chứa lượng lớn chất oxy hóa, giúp thanh độc, bảo vệ gan và tăng cường chuyển hóa mỡ trong gan.Cách dùng:
- Sắc nước với 30g rễ bồ công anh, uống 2-3 lần/ ngày.
- Hãm nước khoảng 8 bông hoa bồ công anh tươi với 300ml nước trong 15 phút, uống trong ngày.
6.3 Atiso chữa gan nhiễm mỡ
Atiso được dùng như một vị trà thường được dùng để thanh nhiệt, giải độc gan. Bạn có thể dùng nụ hoa atiso khô đun nước để nguội uống khoảng 2 cốc/ ngày.6.4 Nhân trần khắc phục gan nhiễm mỡ
Nhân trần là loại dược liệu có vị đắng, tính bình, giúp trừ thấp, thanh nhiệt, trị viêm gan, vàng da, gan nhiễm mỡ hiệu quả. Hãy pha trà nhân trần uống hàng ngày để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.6.5 Mẹo dân gian trị gan nhiễm mỡ với nghệ
Củ nghệ có chứa hoạt chất curcumin có tác dụng giảm nồng độ leptin gây xơ gan, giảm quá trình phá hủy gan. Bạn có thể dùng 1/2 thìa cà phê tinh bột nghệ pha với nước ấm hoặc sữa nóng uống 2 lần/ ngày. Hãy thực hiện đều đặn khoảng 2 tuần để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.Xem thêm: Bài thuốc quý cho người bị viêm gan từ cây nhân trần
7. Gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Người mắc gan nhiễm mỡ nên sử dụng các loại thực phẩm như:- Rau củ quả: Chứa nhiều chất chống oxy hóa, giàu chất xơ giúp ngăn ngừa việc tích tụ mỡ trong gan, giảm cholesterol trong máu, tốt cho người bị gan nhiễm mỡ.
- Các loại thảo dược thiên nhiên như trà xanh, lá xen, Atiso,... có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát gan.
- Dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu mè có chứa các axit béo không no, có thể làm giảm cholesterol, kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.
- Các loại cá tươi cung cấp protein, có chứa ít chất béo, giàu axit omega-3.
- Bổ sung đạm từ trứng, sữa, thịt, cá và các loại đậu đỗ,...
8. Gan nhiễm mỡ kiêng gì?
Người mắc gan nhiễm mỡ cũng cần lưu ý hạn chế những thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Rượu bia, đồ uống có cồn - Tác nhân chính gây tổn thương và suy giảm chức năng gan.
- Mỡ động vật, chất béo có chứa axit béo no, có thể tái tạo Cholesterol.
- Hoa quả chứa hàm lượng Fructose cao như vải, việt quất, nho khô, lựu, chà là,...
- Gia vị cay nóng như gừng, tiêu, tỏi, ớt,...
- Thực phẩm giàu cholesterol như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán, trứng lộn,...
- Giảm các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò,.. chứa nhiều protein khiến gan phải hoạt động nhiều.
9. Cách phòng ngừa gan nhiễm mỡ
Ngay cả khi những dấu hiệu gan nhiễm mỡ đã không còn xuất hiện bạn vẫn cần tái khám định kỳ và thực hiện những cách phòng ngừa hiệu quả như:- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học với dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường chất xơ và protein tốt, hạn chế chất béo, giảm lượng đường và tinh bột.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, duy trì cân nặng phù hợp.
- Cẩn trọng khi sử dụng các loại thảo dược không rõ nguồn gốc, thực phẩm chức năng.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh.