0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Thiếu máu nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân và cách khắc phục

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Thiếu máu là một trong những sự thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất. Hiện nay, trung bình có đến ⅓ dân số thế giới trong tình trạng thiếu máu. Thiếu máu khiến các cơ quan kém hoạt động, suy giảm sức khỏe, cơ thể mệt mỏi yếu ớt dễ mắc bệnh. Thiếu máu nguy hiểm như thế nào? Cách phòng ngừa hiệu quả là gì? Tìm hiểu ngay!
Xem nhanh

1. Tìm hiểu tình trạng thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu và huyết sắc tố hạ thấp so với tiêu chuẩn bình thường. Huyết sắc tố hay hemoglobin bản chất là một dạng protein, thành phần giàu sắt và giữ vai trò hỗ trợ hồng cầu mang oxy từ phổi đến các cơ quan trong cơ thể. Số lượng hemoglobin bị thiếu hụt dẫn đến tình trạng thiếu máu và khiến cơ thể luôn trong trạng thái suy yếu, mệt mỏi, chóng mặt và đau đầu do quá trình cung cấp oxy cho các mô bị suy giảm.
 
Tìm hiểu tình trạng thiếu máu

Tình trạng thiếu máu có thể diễn ra tạm thời hoặc lâu dài, từ nhẹ đến nặng. Cần thăm khám ngay khi có các biểu hiện thiếu máu bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng.

Xem thêm: 5 Mẹo dân gian chữa sốt phát ban hiệu quả, an toàn tại nhà

2. Nguyên nhân gây thiếu máu

Thiếu máu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, bao gồm:
 
Nguyên nhân gây thiếu máu

2.1 Thiếu máu do thiếu sắt

Đây là một trong những dạng thiếu máu phổ biến nhất.Chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cung cấp đủ sắt cho cơ thể gây thiếu máu. Tuỷ xương cần sắt để tạo huyết sắc tố. Do đó, khi không cung cấp đủ chất sắt sẽ khiến cơ thể không sản xuất đủ lượng huyết sắc tố cho các tế bào hồng cầu. Thiếu sắt mạn tính dẫn đến thiếu máu toàn diện.

Thiếu máu do thiếu sắt thường xảy ra ở phụ nữ mang thai hoặc thường xuyên mất máu, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, ung thư, lở loét, lạm dụng thuốc giảm đau không kê đơn đặc biệt là aspirin, có thể gây viêm niêm mạc dạ dày gây ra tình trạng mất máu.

Thiếu máu do thiếu sắt gây ra tình trạng mệt mỏi và giảm khả năng làm việc ở người lớn, cũng có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và các chứng năng tâm thần khác ở độ tuổi thanh thiếu niên.

2.2 Thiếu máu do thiếu vitamin

Bên cạnh sắt, cơ thể cần folate và vitamin B12 để sản sinh đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Một chế độ ăn thiếu chất này và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác sẽ làm giảm khả năng tạo hồng cầu.

Ngoài ra, một số trường hợp cơ thể tiêu thụ đủ B12 không thể hấp thụ vitamin. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu máu ác tính hay còn được gọi là thiếu máu do thiếu vitamin.

2.3 Thiếu máu do tế bào hồng cầu bị phá huỷ

Hồng cầu bị phá huỷ là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu. Vậy lý do nào khiến hồng cầu bị phá huỷ?
  • Tế bào hồng cầu bị phá huỷ do nhiễm trùng, ảnh hưởng từ hoá chất độc hại, nọc độc rắn/nhện, do tác dụng phụ của thuốc và một số thực phẩm.
  • Mắc các bệnh về máu di truyền qua gen như: Thalassemia, xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối, thiếu máu hồng cầu hình liềm.
  • Do bệnh gan/thận khiến các độc tố tích tụ trong máu.
  • Lách to là nguyên nhân khiến hồng cầu mỏng manh, dễ bị thoái hoá sớm hơn so với bình thường.
  • Một số nguyên nhân khác như: do tăng huyết áp, lupus ban đỏ toàn thân, rối loạn đông máu, khối u, ghép mạch máu, bỏng nặng,....
Các nguyên nhân khiến tế bào hồng cầu bị phá huỷ lớn là những nguyên nhân phức tạp, cần trị tận gốc nguyên nhân để khắc phục dần tình trạng thiếu máu.

2.4 Thiếu máu do giảm sản xuất tế bào hồng cầu hoặc tế bào bị lỗi

Cơ thể không sản sinh đủ lượng tế bào hồng cầu cần thiết hoặc cấu trúc tế bào hồng cầu bất thường dẫn đến không đảm nhiệm được vai trò vốn có. Từ đó, khiến máu cung cấp cho các cơ quan bị thiếu hụt oxy cùng các dinh dưỡng khác, gây suy giảm chức năng và nguy hiểm hơn là dẫn đến hoại tử tế bào.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến thiếu máu như: hiến máu thường xuyên, thiếu máu do nhiễm độc chì,...

