0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Ngải cứu có tác dụng gì? 7 Tác dụng tuyệt vời của ngải cứu

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Ngải cứu được biết đến là loại cây thảo dược có nhiều tác dụng với sức khỏe người dùng. Loại cây này được trồng phổ biến tại Việt Nam và có thể chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn. Vậy, ngải cứu có tác dụng gì? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Đông Y Sơn Hà tìm hiểu chi tiết các tác dụng tuyệt vời của cây ngải cứu có thể bạn chưa biết.
Xem nhanh

1. Tìm hiểu về cây ngải cứu

Ngải cứu hay ngải diệp (rau ngải) là một loại cây thảo, rất quen thuộc với người Việt. Loài cây này thường mọc rất nhiều ở các khu vực phía Bắc nước ta. Chúng có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn và cũng là vị thuốc dân gian rất tốt cho sức khỏe. 
 
Tìm hiểu về cây ngải cứu
Ngải cứu là loài cây thân cỏ

Loài cây ngải cứu có khả năng sống lâu năm, mọc dại nhiều, sinh trưởng cao đến 0.4-1m. Lá ngải cứu có màu xanh, phía dưới lá có một lớp lông nhung trắng với mùi thơm rất đặc trưng.Trong lá ngải cứu có chứa một lượng lớn tương dầu.

Theo Đông Y, ngải cứu là loại cây có vị đắng, tính ấm, kháng khuẩn. Dân gian thường sử dụng cây ngải cứu như một vị thảo dược dân gian giúp cầm máu, khắc phục tình trạng đau đầu, chứng chướng bụng, tiêu chảy, hay điều hoà kinh nguyệt hiệu quả.

2. Cây ngải cứu có tác dụng gì?

Ngải cứu là một loại cây quen thuộc với người Việt từ xưa đến nay với nhiều tác dụng tuyệt vời. Bởi vậy mà những bài thuốc dân gian xưa thường xuất hiện loại cây này. Hãy cùng tìm hiểu những tác dụng hữu ích của cây ngải cứu có thể bạn chưa biết trong bài viết dưới đây.
 
Cây ngải cứu có tác dụng gì?
Tác dụng thần kỳ của cây ngải cứu 

2.1 Tác dụng cầm máu dùng để sơ cứu

Ngải cứu là loài cây có tính kháng viêm, giảm đau, sát trùng và tiêu viêm hiệu quả. Bởi vậy mà khi bị chảy máu, bạn có thể sử dụng loại cây này để sơ cứu, đắp lên vết thương nhanh trong trường hợp khẩn cấp bị thương, hay bị rắn cắn,…

Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng lá ngải cứu tươi giã nát, thêm một chút muối để đắp lên vết thương. Nết vết thương hở, cần bớt lượng muối để tránh bị rát, xót.

2.2 Điều hoà kinh nguyệt

Cây ngải cứu có tính ấm, thường được dùng để làm giảm đau bụng kinh hiệu quả. Nếu chu kỳ nguyệt san không đều thì cũng có thể sử dụng loại cây này để giúp điều hoà kinh nguyệt.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện sắc nước ngải cứu uống trước hoặc trong những ngày bắt đầu kỳ kinh. Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:
  • Ngải cứu khô: 10-20g
  • Nước: 200ml
Sắc lá ngải cứu khô khi còn khoảng 100ml đem chia uống 2 lần trong ngày. Bạn có thể thêm chút đường cho dễ uống. Chỉ sau vài ngày sử dụng, kinh nguyệt đỏ và ít hơn, giúp bạn đỡ mệt, giảm đau bụng kinh hiệu quả. 

2.3 Giảm các triệu chứng đau nhức

Theo đông y, ngải cứu là vị thảo dược quý có thể sử dụng để khắc phục các tình trạng đau gai cột sống, đau lưng cấp tính hay các vùng đau do phong thấp. 
  • Đau lưng cấp tính: Sử dụng lá ngải cứu giã dập, chế thêm rượu, chưng ấm và đắp lên vị trí đau.
  • Phong thấp: Trộn ngải cứu với phèn chua để đắp, xoa bóp lên các vùng bị đau.
  • Đau gai cột sống: Dùng 250ml ngải cứu tươi giã nát, kết hợp với 150ml dấm gạo đun nóng, và xoa dọc theo vùng xương sống trong 15 phút. Thực hiện liên tục trong khoảng 3-5 tháng.
  • Đau nhức xương khớp: Dùng nước cốt ngải cứu pha với mật ong uống hoặc đắp ngải cứu đâm nhuyễn.

