Tìm hiểu về thuỷ đậu? Cách chăm sóc và phòng ngừa sẹo thuỷ đậu hiệu quả
Tác giả: Phạm Thị Thu Hà
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Thuỷ đậu hay được gọi là bệnh trái rạ, là loại bệnh lây nhiễm được gây ra bởi virus Varicella-Zoster. Thuỷ đậu khá lành tính, không gây ra các dấu hiệu nghiêm trọng ngoài những mụn nước, tuy nhiên nếu không được chữa đúng cách thì có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như nhiễm trùng da, trùng huyết,...Thuỷ đậu dễ xuất hiện vào mùa hè, xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi trẻ em. Cùng tìm hiểu cách chăm sóc và phòng ngừa thuỷ đậu hiệu quả qua bài viết dưới đây!
Xem nhanh
1. Tổng quan về thuỷ đậu
Thuỷ đậu là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính, tác nhân chính gây ra thuỷ đậu là do virus Varicella - Zoster. Virus Varicella là nguyên nhân điển hình gây ra thuỷ đậu trên cơ thể trẻ nhỏ và gây ra bệnh zona ở người lớn. Loại virus này sau khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gia tăng số lượng tại niêm mạc đường hô hấp trên và tế bào biểu mô.Thuỷ đậu thường xảy ra nhiều trên cơ thể trẻ em, có đến 90% người bị thuỷ đậu là trẻ trong độ tuổi từ 1-14 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay các y tế phát triển mạnh mẽ, trẻ em được tiêm phòng thuỷ đậu từ rất sớm nên hạn chế đáng kể số ca nhiễm thuỷ đậu.
Thuỷ đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt với trẻ sơ sinh và các đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch thường có các biểu hiện nghiêm trọng cần được chú ý nhiều hơn. Vì thế, việc trang bị những kiến thức về chăm sóc và phòng ngừa thuỷ đậu là vô cùng cần thiết.
2. Các dấu hiệu thuỷ đậu
Ở giai đoạn đầu khi virus Varicella - Zoster bắt đầu xâm nhập vào cơ thể, thường sẽ không xuất hiện triệu chứng nào. Sau khoảng 2-3 tuần khi tiếp xúc với mầm bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện các mụn nước trên da niêm mạc, ngứa do nhiễm trùng, phát ban, ban mọc thành nhiều đợt cách nhau khoảng 3 ngày. Thuỷ đậu sẽ diễn biến trong khoảng từ 5 - 10 ngày. Một số dấu hiệu thường gặp ở người bị thuỷ đậu là đau đầu, sốt, mệt, chán ăn/ăn không ngon, khó chịu trong người,....Thuỷ đậu hình thành-phát triển qua 4 giai đoạn với những biểu hiện khác nhau:
2.1 Ủ bệnh
Giai đoạn ủ bệnh sẽ kéo dài trong khoảng từ 10-14 ngày kể từ khi nhiễm mầm bệnh (virus Varicella - Zoster) đến khi cơ thể phát bệnh. Trong giai đoạn này, cơ thể sẽ không xuất hiện dấu hiệu đặc trưng nào nên rất khó phát hiện.2.2 Khởi phát
Giai đoạn khởi phát, cơ thể sẽ dần xuất hiện các biểu hiện nhức đầu, mệt mỏi toàn thân, sốt nhẹ, viêm họng, nổi hạch sau tai, phát ban.2.3 Toàn phát
Giai đoạn toàn phát sẽ biểu hiện rõ nét nhất tình trạng thuỷ đậu thông qua các mụn nước hình tròn với đường kính khoảng 2mm mọc trên khắp cơ thể. Người mắc thuỷ đậu lúc này sẽ có dấu hiệu sốt và hình thành các ban đỏ. Ban đỏ mới đầu sẽ xuất hiện chủ yếu ở vùng đầu mặt, sau đó sẽ lan xuống vùng thân và tiến đến các chi. Ở các vùng ít tì đè như vùng mạng sườn hay vùng liên bả thì tổn thương ban xuất hiện nhiều hơn, vùng 2 chi tổn thương hạn chế hơn, đặc biệt lòng bàn tay và lòng bàn chân rất hiếm gặp tổn thương.Phát ban thường kéo dài khoảng 3 ngày, một số trường hợp sẽ xuất hiện các chấm sẩn nhỏ màu đỏ trên thân (cũng là một trong các biểu hiện của phát ban). Cơ thể sau khi phát ban sẽ hình thành các mụn nước. Mụn nước có dạng giọt nước/giọt sương và có quầng đỏ xung quanh, gây cảm giác ngứa cho người mắc.
Trong giai đoạn này, người bị thuỷ đậu có thể gặp những triệu chứng điển hình là sốt cao, viêm họng, hạch sưng (trường hợp nhiễm trùng).
2.4 Hồi phục
Sau khoảng từ 7 - 10 ngày, mụn nước sẽ vỡ ra, khô lại và đóng vảy, vùng da non dần hình thành là dấu hiệu bệnh đang phục hồi. Khi mụn nước xuất hiện thì tiến triển của mụn nước lúc đầu có dịch màu trong, sau chuyển vàng và khô dần rồi đóng vảy tiết. Vảy tiết xuất hiện trong khoảng 4 - 5 ngày, và tiến đến giai đoạn lành bệnh.Đây là giai đoạn cần vệ sinh chăm sóc cẩn thận để tránh nhiễm trùng gây tổn thương sâu. Nên kết hợp sử dụng các loại kem trị thâm sẹo để đánh tan vùng sẹo rỗ do các vết thương từ thuỷ đậu để lại.
