Thoát vị đĩa đệm là gì? Chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả bằng Đông Y
Thoát vị đĩa đệm chỉ xảy ra với người cao tuổi? Điều này là không đúng hoàn toàn. Hiện nay, tỷ lệ người trẻ tuổi bị thoát vị đĩa đệm đang ngày càng nhiều, phổ biến nhất là trong độ tuổi từ 30-60 tuổi. Nguyên nhân là do thương tổn từ tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay đơn thuần là do quá trình thoái hoá tự nhiên gây ra,....Cùng tìm hiểu cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây!
Xem nhanh
1. Thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là một phần cấu trúc có dạng thớ sợi được sắp xếp theo vòng tâm chắc chắn, chứa nhân keo gelatin bên trong. Nhìn chung, đĩa đệm được cấu tạo làm 3 phần: vòng sợi, mâm sụn và nhân nhầy. Nhờ có đĩa đệm mà cơ thể có thể trở nên linh hoạt, đồng thời cũng giảm áp lực, chịu được tác động khi cơ thể vận động.
Thoát vị đĩa đệm là một vấn đề về xương khớp mạn tính. Có thể hiểu, thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm cột sống bị thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép lên các dây thần kinh hoặc ống sống và gây ra các cơn đau cột sống.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở mọi đoạn của cột sống, nhưng thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ do đây là những vị trí chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
2. Phân loại thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm được chia thành nhiều loại dựa theo đặc điểm, vị trí:
2.1 Dựa vào vị trí đĩa đệm bị lệch
Phân loại thoát vị đĩa đệm dựa vào vị trí bị lệch, chia thành:- Thoát vị đĩa đệm cổ
- Thoát vị đĩa đệm ngực
- Thoát vị đĩa đệm cổ ngực
- Thoát vị đĩa đệm trên cột sống thắt lưng
- Thoát vị đĩa đệm vị trí lưng ngực
2.2 Dựa vào vị trí, tình trạng đĩa đệm bị thoát vị
Phân loại thoát vị đĩa đệm dựa theo vị trí đĩa đệm bị thoát, chia thành:- Thoát vị ra sau: là dạng thường gặp nhất, người mắc gặp các triệu chứng đặc chưng như nhức mỏi, tê bì, đau nhức, đau lan,....
- Thoát vị ra trước.
- Thoát vị vào thân cột sống: thường được gọi là thoát vị đã đệm nội xốp.
2.3 Dựa vào sự chèn ép ở thần kinh và tủy sống
Phân loại thoát vị đĩa đệm theo sự chèn ép ở tuỷ sống và thần kinh, chia thành:- Thoát vị thể trung tâm: Nhân nhầy thoát ra và chèn ép trực tiếp vào tuỷ sống. Loại thoát vị đĩa đệm này không gây ra hiện tượng tê bì chân tay nhưng là tình trạng nguy hiểm nhất. Bởi, khi nhân nhầy chèn ép càng nhiều, sẽ tác động đến chức năng vận động và rễ thần kinh.
- Thoát vị cạnh trung tâm: Nhân nhầy chèn ép lên tuỷ sống và rễ thần kinh.
- Thoát vị chèn ép rễ thần kinh trái hoặc phải.
3. Các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Có nhiều nguyên nhân khiến đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí ban đầu, chẳng hạn:- Sai tư thế: Lao động nặng, mang vác vật nặng sai cách có thể dẫn đến các chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm.
- Chấn thương: Khi bị chấn thương trong các trường hợp tai nạn giao thông, chơi thể thao, tai nạn lao động,...làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.
- Thoái hoá cột sống: Quá trình lão hoá tự nhiên diễn ra khi cơ thể đến một độ tuổi nào đó, cột sống không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài bị bào mòn và xơ hoá, xương dưới sụn bị biến đổi cấu trúc làm xuất hiện các hốc xương. Với tác động và sức ép của cơ thể, vòng xơ của đĩa đệm sẽ rách và lớp nhân bên trong thoát ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh và tuỷ sống.
- Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác dẫn đến thoát vị đĩa đệm như: do di truyền, hoặc mắc bệnh bẩm sinh ở vùng cột sống (vẹo cột sống, thoái hoá cột sống,..)
