0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Thoái hoá đốt sống cổ nguy hiểm như thế nào? Phương pháp khắc phục

Tác giả:
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Bạn cho rằng thoái hoá đốt sống cổ thường chỉ phổ biến ở người già? Tuy nhiên những năm gần đây số lượng người trẻ tuổi gặp các vấn đề về thoái hoá đốt sống cổ đã tăng lên đáng kể. Nguyên nhân gây thoái hoá đốt sống cổ là gì? Cùng tìm hiểu các phương pháp chữa thoái hoá đốt sống cổ hiệu quả.
Xem nhanh

1. Thoái hoá đốt sống cổ là gì?

Thoái hoá đốt sống cổ là quá trình thoái hoá tự nhiên liên quan đến tuổi của sụn, đĩa đệm, dây chằng và xương ở cột sống cổ. Đây là tình trạng viêm xương khớp cổ do lắng đọng canxi trong dây chằng cột sống, khiến cho các lỗ liên hợp bị thu hẹp, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và các dây thần kinh.
 
Thoái hoá đốt sống cổ là gì?

Ở độ tuổi ngoài 30 có thể gặp tình trạng thoái hoá đốt sống cổ, tuy nhiên phổ biến hơn ở người ngoài độ tuổi 60.Thoái hoá có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống cổ nhưng hay gặp nhất là đoạn C5 - C6 - C7.

2. Nguyên nhân thoái hoá đốt sống cổ

Hiểu được nguyên nhân gây thoái hoá đốt sống cổ giúp quá trình phục hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn.

2.1 Tuổi tác

Người lớn tuổi (trong khoảng 40-60) sẽ có nguy cơ cao mắc thoái hoá đốt sống cổ. Tuy nhiên quá trình thoái hoá xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt và chăm sóc cơ thể của người bệnh. Vài năm trở lại đây, thoái hoá đốt sống cổ có xu hướng trẻ hoá, người trong độ tuổi 20-30 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh.

2.2 Di truyền

Cơ chế duy truyền cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thoái hoá đốt sống cổ. Trong gia đình có người thân bị thoái hoá đốt sống cổ thì các thành viên khác sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.

2.3 Vận động sai tư thế

Một trong những nguyên nhân điển hình gây thoái hoá đốt sống cổ. Các tư thế trong sinh hoạt và lao động hàng ngày thiếu khoa học như: Ít vận động, duy trì một tư thế quá lâu. Bên cạnh đó, nhiều công việc phải giữ tư thế cúi hoặc ngửa đầu nhiều, lao động nặng thường xuyên, làm việc quá lâu trước màn hình máy tính,...đều có thể gây ra hiện tượng thoái hoá đốt sống cổ.

2.4 Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày không cung cấp đủ lượng canxi, sắt, kali cần thiết. Ngoài ra, thường xuyên sử dụng thuốc lá, đồ uống có chứa chất kích thích,... cũng là nguyên nhân gây thiếu dinh dưỡng và thoái hoá xương khớp nhanh chóng hơn.
2.5 Chấn thương
Chấn thương vùng cổ hoặc tai nạn giao thông, tai nạn lao động,...có thể hình thành thoái hoá đốt sống cổ.

2.6 Đĩa đệm và cột sống thay đổi

Một số tình trạng như dây chằng xơ hoá, mất nước đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, tăng sinh xương hình thành gai xương,....đều là nguy cơ gây thoái hoá đốt sống cổ.

Xem thêm: Tê bì chân tay: Tất tần tật những điều cần biết

3 Dấu hiệu thoái hoá đốt sống cổ

Các trường hợp bị thoái hoá đốt sống cổ thường không có biểu hiện đặc trưng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên có thể nhận biết thoái hoá đốt sống cổ qua các dấu hiệu sau:
 
3 Dấu hiệu thoái hoá đốt sống cổ
  • Dấu hiệu thường gặp nhất ở người thoái hoá đốt sống cổ là xuất hiện cảm giác đau, nhức nỉu, khó vận động vùng cổ.
  • Các cử động cổ bị vướng và đau, đôi lúc bị vẹo cổ. Cơn đau xuất phát từ gáy lan ra tai, cổ ảnh hưởng đến tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng trán, vùng chẩm, đau từ gáy lan rộng đến bả vai, cánh tay ở một hoặc cả hai bên.
  • Cứng cổ: Người bị thoái hoá đốt sống cổ thường hay gặp tình trạng cứng cổ, đặc biệt là vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị đau nhức vùng sau gáy, sau đầu và cả mảng đầu bên phải.
  • Mất cảm giác chi trên: Do sự chèn ép vào cột sống và lớp sụn khớp thoái hoá nên thoái hoá đốt sống cổ tác động trực tiếp đến dây thần kinh vận động ở tay. Do đó, hạn chế khả năng vận động ở tay, khó cảm nhận được nóng lạnh và thậm chí làm suy yếu các chức năng của tay nếu không kịp thời điều trị.
  • Dấu hiệu Lhermitte hay được gọi là dấu hiệu thoái hoá đốt sống cổ đa xơ cứng. Khi thoái hoá đốt sống cổ nặng, người bệnh có nguy cơ cao đối diện với chứng thoái hoá đa xơ cứng rất nguy hiểm. Khi đó, người bệnh có cảm giác luồng điện chạy dọc từ cổ xuống cột sống sau lan xuống tay, chân và các ngón chân, ngón tay. Biểu hiện này rõ nét nhất khi người bệnh cúi cổ về phía trước.

