Huyết áp thấp có thực sự nguy hiểm? Các phòng tránh tụt huyết áp
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Huyết áp thấp rất thường xảy ra khi bạn không chú ý đến các vấn đề về chế độ ăn uống hay sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bởi vậy, khi phát hiện ra các dấu hiệu tụt huyết áp, hãy tìm đến sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế.
Xem nhanh
1. Huyết áp thấp là gì?
Huyết áp thấp là tình trạng chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg (chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg/ huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60mmHg). Huyết áp thấp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng khi các chất dinh dưỡng vào occy không được cung cấp đến tim, não và các cơ quan khác.Tình trạng tụt huyết áp có thể phân thành 2 loại bao gồm: tụt huyết áp mãn tính và tụt huyết áp đột ngột.
Tụt huyết áp mãn tính:
Huyết áp thường xuyên ở mức nhỏ hơn 90mmHg đối với huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg.
Tụt huyết áp đột ngột:
- Huyết áp thấp thế đứng: Khi đột ngột đứng lên có thể gây nên tình trạng hạ huyết áp giảm từ 20 mmHg với huyết áp tâm thu và từ 10mmHg với huyết áp tâm trương trong khoảng 3 phút.
- Tụt huyết áp sau khi ăn: Thường xảy ra sau 1-2 giờ khi ăn. Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người mắc các vấn đề thần kinh tự chủ, huyết áp cao.
- Tụt huyết áp qua trung gian thần kinh: Hạ huyết áp khi đứng trong thời gian dài, xảy ra cả với trẻ em và người lớn.
Xem thêm: Sụp mí do tai biến có biểu hiện gì?
2. Triệu chứng tụt huyết áp
Tình trạng tụt huyết áp có thể gây nên cảm giác khó thở, chóng mặt, ngất xỉu, thay đổi nhịp tim,.. Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng tụt huyết áp mà bạn cần lưu ý bao gồm:- Hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột.
- Đau đầu dữ dội, thường nặng hơn ở vùng đỉnh đầu, nặng hơn gây đau tê nhức.
- Mất ý thức đột ngột, ngất xỉu.
- Thiếu oxy và các chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến khả năng tập trung, gây lú lẫn.
- Mất thính giác, giảm thị lực, nhìn mờ, méo mó.
- Xuất hiện cảm giác buồn nôn, nôn.
- Da lạnh, tê cóng, nhợt nhạt.
- Nhịp tim nhanh, nhịp thở nông, gấp.
- Mệt mỏi, suy nhược, chân tay tê buồn rời rã thiếu sức sống.
- Tâm trạng buồn bã, uể oải, dễ trầm cảm.
- Cơ thể phát tín hiệu thiếu nước, cảm giác khát.
- Hành động bất thường, kích động
- Đau ngực
- Da khô, sần sùi
- Nhức đầu, cứng cổ
- Tiêu chảy
3. Nguyên nhân tụt huyết áp
Huyết áp thấp có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, tuy nhiên xu hướng phổ biến thường ở những người lớn tuổi từ 50-70 tuổi. Một số nguyên nhân có thể gây nên tình trạng tụt huyết áp phải kể đến như:- Rối loạn nội tiết tố, các vấn đề về tuyến giáp, tuyến thượng thận.
- Tác dụng phụ của các loại dược phẩm lợi tiểu, chống trầm cảm, gây tê sau phẫu thuật,...
- Mắc các vấn đề về tim mạch: rối loạn nhịp tim, suy tim, hở van tim,...
- Chế độ ăn uống không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, thiếu vitamin B12, hay axit Folic có thể gây thiếu máu, tụt huyết áp.
- Trong thai kỳ hệ thống tuần hoàn mở rộng khiến thai phụ dễ bị huyết áp thấp. Tuy nhiên vấn đề này thường không quá đáng lo.
- Thay đổi tư thế đột ngột khi đang ngồi, nằm.
- Sau khi ăn ruột cần tăng cường máu để tiêu hóa gây tụt huyết áp.
- Các hoạt động như nuốt, ho hay đi vệ sinh gây kích thích thần kinh phế vị có thể gây hạ huyết áp.
- Thường xuyên sử dụng rượu bia.
4. Huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào?
Huyết áp thấp tưởng chừng không quá nghiêm trọng nhưng thực tế nó vô cùng nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng- Ảnh hưởng đến não bộ, hệ thần kinh khiến bạn mất ngủ, lâu dài có thể dẫn tới suy giảm trí nhớ, gây nguy cơ nhồi máu não.
- Suy giảm chức năng sinh lý làm suy giảm ham muốn, khô teo âm đạo, hay tiền mãn kinh sớm.