- Cân nặng cơ thể: Trọng lượng cơ thể càng lớn, gánh nặng lên đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là vùng thắt lưng.
- Nghề nghiệp: Công việc đặc thù thường xuyên phải mang vác nặng, nhân viên văn phòng ngồi lâu ít vận động trong thời gian dài làm tăng áp lực lên cột sống gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm.
- Mang giày cao gót thường xuyên: làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm, thoát vị, biến dạng cơ bắp chân và dây chằng ở chân.
Xem thêm: Đau thắt lưng bên phải là gì? Các phương pháp giúp giảm đau hiệu quả
4. Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của thoát vị đĩa đệm, khi gặp cơ thể xuất hiện các triệu chứng này các bạn cần đến cơ sở uy tín để thăm khám và có phương pháp chữa kịp thời.
- Đau thắt lưng dữ dội và đột ngột ở vùng cổ, vai gáy, thắt lưng, cổ và chân tay, sau đó có biểu hiện đau lan đến khu vực vai gáy, chân tay. Cơn đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần thậm chí vài tháng và cơn đau bị nặng hơn khi vận động. Để giảm đau nhức, người bệnh thường đứng vẹo một bên.
- Đau âm ỉ vùng thắt lưng và đau buốt từng cơn.
- Vận động bất tiện, khả năng ưỡn lưng hay cúi sâu khó.
- Tê hoặc yếu 2 chi: nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì thắt lưng, vùng cổ sau đó dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân.
- Đau thắt lưng kèm đau thần kinh tọa, đau lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc khoang liên sườn.
- Yếu cơ, bại liệt: xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian mới phát hiện được. Trong giai đoạn này người bệnh vận động khó khăn, dần tới teo cơ, teo hai chân và liệt các chi.
5. Thoát vị đĩa đệm nguy hiểm như thế nào?
Khi đĩa đệm chèn ép gây tổn thương đến các rễ thần kinh nối liền với các cơ quan khác sẽ gây ra tình trạng đau nhức, cử động khó khăn, nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến tình trạng tàn phế vĩnh viễn.Với trường hợp khối đĩa đệm bị lệch và đè lên dây thần kinh cánh tay, khi đó người bệnh sẽ không nhấc nổi cánh tay, khó cử động duỗi gập, có thể tê bì và mất cảm giác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày.
Khi chất nhầy chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh, làm hẹp khoang sống khiến bệnh nhân có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt toàn thân.
Khi đĩa đệm chèn ép tuỷ cổ có thể gây tê liệt và tàn phế. Hoặc trường hợp dây thần kinh khu vực thắt lưng bị chèn ép sẽ dẫn đến đại, tiệu tiện mất tự chủ, các chi teo dần và mất khả năng đi lại.
Rối loạn cơ vòng: Rễ thần kinh khi bị tổn thương có thể gây ảnh hưởng đến cơ vòng đường tiểu gây bí tiểu, nước tiểu chảy rỉ ta theo cách thụ động.
Hội chứng đuôi ngựa: rễ thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép, khiến việc đi đại tiện mất kiểm soát.
Xem thêm: Phương pháp chữa đau nhức xương khớp bình dân, vô cùng hiệu quả
6. Đông y - Giải pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Cùng với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, nhiều giải pháp trị thoát vị đĩa đệm được phát hiện. Thế nhưng, trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông Y sẽ không bao giờ bị thay thế. Bởi phương pháp này đem đến hiệu quả tốt, không có tác dụng phụ, đặc biệt khi bệnh ở giai đoạn đầu và các triệu chứng nhẹ.
Các bài thảo dược đông y có nguồn gốc từ thiên nhiên, vô cùng an toàn và lành tính, không gây tác động xấu đến sức khoẻ. Hơn thế, so với các phương pháp y học hiện đại tốn kém chi phí thì đông y lại tiết kiệm hơn rất nhiều. Trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y phù hợp với nhiều đối tượng và có thể chữa ngay tại nhà.