4. Thoái hoá đốt sống cổ nguy hiểm như thế nào?

Thoái hoá đốt sống cổ nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường:
  • Người bị thoái hoá đốt sống cổ dẫn đến rối loạn tiền đình gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn mỗi khi đứng lên ngồi xuống, thay đổi tư thế khi nằm gây cảm giác mệt mỏi, chán ăn, lo lắng,..
  • Biến chứng nguy hiểm đáng lo ngại nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có chèn ép tuỷ sống, có thể gây ra tình trạng rối loạn thực vật, rối loạn cảm giác tứ chi, thậm chí là gây bại liệt một hoặc hai tay,...

5. Bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ 

Các bài tập thoái hoá đốt sống cổ giúp tăng cường cấu trúc xương khớp vùng cổ, giảm đau nhức và hạn chế các vấn đề về đĩa đệm trong tương lai. Dưới đây là một số bài tập chữa thoái hoá đốt sống cổ hiệu quả có thể thực hiện ngay tại nhà.
 
Bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ 

5.1 Bài tập xoa bóp bấm huyệt

Một số bài tập xoa bóp hiệu quả như:
  • Xoa mặt: Người tập áp sát, xoa hai lòng bàn tay vào nhau đến khi ấm nóng, sau đó miết ngang vùng trán khoảng 10-20 lần. Miết dần xuống ngang vùng mắt đến mũi miệng, xuống ngang cằm đến mang tai. Mỗi vị trí xoa miết nhẹ nhàng, lực vừa phải.
  • Miết vùng cổ: Dùng bàn tay phải đưa sang vùng cổ gáy bên trái miết xuống vùng họng và ngược lại, thực hiện 10 đến 20 lần.
  • Miết vùng bả vai: Đưa hai bàn tay ra phía sau cùng bên rồi miết từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài.
  • Bóp cơ vùng bả vai: Đưa hai tay ra sau, tay bóp vùng vai cùng bên với lực vừa phải. Thực hiện động tác trong khoảng 1 -2 phút. Sau đó dùng tay phải bóp vai tay trái, bóp từ vai xuống cánh tay đến các ngón tay và ngược lại. 
Bên cạnh đó việc tác động đến các huyệt vùng vai gáy như huyệt Kiên Tỉnh, huyệt Phong Trì, huyệt Đại Chùy, huyệt Phong Môn giúp làm chậm quá trình thoái hoá đốt sống cổ, phòng ngừa rối loạn tiền đình và giảm tình trạng cứng cơ, đau cổ vai gáy.

5.2 Bài tập vận động cổ - vai

Thực hiện các bài tập vận động cổ - vai như sau:
  • Bài tập gập cổ: Đứng thẳng hai chân rộng bằng vai với mười ngón tay đan nhau, lòng bàn tay hướng lên trên, ép chặt trước bụng, gập cổ về trước. Cố gắng để cằm chạm tới phần ngực. Sau đó lật lòng bàn tay úp xuống dưới, hai tay duỗi thẳng, ngửa đầu ra sau từ 3-5s. Thực hiện bài tập 3-5 lần/ngày
  • Bài tập xoay cổ: Tạo tư thế ngồi thư giãn, cúi thấp cổ, cố gắng để cổ chạm cằm và giữ lưng thẳng. Tiếp đến, nghiêng cổ qua phải gập vào bả vai phải, ngửa cổ ra sau, mắt hướng lên phía trần nhà. Thực hiện động tác 2 lần, mỗi tư thế duy trì trong khoảng 5s.
  • Bài tập duỗi cột sống cổ: Giữ tư thế ngồi thoải mái, đặt lòng bàn tay trái lên sau gáy. Từ từ đẩy đầu về phía sau, đồng thời giữ không để cột sống cổ ngửa về phía sau. giữ tư thế trong khoảng 10 giây, tập mỗi ngày 1-2 lần.
Thoái hoá đốt sống cổ có thể gây suy giảm khả năng vận động vai - cổ. Do đó, hãy xây dựng thói quen bảo vệ sức khoẻ thông qua việc ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và vận động thường xuyên để tăng cường sự dẻo dai cho cột sống. Khi có dấu hiệu bị thoái hoá đốt sống cổ hãy liên hệ ngay với Đông Y Sơn Hà qua hotline 0989.116.118 để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>