- Đột quỵ
- Cơ thể choáng, sốc, não bị tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn không thể phục hồi dẫn đến tử vong.
- Suy tim khiến tim đập nhanh, gây choáng, ngất, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực,...
- Suy thận ảnh hưởng đến chức năng thanh lọc và đào thải các chất cặn bã.
5. Biến chứng hạ huyết áp
Tình trạng tụt huyết áp thường xuyên không được khắc phục kịp thời rất nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong. Trong các trường hợp sốc, sốc tối cấp có thể gây suy đa cơ quan, với nhiều biến chứng nguy hiểm như:- Sốc phân tán khiến mạch máu mất sức gây cản trở tim không đủ bơm bù máu thường bao gồm sốc phản vệ, sốc nhiễm trùng.
- Sốc giảm thể tích khi tổng thể tích máu giảm, tim không đảm bảo bơm hiệu quả.
- Sốc do tắc nghẽn trong hệ thống tim mạch khiến tim không thể bơm máu hiệu quả, ngăn ngừa lưu thông gây tắc phổ, căng phồng tĩnh mạch khiến tiếng tim yên lặng.
- Sốc tim dẫn đến các vấn đề tim mạch như nhịp tim thấp, đầu chi và da kho mát.
Xem thêm: Tai biến mạch máu não là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả
6. Làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ?
Tình trạng tụt huyết áp đột ngột có thể khiến bạn hoang mang không biết nên làm gì. Khi gặp tình trạng này, trước hết hãy bình tĩnh dừng lại tất cả các hành động của mình, nằm xuống, mang vớ, nâng cao chân để thúc đẩy tuần hoàn máu.Sau đó, bạn cần uống thật nhiều nước lọc bổ sung thêm một ly nước điện giải, hay tách trà nóng để giúp ổn định huyết áp.
Bạn cũng có thể sử dụng thức ăn chứa nhiều muối để cải thiện tình trạng này bởi lượng muối dư sẽ giúp tăng huyết áp nhanh chóng.
Để phòng ngừa tình trạng tụt huyết áp đột ngột, hãy ngủ sớm, đủ giấc, luôn giữ ấm cơ thể khi ngủ, kê gối thấp, không ra ngoài khi trời nắng gắt và tránh việc thay đổi tư thế đột ngột,...
7. Tụt huyết áp nên ăn gì?
Với những tình trạng tụt huyết áp thông thường,bạn nên bổ sung một số thực phẩm giúp ổn định huyết áp như:- Bổ sung muối: uống nước muối pha loãng hoặc ăn một món mặn.
- Hạnh nhân, nho khô,...
- Rễ cam thảo
- Thực phẩm giàu vitamin B12 như thịt gà, trứng, cá như cá ngừ hay cá hồi,...
- Thực phẩm giàu Folate - Vitamin B9 có trong bông cải xanh, măng tây, gan, hay các loại đậu: đậu xanh, đậu lăng,...
- Nước ép trái cây
- Thức uống như trà gừng, nước dừa, cà phê,...
8. Cách phòng ngừa huyết áp thấp
Huyết áp thấp không được lưu ý về chế độ chăm sóc, sinh hoạt hàng ngày có thể gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng. Bởi vậy, bạn cần lưu ý một số cách phòng ngừa như sau:
Chế độ sinh hoạt hàng ngày
- Thay đổi tử thế từ từ, chậm rãi khi đứng lên từ tư thế ngồi hoặc nằm.
- Kê gối thấp, để chân cao khi nằm ngủ.
- Hạn chế việc ngồi, đứng quá lâu trong một tư thế.
- Đeo tất để luôn giữ ấm cho chân.
- Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, sinh hoạt điều độ, đảm bảo ngủ đủ giấc (7-8 tiếng/ ngày)
- Luôn giữ cho tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh những cảm xúc lo lắng, sợ hãi.
- Tập thể dục nhẹ nhàng từ 10-15 phút mỗi ngày. Tuy nhiên tránh ra ngoài khi nhiệt độ ngoài trời đang cao.
- Tắm nước nóng để tăng cường lưu thông máu nhưng không nên tắm quá lâu.
Chế độ ăn uống
- Nên ăn mặn hơn bình thường, khoảng 10-15g muối/ngày.
- Ăn đủ bữa, đủ chất, đặc biệt là bữa sáng. Hạn chế các thực phẩm giàu tinh bột.
- Bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin C, protein hay các loại vitamin B có lợi.
- Hạn chế dùng các thực phẩm lợi tiểu như râu ngô, bí ngô, dưa hấu, rau cải,...
- Uống đủ 2 lít nước/ ngày.
- Chia nhỏ các bữa ăn, nghỉ ngơi hợp lý sau khi ăn.
- Hạn chế sử dụng rượu bia.