Đông y sẽ cải thiện hiệu quả thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ. Và người bệnh cần kiên nhẫn điều trị do quá trình điều trị cần thời gian dài hơn so với các biện pháp Tây Y nhưng đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ.
Bên cạnh trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y, để hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả, các bạn cũng nên chú ý đến một số vấn đề như:
- Luyện tập thể thao thường xuyên nhằm tăng cường sức đề kháng
- Hạn chế lao lực quá độ
- Duy trì cân nặng ổn định, cân đối với chiều cao, tránh duy trì áp lực nặng lên cột sống.
Bài viết liên quan

Thoái hóa điểm vàng mắt và tất tần tật những điều cần biết
Thoái hóa điểm vàng là tình trạng mắt bị suy giảm thị lực đột ngột, chưa có cách khắc phục triệt để. Tuy nhiên nếu sớm phát hiện thì bạn có thể ngăn chặn tình trạng thoái hóa phát triển. Hãy cùng Đông Y Sơn Hà tìm hiểu các thông tin hữu ích về thoái hóa điểm vàng trong bài viết dưới đây.

Song thị do u tuyến yên có chữa được không? Cách phòng ngừa hiệu quả
Tuyến yên là một tuyến nội tiết nhỏ có kích thước gần bằng hạt đậu nằm ở nền não, nằm dưới điểm giao thoa của dây thần kinh thị giác và có chức năng đưa thông tin nhìn được về não. Sự hình thành các khối u tuyến yên bất thường có thể gây chèn ép vào dây thần kinh vận nhãn và gây ra nhiều vấn đề như suy giảm thị lực, thiếu hormon vĩnh viễn…Một trong những triệu chứng quan trọng khác có thể xảy ra do u tuyến yên là song thị. Theo dõi bài viết để tìm hiểu thêm về tình trạng song thị do u tuyến yên.
_cr_236x230.png)
Tìm hiểu về chứng táo bón, cách cải thiện và phòng ngừa hiệu quả
Táo bón khá phổ biến, dễ xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Vậy, khi bị táo bón nên xử lý như thế nào? Nguyên nhân nào gây nên táo bón? Hãy cùng Đông Y Sơn Hà tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
_cr_236x230.png)
Dấu hiệu cảnh báo mắt thiếu Vitamin A và cách bổ sung
Thiếu Vitamin A có thể gây nên những vấn đề về mắt, gây suy giảm thị lực, thậm chí có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Vậy, đâu là dấu hiệu cảnh báo mắt đang thiếu hụt Vitamin A? Làm thế nào để bổ sung Vitamin A hiệu quả? Hãy cùng Đông Y Sơn Hà tìm hiểu chi tiết ngay.
DANH MỤC
Sụp mí mắt
Tin tức
Sinh mạch ẩm, bài thảo dược quý trị chứng say nắng, ra mồ hôi nhiều
Những ngày hè oi bức, nhiệt độ tăng cao đột ngột dễ bị say nắng, say nóng và đổ mồ hôi nhiều. Tình trạng này khiến chúng ta mệt mỏi, suy nhược cơ thể, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu. Nếu không sớm khắc phục, có thể sẽ dẫn đến những di chứng thần kinh khó hồi phục và có khả năng dẫn đến tử vong. Đông Y có phương thuốc nổi tiếng “Sinh mạch ẩm” chuyên trị chứng say nắng, ra mồ hôi nhiều.
7 lợi ích bất ngờ từ quả bưởi với sức khoẻ, có thể bạn chưa biết?
Bưởi là loại trái cây thơm ngon, cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Hàm lượng vitamin C dồi dào cùng các dưỡng chất thiết yếu như kali, canxi, lycopene, đường,...có trong bưởi giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa bệnh tật và có tác dụng làm đẹp hiệu quả. Theo dõi bài viết để tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời mà quả bưởi mang lại.
Dấu hiệu nóng trong người và cách giải nhiệt tự nhiên
Nóng trong người khiến cơ thể bị khó chịu bứt rứt, dễ nổi mụn nhọt hay gây mất ngủ, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Đâu là dấu hiệu nhận biết nóng trong người và cách giải nhiệt tự nhiên như thế nào? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.