0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Những biến chứng khôn lường của quai bị và cách phòng ngừa

Tác giả:
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Quai bị do virus Paramyxovirus gây ra, có khả năng lây truyền nhanh chóng qua đường hô hấp. Tuy có bản chất là lành tính nhưng nếu không được sớm phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu những biến chứng khôn lường của bệnh quai bị và cách phòng ngừa.
Xem nhanh

1. Quai bị là gì?

Quai bị (cách gọi khác là bệnh viêm tuyến mang tai) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây nhiễm trực tiếp qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần với bệnh nhân qua tuyến nước bọt khi ho, hắt hơi hoặc khi nói. 
 
 Quai bị là gì?


Thống kê toàn cầu cho thấy, quai bị thường gặp hơn ở những vùng dân cư đông đúc, nơi có khí hậu mát lạnh thường xuyên và những khu vực có đời sống thấp.

Ở nước ta, quai bị rất phổ biến, thường gặp ở các mùa trong năm, hay bùng phát thành cụm dịch vừa và nhỏ. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 4/10.000, bệnh tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên. Tỷ lệ tử vong do mắc quai bị không cao, tuy nhiên có không ít trường hợp gặp biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm nhiều tuyến và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Xem thêm: Cách chăm sóc và phòng ngừa sẹo thuỷ đậu hiệu quả

2. Nguyên nhân gây quai bị

Quai bị hình thành do Mumps virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Virus này có thể lây qua đường hô hấp trong quá trình ăn uống và khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh khi giao tiếp, hắt hơi và ho. 
 
Nguyên nhân gây quai bị

Virus quai bị có thể tồn tại bên ngoài cơ thể trong khoảng từ 30 đến 60 ngày ở nhiệt độ từ 15 - 200 độ C. Có thể tiêu diệt virus ở nhiệt độ 560 độ C hoặc xử lý bằng các loại hóa chất diệt khuẩn.

Virus quai bị phát triển nhanh chóng trong huyết thanh khoảng 12-15 ngày sau khi nhiễm và lây lan đến các cơ quan khác. Thời gian lây khoảng 6 ngày trước khi bùng phát sưng tuyến mang tai cho đêns 2 tuần sau khi có các dấu hiệu bệnh lý.

3. Cách nhận biết bệnh quai bị 

Nhận biết quai bị qua các triệu chứng thường gặp sau:
  • Sốt cao đột ngột;
  • Đau cơ, nhức mỏi toàn thân;
  • Đau đầu;
  • Buồn nôn;
  • Chán ăn;
  • Sau khi sốt 1-3 ngày, tuyến nước bọt bắt đầu sưng tấy và đau nhức, có thể sưng ở một hoặc cả hai bên khiến khuôn mặt bị biến dạng, khó nuốt, khó nhai.
  • Một số trường hợp khác có thể bị sưng bìu và đau tinh hoàn

Một tuần sau khởi phát các triệu chứng, bệnh nhân sẽ thấy giảm sưng đau tuyến mang tai, các triệu chứng đau đầu, đau họng cũng thuyên giảm và dần biến mất.

Ngoài ra, một số trường hợp triệu chứng quai bị biểu hiện bên ngoài tuyến nước bọt làm cho hệ thần kinh bị tổn thương gây ra các hiện tượng sau:
  • Viêm não: Gây sốt cao, lạnh người, nôn ói, nhức đầu, đau bụng, da bìu đỏ. tinh hoàn cứng.
  • Viêm tuỵ cấp: không có dấu hiệu đặc trưng, nếu bị nặng sẽ phát triển các nang giả kèm theo các triệu chứng đau bụng, sốt cao, truỵ mạch,..
  • Viêm màng não: xuất hiện sau viêm tuyến mang tai cùng với các biểu hiện nôn ói, sốt cao, cổ cứng, co giật,..

Các biểu hiện của bệnh quai bị gần giống với sưng tuyến nước bọt và hạch bạch huyết do cúm. Một số trường hợp quai bị không có dấu hiệu đặc trưng hoặc chỉ xuất hiện một vài triệu chứng.

4. Những biến chứng khôn lường khi mắc quai bị

Quai bị tuy lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có nguy cơ cao dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng điển hình của quai bị:
 
Những biến chứng khôn lường khi mắc quai bị

4.1 Viêm tinh hoàn

Biến chứng này thường gặp hơn ở trẻ nhỏ, số ít ở thanh thiếu niên và người trưởng thành. Khi gặp biến chứng viêm tinh hoàn do quai bị, người bệnh sẽ thấy tinh hoàn sưng to gấp 2-3 lần bình thường, kèm theo tình trạng đau bìu, sốt cao, mệt mỏi. Đáng lo ngại nhất, viêm tinh hoàn dẫn đến teo tinh hoàn là nguy cơ lớn dẫn đến vô sinh.

