5 Mẹo dân gian chữa sốt phát ban hiệu quả, an toàn tại nhà, bạn đã biết?
Tác giả: Phạm Thị Thu Hà
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Sốt phát ban là tình trạng cơ thể nóng sốt và xuất hiện các nốt ban đỏ nổi trên bề mặt da ở khắp cơ thể.Trẻ nhỏ và những người có sức đề kháng kém là những đối tượng dễ bị sốt phát ban. Tuy ít gây nguy hiểm nhưng nếu không được sớm phát hiện và chữa đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những mẹo dân gian chữa sốt phát ban hữu dụng nhất, mời các bạn theo dõi!
Xem nhanh
1. Nguyên nhân gây sốt phát ban
Nguyên nhân chủ yếu gây sốt phát ban là do chủng virus Herpes. Sốt phát ban có khả năng lây truyền và có dấu hiệu đặc trưng là những cơn sốt và các nốt mẩn, ban đỏ nổi khắp cơ thể. Đặc điểm các nốt ban là sáng mịn, ít gồ ghề trên bề mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể, không gây ngứa và thường không để lại dấu vết sau khi được chữa khỏi.Sốt phát ban thường khá lành tính, ít gây nguy hại tới sức khoẻ. Nếu được chăm sóc và chữa đúng cách thì sẽ rất nhanh phục hồi. Tuy nhiên, nếu không được sớm phát hiện và có phương pháp xử lý hiệu quả thì sốt phát ban có thể tiến triển nguy hiểm, gây ra tình trạng sốt cao và nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Thông thường, sốt phát ban dễ xuất hiện ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở dưới 4-5 tuổi do ở độ tuổi này hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên khó ngăn cản được sự tấn công của virus Herpes. Môi trường thuận lợi để lây truyền sốt phát ban là trường học, khu vui chơi và nhà trẻ.
Bên cạnh đó, sốt phát ban cũng được gây nên bởi một số nguyên nhân khác như:
- Do chuột cắn: chuột là loài động vật chứa nhiều mầm bệnh nguy hại chẳng hạn virus Hanta, vi khuẩn Leptospira,...Chuột nhiễm bệnh sau khi cắn người có thể truyền nhiễm các virus/vi khuẩn vào cơ thể gây sốt phát ban.
- Do chấy rận: Chấy rận cũng có thể là trung gian truyền nhiễm các vi trùng gây sốt phát ban ở trẻ.
- Do tiếp xúc trực tiếp với mò mạt trong bụi rậm: Không nên để trẻ chơi đùa thường xuyên ở nơi có nhiều bụi rậm, mò mạt trong bụi rậm có thể là nguyên nhân gây sốt phát ban.
- Ngoài ra, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, chăm sóc vệ sinh thân thể không sạch có thể khiến vi khuẩn dễ dàng xâm hại vào cơ thể và gây sốt phát ban.
Xem thêm: Tìm hiểu về thuỷ đậu? Cách chăm sóc và phòng ngừa sẹo thuỷ đậu hiệu quả
2. Dấu hiệu sốt phát ban
Sau khoảng 1-2 tuần khi cơ thể nhiễm virus Herpes, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu sốt phát ban:- Sốt: Dấu hiệu đầu tiên thường gặp nhất là sốt cao trên 39,4 độ kéo dài khoảng 3-5 ngày. Kèm theo các dấu hiệu như cảm cúm, sổ mũi, viêm họng, ho, nhức đầu,...Một số biểu hiện đặc trưng có thể nhận diện là viêm sưng to các hạch bạch huyết, đặc biệt là hạch dưới hàm và hạch cổ.
- Phát ban: Sau sốt một vài ngày, cơ thể bắt đầu xuất hiện các nốt ban đỏ. Các nốt phát ban này có thể nằm ẩn dưới da tương tự hiện tượng xuất huyết hoặc trồi hẳn lên như vết côn trùng đốt. Chúng thường lan rộng ở vùng ngực, lưng, bụng, cổ và thậm trí là mặt. Phát ban có thể kèm theo các biểu hiện khác như tiêu chảy, phân lỏng. Nếu được chăm sóc đúng cách, các nốt phát ban sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không để lại vết tích trên da.
- Sốt cao trên 40 độ và kéo dài, các phương pháp hạ sốt không có tác dụng.
- Phát ban kéo dài ngày không khỏi (khoảng 3-4 ngày)
- Sốt phát ban có dấu hiệu diễn tiến nặng hơn.
- Sốt phát ban xảy ra trên cơ thể trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.
- Xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như: khó thở, tiêu chảy hoặc co giật.
