0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Tê bì chân tay: Tất tần tật những điều cần biết

Tác giả:
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Tê bì chân tay là vấn đề sức khỏe thường gặp ở mọi lứa tuổi, do sự lưu thông tuần hoàn máu kém gây nên. Vậy, đâu là dấu hiệu tê bì chân tay cần lưu ý? Tê bì chân tay có nguy hiểm không? Hãy cùng Đông Y Sơn Hà tìm hiểu tất tần tật những điều cần biết về chứng tê bì chân tay ngay dưới đây.
Xem nhanh

1. Tê bì chân tay là gì?

Tê bì chân tay là vấn đề sức khỏe xảy ra do các dây thần kinh bị chèn ép. Đa số các trường hợp thường gây tê nhiều ở ngón trỏ và ngón giữa.
 
1. Tê bì chân tay là gì?

Khi bị tê bì chân tay, bạn sẽ cảm thấy đầu ngón tay, ngón chân như bị kiến bò hay kim đâm. Một vài trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ khiến bạn mất đi cảm giác, ảnh hưởng nhiều đến công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Đầu tiên, người bị tê bì chân tay sẽ có cảm giác tê từ cánh tay sau đó lan dần xuống cổ tay, bàn tay rồi đến ngón tay. Mặc dù nó không quá nguy hiểm nhưng bạn vẫn nên sớm phát hiện và khắc phục để tránh những bất tiện trong cuộc sống.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm là gì? Chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả bằng Đông Y

2. Biểu hiện tê bì chân tay

Tình trạng tê bì chân tay không chỉ xảy ra với cảm giác như kiến bò hay kim châm mà nó còn xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như sau:
 
2. Biểu hiện tê bì chân tay
  • Đau mỏi cổ, vai gáy, có thể dần lan xuống nửa người.
  • Cảm giác bị châm chích và nóng tứ chi.
  • Tay chân có thể bị mất cảm giác, nhất là khi về đêm.
  • Cánh tay, cẳng chân hay cổ chân có thể xuất hiện cảm giác tê buốt, gây bất tiện trong vận động.
  • Xuất hiện tình trạng chuột rút ở tay chân với những cơn co thắt đột ngột gây đau âm ỉ ở vùng bắp tay, bắp chân.

3. Nguyên nhân gây tê bì chân tay

Tình trạng tê bì chân tay có thể xảy ra do các vấn đề bệnh lý hoặc sinh lý.
 
3. Nguyên nhân gây tê bì chân tay

3.1 Nguyên nhân sinh lý

Nếu bạn là người có thói quen mặc đồ quá bó, hay ngồi khoanh chân, đứng quá lâu hoặc hoạt động sai tư thế thì có thể sẽ bị tê bì tay chân. Bởi lúc này máu sẽ không được lưu thông thuận tiện, nên bạn cần thay đổi tư thế, nghỉ ngơi để khắc phục tình trạng tê bì này.

Đôi khi nếu bạn đang bị căng thẳng, stress trong một khoảng thời gian dài thì cũng có thể gây nên tê bì chân tay do các tế bào thần kinh bị ảnh hưởng bởi tâm lý thất thường.

Nếu bạn là người nhạy cảm thì việc thích ứng với môi trường mới đột ngột cũng có thể gây nên tê tay chân.

3.2 Nguyên nhân bệnh lý

Tê bì chân tay đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh lý nguy hiểm mà bạn cần lưu ý:
  • Đa xơ cứng tác động trực tiếp đến hệ thống thần kinh Trung Ương.
  • Thoái hóa đốt sống làm chèn ép sự lưu thông máu.
  • Hẹp ống sống gây biến dạng cột sống, khiến các rễ thần kinh bị chèn ép.
  • Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh cột sống.
  • Xơ vữa động mạch gây hẹp lòng mạch và chèn ép dây thần kinh.
  • Tim mạch hoạt động kém.
  • Viêm đa rễ thần kinh do tổn thương hệ thần kinh ngoại biên.
  • Thoái hóa khớp do tổn thương, hoặc bị bào mòn.
Khi những triệu chứng tê bì chân tay xuất hiện liên tục trong khoảng 6 tuần thì bạn nên sớm tìm phương pháp khắc phục kịp thời. Những trường hợp chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn thì có thể do những tác động cơ học, bạn có thể theo dõi thêm.

4. Dược liệu dân gian chữa tê bì chân tay

Những loại cây quen thuộc hàng ngày có thể chính là thảo dược quý cho chứng tê bì chân tay mà bạn có thể sử dụng.
 
tê bì chân tay

4.1 Giảm tê bị chân tay với lá lốt

Lá lốt là vị dược liệu thần kỳ trong việc tăng cường khả năng lưu thông tuần hoàn máu, giảm đau, kháng viêm và đặc biệt tốt cho các chứng xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp hay tê bị chân tay. 

Cách thực hiện vô cùng đơn giản.

Cách 1: Nấu 2 bát nước với 20 lá lốt tươi hoặc 10g lá lốt khô đến khi còn 1/2 bát nước, thì tắt bếp chắt lấy nước uống đều đặn trong 10 ngày.

Cách 2: Nấu 2 lít nước pha chút muối ăn với 20g lá lốt trong vòng 10 phút để ở nhiệt độ khoảng 45 độ C để ngâm tay chân mỗi ngày cải thiện các triệu chứng tê bì, giúp giấc ngủ ngon hơn.

4.2 Mẹo chữa tê bì chân tay với nghệ

Nghệ có chứa hàm lượng curcumin giúp thúc đẩy lưu thông máu, nuôi dưỡng cơ thể, kháng viêm, giảm đau và bảo vệ tế bào thần kinh. 