Xem thêm: Nước ép ổi có tác dụng gì? Những công dụng tuyệt vời của nước ép ổi

2.4 Bồi bổ cơ thể bị suy nhược 

Ngải cứu có tác dụng phục hồi sức khỏe, rất tốt cho những người bị suy nhược cơ thể, đặc biệt là những người bị bệnh lâu ngày hay người mới ốm dậy.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:
  • Ngải cứu: 250gr
  • Quả lê: 2 quả
  • Câu kỷ tử: 20gr
  • Gà ri (gà ác): 150gr
  • Các nguyên liệu khác như hạt sen, táo đỏ,...
Bồi bổ cơ thể bị suy nhược 
Gà hầm lá ngải - Món ăn đại bổ cho người ốm

Bạn có thể sử dụng gà để hầm với khoảng 0.5 lít nước, thêm gia vị hạt nêm và các loại nguyên liệu trên để ăn hàng ngày. Đây là một món ăn đại bổ, hỗ trợ suy nhược cơ thể hiệu quả rất quen thuộc với người Việt.

2.5 Tác dụng dưỡng thai, an thai

Người mang thai nếu có hiện tượng ra máu, đau bụng thì có thể sử dụng lá ngải cứu với tác dụng dưỡng thai, an thai rất tốt. Tuy nhiên, những người mang thai trong vòng 3 tháng đầu không được sử dụng ngải cứu để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhai.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:
  • Lá ngải cứu: 16gr
  • Nước: 600ml
Sắc lá ngải cứu cho đến khi còn 100ml thì chia uống ¾ lần trong ngày. Bài thuốc quý này còn rất tốt cho những người khó mang thai, tử cung lạnh khi kết hợp thêm với một số thảo dược khác.

2.6 Trị cảm ho lạnh

Ngải cứu khi được kết hợp với các loại dược thảo khác như cây bj mắm, lá nguyệt bạch, lá bưởi, khuynh diệp,... sẽ có hiệu quả trị cảm cúm, ho khan hiệu quả.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:
  • Ngải cứu: 300gr
  • Lá khuynh diệp: 100gr
  • Lá bưởi/ chanh/ quýt: 100gr
Đun sôi với 2 lít nước trong 20 phút, sau đó đem xông trong vòng 15 phút. Bạn nên xông liên tục trong vòng 2-3 ngày để giảm các triệu chứng trên.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng 100gr ngải cứu, 100gr lá tía tô, và 50gr sả sắc với 1 lít nước đến khi còn 0.5 lít, đem uống liên tục trong 3-5 ngày.

Xem thêm: Ăn dứa có tác dụng gì? Những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe không thể bỏ qua

2.7 Cải thiện tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa

Ngải cứu tươi có tác dụng tốt trong việc cải thiện tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa hay mụn nhọt,... với tính kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. 

Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần giã ngải cứu tươi đem đắp lên vùng da mẩn ngứa trong khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch. Thực hiện liên tục giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa lại giúp da trắng hồng tự nhiên. 

Cây ngải cứu cũng có thể sử dụng để trị rôm sảy cho trẻ. Bạn chỉ cần đem ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước tắm cho bé rất lành tính, an toàn cho làn da nhạy cảm.

Ngoài ra, ngải cứu cũng thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của người Việt như nấu canh hay rán trứng lá ngải cung có tác dụng giảm triệu chứng hoa máu chóng mặt, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu.

3. Lưu ý khi sử dụng lá ngải cứu an toàn

Tuy có nhiều giá trị, tốt cho sức khoẻ nhưng sử dụng quá liều loại cây này cũng có thể gây độc khiến cho tinh thần bị hưng phấn quá mức hay thậm chí là co giật cục bộ đến toàn thân. Bởi vậy, bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng loại cây này.
 
Lưu ý khi sử dụng lá ngải cứu an toàn
Không sử dụng ngải cứu quá nhiều có thể gây độc

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng cây ngải cứu mà bạn cần lưu ý như sau:
  • Không dùng quá nhiều ngải cứu, tối đa chỉ nên sử dụng 3 lần/ tuần
  • Không sử dụng ngải cứu dài ngày, liên tục trong 4 tuần
  • Người mang thai nên cẩn trọng liều lượng khi sử dụng
  • Người từng sảy thai, sinh non không nên ăn
  • Không kết hợp ngải cứu với các loại thuốc chữa bệnh
  • Cẩn trọng với những người có cơ địa mẫn cảm với thảo dược
Trên đây là những tác dụng thần kỳ mà cây ngải cứu mang đến cho bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được ngải cứu có tác dụng gì cũng như các lưu ý để sử dụng ngải cứu an toàn, tránh gây nên những hậu quả đáng tiếc. 

Xem thêm: Trà hoa cúc có tác dụng gì - Những công dụng có thể bạn chưa biết

Hãy theo dõi Đông Y Sơn Hà để thường xuyên cập nhật thêm các kiến thức hữu ích về sức khỏe. Đông Y Sơn Hà - Phòng khám đông y chuyên khắc phục các tình trạng sụp mí, mắt lác song thị hay các chứng bệnh phổ biến khác. Với tiêu chí Vì sức khỏe người Việt, Đông Y Sơn Hà chắc chắn là lựa chọn tin cậy mà bạn không thể bỏ qua. 

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>