0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Thiếu máu ăn gì? Cách phòng ngừa thiếu máu hiệu quả

Tác giả:
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Thiếu máu có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, do nhiều yếu tố gây ra. Thiếu máu có thể xuất hiện dưới nhiều dạng bệnh lý khác nhau, ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sức khoẻ người bệnh. Vậy thiếu máu nên ăn gì để mau phục hồi sức khoẻ, cùng tìm hiểu ngay!
Xem nhanh

1. Thiếu máu là gì?

Thiếu máu biểu thị tình trạng số lượng hồng cầu và huyết sắc tố có trong máu ở dưới mức tiêu chuẩn. Huyết sắc tố (hay gọi là Hemoglobin) bản chất là một loại protein có thành phần giàu chất sắt, đảm nhận chức năng hỗ trợ hồng cầu vận chuyển oxy từ phổi đến mọi cơ quan trong cơ thể.
 
Thiếu máu là gì?

Hiện nay có thể phân loại độ thiếu máu dựa trên 4 nguyên tắc, mỗi cách phân độ sẽ có ứng dụng khác nhau trong việc xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp xử lý:

Phân độ tiêu chuẩn

Phân độ thiếu máu dựa trên lượng Hemoglobin đo được trong cơ thể. Để phân độ chính xác cần xét nghiệm công thức máu toàn phần. Kết quả xét nghiệm giúp phát hiện sớm nguy cơ tiến triển các bệnh về máu cùng các tình trạng rối loạn điển hình như: đông máu, ung thư máu, nhiễm trùng,...

Phân độ theo diễn tiến
  • Thiếu máu cấp tính: số lượng hồng cầu trong máu giảm nhanh đột ngột do xuất huyết cấp tính hoặc tan máu.
  • Thiếu máu mạn tính: do các vấn đề sức khoẻ kéo dài ảnh hưởng lớn đến quá trình tái tạo sản sinh hồng cầu.
  • Phân độ theo đặc điểm hồng cầu
  • MCV: là chỉ số huyết học biểu thị tình trạng thiếu máu do hồng cầu có hai dạng, thiếu máu hồng cầu to và thiếu máu hồng cầu nhỏ.
  • MCH: Chỉ số huyết học này biểu thị hai dạng thiếu máu là thiếu máu ưu sắc và thiếu máu nhược sắc.

Phân độ theo nguyên nhân
  • Tan máu: khi tốc độ các tế bào hồng cầu bị phá huỷ nhanh chóng hơn so với các tế bào hồng cầu được sản sinh. Tình trạng này chủ yếu dễ gặp ở người bị tan máu bẩm sinh, các đối tượng sử dụng penicillin hoặc thuốc chống sốt rét,...
  • Mất máu: Tình trạng này xảy ra khi cơ thể bị mất máu do tác động từ những tổn thương bên ngoài như chấn thương hoặc do những tổn thương bên trong như kinh nguyệt kéo dài hay xuất huyết dạ dày.
  • Suy giảm/ Rối loạn quá trình tạo máu: Cơ quan đóng vai trò sản xuất máu là tuỷ xương, do đó các đối tượng gặp các vấn đề bất thường ở tuỷ dễ dẫn đến thiếu máu đặc biệt là các trường hợp ung thư máu, sinh tuỷ, suy tuỷ xương,...

2. Thiếu máu nguy hiểm như thế nào?

Việc thiếu hụt tế bào hồng cầu hay huyết sắc tố có thể chỉ gây ra các dấu hiệu bất thường ở một khoảng thời gian ngắn và có thể phục hồi lại khi các quá trình trong cơ thể được cân bằng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp thiếu máu sẽ trở thành bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể. 

Thiếu máu gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ cơ thể như: hoa mắt chóng mặt thường xuyên, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, da xanh xao, sạm da, rụng tóc, tim đập nhanh,...

Bên cạnh đó, thiếu máu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
  • Suy giảm hoặc mất khả năng sinh hoạt, làm việc, một số trường hợp thường xuyên ngất xỉu đột ngột.
  • Thiếu máu kéo dài không được xử lý kịp thời và đúng cách dẫn đến suy giảm chức năng tim, rối loạn nhịp tim.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu bị thiếu máu sẽ tăng nguy cơ sinh non.
  • Thiếu máu có nguy cơ dẫn đến tử vong, đặc biệt trong các trường hợp mất máu đột ngột, cơ thể không thể kịp thời phục hồi trong thời gian ngắn.

Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục thiếu máu

3. Thiếu máu nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu. Đây cũng là giải pháp đơn giản, hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa và điều trị thiếu máu.
 
Thiếu máu nên ăn gì?

3.1 Thực phẩm giàu chất sắt

Một trong những nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng thiếu máu là do thiếu sắt. bởi Sắt là thành phần không thể thiếu trong quá trình sản sinh hồng cầu, có chức năng vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể.

Các loại hải sản có vỏ như sò, hàu, ốc, trai là nguồn thực phẩm giàu sắt. Loại động vật này chứa heme - iron là loại sắt dễ hấp thụ vào cơ thể, ngoài cung cấp lượng sắt cần thiết chúng còn giúp tăng hàm lượng cholesterol tốt cho hệ tim mạch.

Bên cạnh đó, các loại thịt đỏ như heo, bò,..hay các loại đậu, rau xanh như cải xoăn, chăn vịt, đậu xanh,... cũng là những loại thực phẩm chứa lượng sắt dồi dào.