Xem thêm: Bài thảo dược quý cho người mỏi mắt, hoa mắt, quáng gà

3. Các triệu chứng thiếu máu

Thiếu máu nặng và kéo dài, hiện tượng thiếu oxy trong máu có thể gây tổn thương tim, não và các cơ quan khác trong cơ thể. Thiếu máu ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động cần tiêu hao năng lượng. Do đó, khi có các triệu chứng sau đây, các bạn cần thăm khám để có phương pháp xử lý kịp thời, tránh gặp các biến chứng nguy hiểm:
 
Các triệu chứng thiếu máu
  • Tình trạng thiếu máu khiến cơ thể không cung cấp đủ năng lượng, dẫn đến mệt mỏi ù tai, hoa mắt, chóng mặt và thậm chí là ngất lịm đi khi thiếu máu nhiều.
  • Thường xuyên cảm thấy hồi hộp đánh trống ngực, tim đập mạnh và nhanh, khó thở. Có thể nhói đau vùng trước tim khi bị thiếu máu cơ tim.
  • Một số trường hợp thiếu máu có thể gặp tình trạng chán ăn, đầy bụng, rối loạn giấc ngủ gây khó thở khi thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào. Tình trạng này kéo dài dẫn đến đau bụng và giảm chức năng hệ miễn dịch.
Ngoài ra, một số dấu hiệu dễ phát hiện hơn như:
  • Thiếu máu do thiếu sắt khiến niêm mạc nhợt nhạt da xanh xao, kèm vàng da. Dễ thấy hơn ở các vị trí da mỏng, lòng bàn tay, niêm mạc mắt, môi, lưỡi,...
  • Lưỡi có màu nhợt nhạt hoặc nhợt vàng trong huyết tán khi thiếu máu do nhiễm khuẩn. Hoặc lưỡi đỏ lừ, sáng bóng và đau.
  • Tóc có biểu hiện gãy rụng, móng tay giòn dễ gãy hơn,....Đây là một trong những dấu hiệu biểu lộ ra ngoài khi bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng.
Nhiều trường hợp gặp các dấu hiệu này nhưng không phải do thiếu máu gây lên. Do đó, khi có các dấu hiệu nghi ngờ các bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và có phương pháp trị liệu hiệu quả.

4. Thiếu máu nguy hiểm như thế nào?

Việc thiếu hụt huyết sắc tố hay tế bào hồng cầu có thể chỉ hình thành các biểu hiện bất thường trong thời gian ngắn, người bệnh sẽ hồi phục khi các quá trình trong cơ thể được cân bằng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp thiếu máu đều hình thành một căn bệnh, từ đó gây ảnh hưởng đến nhiều chức năng của tất cả các cơ quan trong cơ thể.
 
Thiếu máu nguy hiểm như thế nào?

Các triệu chứng thiếu máu không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
  • Rối loạn nhịp tim, thiếu máu dẫn đến tim đập nhanh hoặc không đều, nếu không được chữa trị có thể dẫn đến suy tim.
  • Hạn chế khả năng làm việc, sinh hoạt, thậm chí thường xuyên ngất xỉu đột ngột.
  • Biến chứng thai kỳ: Phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu folate, điều này có thể gây ra biến chứng như sinh non.
  • Tử vong: Thiếu máu hồng cầu hình liềm có nguy cơ đe doạ đến tính mạng. Các trường hợp mất máu nhiều trong thời gian ngắn, cơ thể không kịp hồi phục dẫn đến thiếu máu cấp tính và có thể gây tử vong.

Xem thêm: Men gan cao có nguy hiểm không?

5. Phương pháp trị thiếu máu hiệu quả

Tuỳ vào nguyên nhân cụ thể gây thiếu máu mà người bệnh sẽ có phương pháp xử lý thích hợp:
  • Các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt sẽ cần tăng cường bổ sung sắt bằng các chế phẩm cung cấp sắt. Bên cạnh đó, cần tăng cường bổ sung sắt thông qua bữa ăn hàng ngày bằng các loại thực phẩm giàu sắt như các loại đậu, thịt đỏ, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản và lòng đỏ trứng,....
  • Trường hợp thiếu máu do thiếu vitamin B12 và Folate cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về việc tăng cường bổ sung vitamin B12 trong bữa ăn hàng ngày. Nguồn thực phẩm dồi dào vitamin B12 có thể kể đến như gan, thịt, các loại cá, các loại ốc,...
  • Một số trường hợp khác cần can thiệp chữa chuyên khoa: Thiếu máu do bệnh thận mạn tính cần tiêm  hormone erythropoietin để kích thích tạo máu; Người bị hồng cầu hình liềm có thể cần sử dụng hydroxyurea với mục đích giảm đau; Trường hợp thiếu máu nặng cần truyền máu; Cơ thể sản sinh hồng cầu không đủ cần can thiệp bằng cách cấy ghép tuỷ xương;....
Phương pháp trị thiếu máu hiệu quả
 
Bên cạnh các phương pháp trên thì Đông Y hiện cũng là lựa chọn đáng được tin cậy. Theo đông y, thiếu máu có thể là do các nguyên nhân như: khí huyết lưỡng hư; tỳ thận dương hư; khí trệ huyết ứ; thận âm dương lưỡng hư và can thận âm hư. Về mặt trị liệu, bên cạnh việc dùng thuốc còn chú trọng phối hợp sử dụng dược phẩm và thực phẩm nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, mang lại sự phục hồi nhanh chóng cho người bệnh.

Dòng thuốc bổ đông y có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, an toàn lành tính và đem lại hiệu quả tốt. Phần lớn thuốc bổ máu đông y có nguồn gốc từ cây cỏ, thảo mộc tự nhiên nên lành tính và không gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Thiếu máu không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mà còn là yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khoẻ người bệnh. Do đó, khi gặp các dấu hiệu của tình trạng thiếu máu, các bạn cần thăm khám với chuyên gia và bổ sung các thực phẩm giàu sắt và dinh dưỡng thiết yêu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ đến Phòng khám Đông Y Sơn Hà qua hotline 0989.116.118 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>