Xem thêm: Tác dụng thần kỳ của thịt dê trong Đông Y, có thể bạn chưa biết?

4.2 Viêm não, viêm màng não

Virus quai bị khi vào cơ thể có thể tấn công hệ thần kinh trung ương làm tăng nguy cơ gây viêm não và viêm màng não. Người lớn thường dễ gặp biến chứng này hơn là trẻ em.

4.3 Viêm buồng trứng

Người mắc quai bị sẽ có các biểu hiện đau bụng âm ỉ, rong kinh, khí hư ra nhiều bất thường và có mùi hôi. Viêm buồng trứng do quai bị nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến viêm buồng trứng mạn tính, u nang ống dẫn trứng, u nang buồng trứng,dính buồng trứng, tắc vòi trứng,....ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ.

4.4 Điếc vĩnh viễn

Rất ít trường hợp gặp biến chứng điếc vĩnh viễn. Biến chứng này thường chỉ xảy ra trong giai đoạn đầu của bệnh do virus quai bị làm tổn thương ốc tai. 

Ngoài ra, một số các biến chứng nguy hiểm khác do quai bị gây ra như: Viêm tụy cấp, viêm cơ tim, viêm hô hấp, viêm tuyến giáp,...Phụ nữ mang thai trong giai đoạn từ 12 tuần đến 16 tuần có nguy cơ bị sảy thai cao.

5. Quai bị kiêng gì để mau khỏi?

Hiện nay, quai bị chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu vẫn là điều trị hỗ trợ, chăm sóc và phòng ngừa biến chứng. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý để mau khỏi bệnh. Vậy người mắc quai bị cần kiêng gì?
  • Đồ chua cay: Một trong những thực phẩm cần hạn chế trong quá trình chữa quai bị là đồ ăn chua cay. Các món ăn chua cay sẽ khiến cho tuyến nước bọt phải hoạt động nhiều trong khi tuyến nước bọt đang bị sưng viêm. Sử dụng quá nhiều đồ chua cay khi mắc quai bị khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, thời gian điều trị kéo dài.
  • Đồ nếp: các món ăn từ đồ nếp như bánh chưng, bánh trôi, xôi có thể khiến các chỗ sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Người mắc quai bị thường có dấu hiệu mệt mỏi, sưng đau, chán ăn,..Nên chế biến các món ăn mềm dễ ăn. Thêm vào đó, cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày các món ăn nhiều rau xanh và các món làm từ đậu, đỗ.
  • Kiêng ra gió: Hạn chế đi ra trời gió để tránh bệnh diễn biến phức tạp hơn. Bởi trong thời gian mắc bệnh, hệ miễn dịch và cơ thể yếu đi, khó có thể chống chọi được với sự tấn công từ gió lạnh.

6. Phòng ngừa quai bị hiệu quả 

Quai bị có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Hơn thế, bệnh này chưa có thuốc đặc trị, vì vậy phòng ngừa là giải pháp tối ưu để bảo vệ sức khoẻ:
 
Phòng ngừa quai bị hiệu quả 
  • Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng vacxin kết hợp sởi - quai bị - rubella. Các vacxin được nghiên cứu an toàn có hiệu quả cao, bảo vệ đạt tới 95% và miễn dịch có thời hạn dài lâu.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch kháng khuẩn khác.
  • Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng, thường xuyên vệ sinh khử trùng các vật dụng, đồ chơi cho trẻ.
  • Hạn chế tiếp xúc gần với người mắc quai bị.
  • Xây dựng thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà bông
  • Hạn chế đến nơi đông người, có nguy cơ lây bệnh cao
  • Khi có các dấu hiệu mắc quai bị cần đến ngay có sở y tế gần nhất để được thăm khám và có biện pháp xử lý phù hợp tránh những biến chứng nguy hiểm.
Quai bị có thể gây ra những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ bị biến chứng hãy chủ động phòng ngừa và bảo vệ sức khoẻ của cơ thể ngay từ hôm nay. Nếu phát hiện các dấu hiệu mắc quai bị hãy liên hệ với phòng khám Đông Y Sơn Hà qua hotline 0989.116.118 để được tư vấn nhanh chóng và hỗ trợ kịp thời.

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>