3. Mẹo dân gian chữa sốt phát ban không thể bỏ qua
Áp dụng các mẹo dân gian chữa sốt phát ban đem đến hiệu quả không ngờ. Dưới đây sẽ gợi ý một số mẹo dân gian chữa sốt phát ban an toàn và hiệu quả nhất:3.1 Cam thảo
Cam thảo là một trong những loại dược liệu được ứng dụng nhiều nhất trong trị liệu các vấn đề về viêm đường hô hấp. Do có vị ngọt nên cam thảo cũng thường được dùng làm hương liệu cho các loại thức uống, bánh kẹo và thuốc. Với tình trạng sốt phát ban, có thể sử dụng cam thảo kết hợp với các loại nguyên liệu như kim ngân, sài đất, bạc hà, bồ công anh,..để hạ sốt và giảm tình trạng ho.Tuy nhiên, nên tham khảo chỉ dẫn của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng để mang đến hiệu quả tốt nhất và hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.
3.2 Lá bạc hà
Với mùi thơm đặc trưng, lá bạc hà đem đến cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người bệnh. Không chỉ được dùng nhiều trong pha chế đồ uống và nấu ăn, lá bạc hà còn được biết đến với công dụng tuyệt vời giúp chống viêm và hạ sốt hiệu quả.Có thể tận dụng lá bạc hà để tắm và làm mát cơ thể, hỗ trợ chữa sốt phát ban hiệu quả.
3.3 Ngải cứu
Thành phần Tanin có trong ngải cứu có công dụng hữu ích giúp giảm ngứa và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng do gãi các nốt ban đỏ. Bên cạnh đó, ngải cứu cũng có tác dụng hạ sốt hiệu quả. Sử dụng ngải cứu để đắp hoặc tắm giúp giảm sốt nhanh chóng và hạn chế tình trạng nổi ban hiệu quả.3.4 Trà xanh
Các hoạt chất oxy hoá có trong trà xanh có tác dụng hiệu quả giúp ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, virus gây sốt phát ban. Ngoài ra, vitamin B có trong lá trà còn có tác dụng làm mềm da, mau lành vết thương và hồi phục tổn thương do phát ban gây ra nhanh chóng.Để chữa sốt phát ban bằng lá trà, nên rửa sạch và dùng lá trà để hãm, tắm nước trà 3 lần/tuần giúp giảm tình trạng mẩn ngứa và các nốt ban đỏ trên da.
3.5 Lá khổ qua rừng
“Lá khổ qua rừng” là một trong những loại dược liệu được ứng dụng nhiều nhất trong các bài thuốc dân gian. Thành phần cucurbitacin và momordicin trong khổ qua rừng có tác dụng phục hồi tình trạng phát ban sau sốt. Vì vậy, có thể tắm bằng lá khổ qua rừng để cải thiện tình trạng sốt phát ban.Xem thêm: Bài thuốc quý cho người bị viêm gan từ cây nhân trần
4. Chăm sóc và phòng ngừa sốt phát ban hiệu quả
Chăm sóc và phòng ngừa đúng cách giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng và hạn chế các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi do virus. Bên cạnh các mẹo chữa sốt phát ban, cũng cần lưu ý đến các phương pháp giúp hỗ trợ chữa sốt phát ban hiệu quả sau:- Sốt phát ban dễ lây truyền ở trẻ thông qua tiếp xúc cộng đồng. Vì thế, cần sớm phát hiện và cách ly các đối tượng có dấu hiệu sốt phát ban.
- Theo dõi thân nhiệt thường xuyên và hạ sốt khi cần thiết: Trong trường hợp sốt cao, nên mặc quần áo thoáng mát dễ chịu, không trùm chăn kín đầu, nên hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Vệ sinh đúng cách: vệ sinh da thường xuyên bằng nước ấm để tránh nhiễm khuẩn, sốt phát ban kèm các biểu hiện sổ mũi thì nên rửa mũi bằng dung dịch muối sinh lý.
- Bù nước và điện giải: trong trường hợp mất nước do tiêu chảy, nên bổ sung nước và điện giải bằng cách uống nhiều nước đặc biệt là nước trái cây, nước súp và oresol.
- Cung cấp đủ vitamin cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng, trong thời kỳ sốt phát ban nên bổ sung nhiều vitamin A.
- Sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường và các biểu hiện sốt phát ban để kịp thời có phương pháp xử lý tốt nhất, tránh biến chứng nguy hại đến sức khoẻ.
Thông tin tác giả
Phạm Thị Thu Hà
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...