3.2 Thực phẩm giàu vitamin B

Vitamin B như Vitamin B6, Vitamin B9, Vitamin B12 là một trong những thành phần quan trọng hỗ trợ quá trình sản sinh hồng cầu và biệt hóa nguyên bào hồng cầu. 

Các loại thịt đỏ như thịt bò hay thịt cừu là nguồn thực phẩm không chỉ giàu chất đạm và protein mà còn chứa nhiều vitamin B như Vitamin B2, B6 và B12. Các thực phẩm này giúp tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa thiếu máu và loãng xương.

Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ hay đậu nành chứa hàm lượng vitamin B9 rất cao. Những thực phẩm này còn là nguồn cung cấp thêm nhiều loại vitamin nhóm B khác như vitamin B1, B2, B5, B6 và B9 có tác dụng cải thiện hệ tim mạch, tăng cường tuần hoàn máu.

3.4 Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Các loại trái cây chứa hàm lượng vitamin C cao như cam, quýt, bưởi,... giúp kích thích quá trình hấp thụ sắt, qua đó mà duy trì lưu thông khí huyết bên trong cơ thể.

Một số loại thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin mà người thiếu máu cũng nên chú ý bổ sung vào thực đơn như:
  • Các loại hạt: Một số loại hạt giúp hỗ trợ quá trình lưu thông máu dễ dàng hơn như hạt vừng, hạt điều, hạt chia,...
  • Trứng: Thực phẩm giàu protein và chứa hàm lượng rất cao các loại vitamin cùng khoáng chất. Người bị thiếu máu nên bổ sung trứng vào thực đơn dinh dưỡng với liều lượng 3-4 quả trứng/ tuần.
  • Mật ong: Loại thực phẩm này giúp chất sắt có thể tích tụ nhiều trong cơ thể, do đó mà cơ thể có thể lấy lại lượng máu thiếu hụt nhanh chóng hơn. Hơn thế, mật ong còn giúp lượng huyết sắc tố được cân bằng.

Nhìn chung, dù chế độ ăn như thế nào cũng cần bảo đảm cung cấp một cách cân đối và đủ nhu cầu về dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. 

4. Thiếu máu không nên ăn gì?

Một số nhóm thực phẩm có thể ảnh hưởng, làm rối loạn máu mà người bị thiếu máu cần lưu ý tránh/ hạn chế khi sử dụng.

4.1 Thực phẩm giàu canxi

Những loại thực phẩm giàu canxi như hải sản, phô mai, sữa chua ,... sẽ giúp củng cố răng, xương, hay các chức năng thần kinh và đông máu. Hàm lượng canxi quá lớn sẽ gây trở ngại cho quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể. Đây là yếu tố bất lợi cho người bị thiếu máu.
 
Thiếu máu không nên ăn gì?

4.2 Thực phẩm có Tanin

Nhóm thực phẩm có Tanin như trà, cà phê, rượu,... là dạng polyphenol có nhiệm vụ tạo liên kết protein. Chúng có tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng lại dễ tạo nên tác dụng phụ phản ứng với sắt để sản sinh ra muối khó tan, ức chế quá trình tổng hợp và hấp thụ sắt.

4.3 Thực phẩm giàu Gluten 

Những loại thực phẩm giàu Gluten là bánh mì, mì ống, ngũ cốc,... có thể gây cản trwor cho quá trình tạo hồng cầu. Bởi Gluten sẽ gây suy giảm khả năng thành ruột hấp thụ sắt và axit Folic trong quá trình tạo tế bào hồng cầu cho máu. Người bị thiếu máu thường được khuyên cắt giảm bớt việc sử dụng các thực phẩm này để tránh những nguy cơ tiềm ẩn từ Gluten.

4.4 Thực phẩm chứa axit oxalic

Nhóm thực phẩm chứa axit oxalic như củ cải đường, khế, rau bina, đậu phộng,.. thường dễ bị bỏ quên. Đây là nhóm thực phẩm có thể hản ứng với canxi trong máu tạo kết tủa làm suy giảm sức khỏe của máu và hệ tim mạch, thậm chí có thể gây tắc nghẽn và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

4.5 Rượu bia

Rượu bia có thể khiến tình trạng thiếu máu trở nên tồi tệ hơn gây tổn thương đến các tế bào hồng cầu trong cơ thể, ức chế quá trình hấp thụ Folate, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản sinh hồng cầu,....

4.6 Món ăn chế biến quá kỹ

Người bị thiếu máu cần tăng cường bổ sung sắt trong cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Sắt có thể bổ sung qua một số thực phẩm như thịt lợn, cá, giá cầm, trứng hay các loại hạt,... Tuy nhiên nếu nấu quá kỹ, sắt sẽ bị nhiệt độ làm phân hủy, không tốt cho người thiếu máu.

5. Cần làm gì để phòng ngừa bệnh thiếu máu?

Thiếu máu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy cần làm gì để phòng ngừa tình trạng thiếu máu?
 
Cần làm gì để phòng ngừa bệnh thiếu máu?
  • Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin B và sắt.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất và kim loại có khả năng gây thiếu máu tán huyết.
  • Xây dựng thói quen sống lành mạnh, thường xuyên vận động các bài tập thể dục tăng cường sức đề kháng.
  • Khám sức khoẻ định kỳ để sớm phát hiện và can thiệp kịp thời khi có các dấu hiệu của bệnh thiếu máu
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến bệnh thiếu máu. Mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tình trạng sức khoẻ của bản thân và sớm có những biện pháp phòng ngừa và bảo vệ sức khoẻ trước những nguy cơ xấu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Phòng khám Đông Y Sơn Hà qua hotline 0989.116.118 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>