Cách 1: Pha 1 thưa bột nghệ với 200ml sữa tươi, bắc đun trên bếp. Khi nước nóng, cho thêm 1 thìa mật ong nguyên chất khuấy đều đến khi các nguyên liệu hòa quyện thì tắt bếp, để nguội uống trước khi ngủ 1 tiếng.

Cách 2: Sử dụng nghệ tươi giã nhuyễn, ngâm cùng rượu trắng trong 3-4 ngày để thoa lên vùng chân tay, massage nhẹ nhàng trong vòng 5 phút để giảm các triệu chứng tê bì.

4.3 Ngải cứu giảm tê bì chân tay

Ngải cứu là dược liệu quý với nhiều tác dụng hữu ích như giảm lưu thông khí huyết, giãn nở mao mạch, và giữ ấm cơ thể hiệu quả. 

Cách 1: Đun sôi 1 lít nước pha với 2 muỗng muối hạt. Khi nước sôi thì cho lá ngải cứu đun đến khi lá mềm. Sau đó, vớt lá ngải ra và đợi nguội để đắp lên các vùng tay chân bị tê bì trong 10-15 phút, đều đặn 1-2 lần/ ngày.

Cách 2: Rang lá ngải cứu với muối hột trong 2-3 phút rồi cho vào túi vải mỏng để chườm lên vùng tay chân bị tê bì trong khoảng 10 phút. 

Xem thêm: Ngải cứu có tác dụng gì? 7 Tác dụng tuyệt vời của ngải cứu

4.4 Cây trinh nữ giảm tê bì chân tay

Cây trinh nữ hay cây xấu hổ được biết đến là loại cây có tác dụng hỗ trợ an thần, thư giãn dây thần kinh, giảm thoái hóa khớp, tê bì chân tay. 

Cách 1: Rửa sạch 20-30g rễ cây trinh nữ, để ráo và ngâm với rượu trắng trong 20 phút. Sau đó đem rễ sắc với 400ml nước trong lửa nhỏ. Khi nước cạn còn 100ml thì tắt bếp, chắt nước uống 2 lần/ ngày.

Cách 2: Chuẩn bị 20g rễ cây trình nữ, 20g rễ cây cúc tần, 20g rễ cây bưởi bung, 10g rễ cườm thảo đỏ và 10g rễ đinh năng sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml thì chắt nước uống. Dùng đều đặn 1 thang/ ngày.

5. Mẹo chữa tê bì chân tay tại nhà đơn giản

Những triệu chứng tê bì chân tay không gây quá nhiều nguy hiểm đến bạn, nhưng nó có thể là cảnh báo cho những vấn đề sức khỏe bên trong cơ thể. Bởi vậy, hãy tham khảo một số mẹo hữu ích dưới đây.
 
5. Mẹo chữa tê bì chân tay tại nhà đơn giản
  • Chườm nóng: Phương pháp này giúp làm lưu thông khí huyết tốt hơn, giãn mạch máu và giúp các dây thần kinh hoạt động bình thường trở lại.
  • Ngâm nước ấm pha muối: GIúp duy trì chức năng hoạt động của các dây thần kinh, điều hòa lưu thông khí huyết giúp giấc ngủ trở nên ngon hơn.
  • Xoa bóp bấm huyệt: Đả thông kinh mạch, cân bằng khí huyết và cải thiện tuần hoàn máu giúp giảm co cứng cơ, giãn các dây thần kinh và cải thiện chức năng hoạt động.
  • Tắm nước ấm: Giảm cơn đau do sự co thắt cơ hay dây thần kinh, giúp mạch máu lưu thông tốt.
  • Tập luyện thể dục thể thao: Rèn luyện sức khỏe với các bộ môn như đạp xe, đi bộ, đánh tennis, yoga hay bơi hội để tăng cường sức khỏe, cải thiện chức năng của hệ thần kinh, giúp xương khớp hoạt động tốt hơn.
  • Luôn giữ ấm cơ thể: Trời lạnh có thể khiến các dây thần kinh, cơ bị co lại, cản trở quá trình lưu thông máu khiến cơ thể bị suy nhược và mệt mỏi.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học.

Xem thêm: Ngâm chân có công dụng gì? Hướng dẫn cách làm nước muối gừng ngâm chân

6. Tê bì chân tay nên ăn gì, kiêng gì?

Thực phẩm có thể chính là chìa khóa giúp giảm các triệu chứng tê bí chân tay hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua.
 
6. Tê bì chân tay nên ăn gì, kiêng gì?

Thực phẩm người bị tê bì chân tay nên kiêng:
  • Thực phẩm giàu tính axit: ô mai, mơ, dứa, chanh,..
  • Đồ mặn có thể gây rối loạn canxi, loãng xương.
Người mắc chứng tê bì chân tay nên ăn những thực phẩm:
  • Thực phẩm giàu kiềm: chuối, rau cải, nho, sữa bò, dưa chuột, đậu, rong biển,...
  • Thực phẩm giàu vitamin D, K: bắp cải, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, cá, rau xanh, mầm,...
  • Chè xanh chứa chất chống oxy hóa tránh loãng xương và thiếu hụt canxi.
  • Sữa: Cung cấp canxi cho cơ thể, cải thiện cấu tạo xương.
Trên đây là những lưu ý về chứng tê bì chân tay mà bạn có thể tham khảo. Trong trường hợp cơ thể bị tê bì chân tay mãn tính, hãy tìm đến phòng khám Đông Y Sơn Hà. Các bác sĩ của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên căn, khắc phục triệt để từ gốc rễ, bồi bổ cơ thể từ bên trong.

Đông Y Sơn Hà - Vì Sức khỏe Người Việt chắc chắn sẽ là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe của gia đình bạn.

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>