Xem thêm: Bài thuốc quý cho người bị viêm gan từ cây nhân trần
3. Thuỷ đậu có lây không?
Thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ người này qua người kia đặc biệt thuận lợi trong điều kiện thời tiết ẩm nồm. Thông qua tiếp xúc trực tiếp với vùng phát ban hoặc lây lan qua không khí từ các giọt nước bọt tiết từ đường hô hấp (hắt hơi, ho, nói chuyện) hoặc lây từ chất dịch ở nốt phỏng.Đối với bà bầu bị thuỷ đậu 5 ngày trước sinh hoặc 2 ngày sau sinh có thể lây truyền thuỷ đậu từ mẹ sang con. Mẹ bầu bị thuỷ đậu khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, nghiêm trọng hơn là đe doạ đến tính mạng (chết lưu). Vì vậy, các mẹ bầu nên thường xuyên kiểm tra sức khoẻ để phát hiện và sớm có biện pháp xử lý kịp thời.
Ngoài ra, thuỷ đậu có thể lây truyền gián tiếp khi sinh hoạt, sử dụng chung đồ với người bị thuỷ đậu. Do đó, tránh dùng chung các vật dụng cá nhân như: khăn mặt. bàn chải đánh răng, ăn uống chung với người bị thuỷ đậu.
4. Những lưu ý khi chăm sóc bệnh thuỷ đậu
Ngoài việc tuân thủ theo chỉ dẫn của các chuyên gia y tế, cũng cần lưu ý đến chế độ sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ để tránh những tác hại xấu do thuỷ đậu gây ra.4.1 Chế độ sinh hoạt
Người bị thuỷ đậu cần có chế độ sinh hoạt và vệ sinh cá nhân như sau:- Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Thường xuyên cắt móng tay để ngăn ngừa nhiễm khuẩn thứ phát.
- Không mặc quần áo ẩm mốc, dùng quần áo khô thoáng dễ chịu để tránh mụn nước gây nhiễm trùng, ngứa ngáy toàn thân.
- Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng, tai mũi họng, giữ da luôn khô thoáng tránh gây vỡ mụn nước.
- Giữ môi trường sống thoáng đáng, hạn chế gió lùa.
- Không nên làm việc hay đến trường học để tránh những tổn thương tiếp xúc.
4.2 Bị thuỷ đậu nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất trọng trong quá trình phục hồi các tổn thương do thuỷ đậu gây ra. Dưới đây là một số thực phẩm nên ăn khi bị thuỷ đậu:- Chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, nên ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hoá như cháo gạo lứt, cháo đậu xanh, măng tây, khoai tây, cà rốt, rau ngót, rau dền, rau má, đậu đne, đậu đỏ,...
- Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C như chanh, cam, cà chua, dưa leo, dâu tây,...để tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, ngăn ngừa sẹo rỗ.
- Hạn chế các loại thức ăn nhiều dầu mỡ và thức ăn cay nóng như ớt, tiêu, tỏi, mù tạt,...
- Hạn chế các loại thịt quá nhiều đạm như thịt gà, lươn, thịt dê, tôm,...
4.3 Cách phòng ngừa sẹo thuỷ đậu
Trong một số trường hợp, người mắc thuỷ đậu không được chăm sóc đúng cách khiến cho những nốt thuỷ đậu có bội nhiễm vi khuẩn sẽ hình thành các vết thâm sẹo trên da, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ gương mặt.Tuỳ thuộc vào cơ địa và phương pháp chăm sóc da của mỗi người mà các tổn thương do thuỷ đậu gây ra sẽ hồi phục nhanh hay chậm. Dưới đây là cách phòng ngừa sẹo thuỷ đậu
- Không chà xát lên các nốt thuỷ đậu gây vỡ mụn.
- Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời, dùng kem chống nắng, áo chống nắng và mũ rộng vành để che chắn cơ thể.
- Uống nhiều nước và bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể.
- Không gãi, cạy hay nặn các nốt mụn nước.
Xem thêm: Sốt xuất huyết ở trẻ em là gì? Cách phòng ngừa và chăm sóc trẻ sốt xuất huyết
5. Một số loại lá tắm giúp hỗ trợ chữa thuỷ đậu hiệu quả
Thuỷ đậu kéo dài từ 15 - 20 ngày, do đó vệ sinh cơ thể đúng cách là điều vô cùng cần thiết để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm. Tắm rửa cơ thể sạch sẽ hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn có hại trên da. Đồng thời giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy, phát ban. Dưới đây là một số loại lá tắm mang lại nhiều hiệu quả khi bị thuỷ đậu:- Thuỷ đậu tắm lá chè: Với hàm lượng lớn chất oxy hoá cùng tannin và các vitamin có trong lá chè, sẽ giúp cải thiện tình trạng phát ban, làm dịu các nốt mụn và thúc đẩy quá trình phục hồi da.
- Thuỷ đậu tắm lá trầu không: Trong lá trầu không có các thành phần hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Do đó, người bị thuỷ đậu có thể dùng lá trầu không tắm để sát khuẩn, làm khô nhanh các nốt viêm giúp giảm ngứa và hạn chế tình trạng lây nhiễm hiệu quả.
- Thuỷ đậu tắm lá mướp đắng: Lá mướp đắng có công dụng tuyệt vời giúp tiêu viêm và giảm mụn hiệu quả. Sử dụng loại lá thảo dược này giúp cải thiện tình trạng ngứa, viêm loét da và giúp chóng lành vết thương.
Thông tin tác giả
Phạm Thị Thu Hà
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...