0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Trà hoa cúc có tác dụng gì - Những công dụng có thể bạn chưa biết

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Cúc hoa - một trong thập đại danh hoa được nhắc đến nhiều nhất trong Đông y. Không chỉ là loại thảo dược quen thuộc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian, cúc hoa còn được coi là thần dược khi mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao trong các bài thuốc Đông y. Vậy công dụng thật sự của cúc hoa là gì? Theo dõi bài viết để biết thêm những thông tin chi tiết về loài hoa này.
Xem nhanh

1. Đôi nét giới thiệu về cúc hoa 

Cúc hoa được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau có thể kể đến như: Cam cúc, Tiết hoa, Cúc diệp, Mẫu cúc hay Dược cúc. Ngoài ra, còn có tên khoa học là Chrysanthemum Morifolium Ramat, thuộc họ hoa cúc và được phân loại thành 2 nhóm là cúc hoa vàng và cúc hoa trắng.
 
1. Đôi nét giới thiệu về cúc hoa 

1.1 Đặc điểm thực vật 

Cúc hoa trắng và cúc hoa vàng có những đặc điểm điển hình riêng, rất dễ dàng để nhận biết và phân loại. Dưới đây là một số đặc điểm đặc trưng của cúc hoa trắng và cúc hoa vàng:
  • Cúc hoa trắng: Thân cúc hoa trắng thẳng đứng, có rãnh chạy dọc trên thân. Loài này có lá màu xanh thẫm, mặt dưới có lông và trắng hơn mặt trên. Đầu lá trong có phần hơi nhọn, méo có răng cưa. Mỗi lá có từ 3-5 thùy trái xoan, cuống lá có tai ở gốc. Gọi tên là cúc hoa trắng, chắc hẳn mọi người đều biết đặc điểm màu hoa của loài này là màu trắng, ngoài ra có đặc điểm hình lưỡi, giữa hoa có màu vàng hoặc cam nhạt. Quả cúc hoa trắng có hình trái xoan khá dễ nhận biết.
  • Cúc hoa vàng: Tương tự cúc hoa trắng, cúc hoa vàng có thân thẳng đứng với chiều cao trung bình khoảng 90cm. Đặc điểm của lá cây có cạnh tròn, thùy sâu. Đặc trưng màu hoa vàng, có hình cầu, đường kính khá nhỏ chỉ khoảng 1-1.5cm.

1.2 Đặc điểm sinh trưởng 

Ở Việt Nam, cúc hoa được trồng nhiều tại các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là khu vực các tỉnh thành phía Bắc như Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương và Hưng Yên là nơi trồng nhiều cúc hoa nhất. 

Cúc hoa là loài thực vật ưa ẩm và sáng, loại cây này thường được trồng với nhu cầu làm nguyên liệu nấu rượu, ướp chè và sản xuất dược liệu. Cúc diệp là loài cúc ra hoa quanh năm và khá hiếm có hạt.

Theo kinh nghiệm dân gian, thời điểm thích hợp nhất để trồng cúc hoa là vào khoảng tháng 5, tháng 6. Thời gian thu hoạch sau đó sẽ khoảng 4 đến 5 tháng và tùy theo cách chăm sóc và thời điểm chăm sóc mà số lượng hoa thu hoạch được có thể nhiều hay ít.

Với nhiều công dụng tuyệt vời, cúc hoa đáp ứng nhiều nhu cầu trong đời sống, hiện nay không ít trung tâm và các cơ sở dược liệu đã thực hiện nuôi trồng và phát triển thành công dược liệu cúc hoa để ứng dụng vào đời sống hàng ngày.

1.3 Thu hái và sơ chế 

Thời gian thu hoạch hoa cúc là  khoảng sau 4-5 tháng trồng, thực hiện bào chế sẽ theo các cách sau:
  • Dùng hoa tươi chớm nở, phơi trong bóng râm hoặc khu vực nắng nhẹ.
  • Sau khi thu hái, đem quây cót và sấy diêm sinh độ khoảng 2-3 giờ. Khi hoa chín mềm thì bỏ ra, kết thúc quá trình sấy diêm sinh. Đem nén chặt chỗ cúc hoa vừa sấy trong một đêm, tiếp theo đem phơi khoảng 3-4 nắng là có thể sử dụng. Trung bình, để thu được 1kg hoa khô sẽ cần khoảng 5-6kg hoa tươi.
  • Sơ chế sạch rồi rán thành bột mịn và sử dụng dần.
Dược liệu sau khi bào chế cũng cần lưu ý đến việc bảo quản. Loại dược liệu này rất dễ bị nấm mốc, sâu mọt xâm nhập nên cần bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, xông diêm sinh định kỳ. Không phơi quá nhiều nắng tránh để mất hương vị và làm biến dạng màu sắc của cánh hoa. Trong quá trình bào chế không sấy ở nhiệt độ quá nóng, quá cao, chỉ nên hong khô để dược liệu không ẩm.

2. Công dụng không ngờ của cúc hoa trong chữa bệnh 

Không chỉ là một loài hoa mang vẻ đẹp thanh nhã với hương thơm nhẹ nhàng cuốn hút, Cúc hoa còn là thảo dược quý có công dụng tốt trong điều trị bệnh lý. Những tác dụng của cúc hoa được ghi chép nhiều trong sách y học cổ truyền và cũng được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại. Các bạn đã biết đến những công dụng nào của cúc hoa? Giới thiệu đến các bạn những tác dụng tuyệt vời nhất của cúc hoa mà có thể các bạn chưa biết:
 
2. Công dụng không ngờ của cúc hoa trong chữa bệnh 

2.1 Tác dụng trong y học hiện đại 

Các nghiên cứu cho thấy, trong cúc hoa có chứa nhiều hoạt chất rất hữu ích trong điều trị bệnh, điển hình như các hoạt chất adenin, chrysanthemin, choline, vitamin A, stachydrin và tinh dầu. Các hoạt chất này có tác dụng rất tốt trong chữa các chứng bệnh:
  • Kháng khuẩn: Các chuyên gia nghiên cứu chỉ ra rằng cúc hoa có tác dụng ức chế tụ cầu trùng vàng, liên cầu trùng dung, lỵ trực trùng Sonneu, trực trùng thương hàn. Ngoài ra, cúc hoa còn có tác dụng nhuận tràng, dễ tiêu hóa.
  • Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Việc ức chế phản xạ vận mạch có nguồn gốc từ trung tâm giúp hạ huyết áp hiệu quả. Qua đó, lưu lượng tim và sự dẫn truyền ở thần kinh hạch không bị tác động.
  • Điều trị hạ sốt do cảm lạnh: Một vài thực nghiệm trên các trường hợp bệnh nhân sốt do cảm lạnh, sau khi dùng cúc hoa các bệnh nhân này đã có dấu hiệu hại sốt.
  • Chống phát ban và mờ sẹo: Vitamin A trong cúc hoa có tác dụng tái tạo cấu trúc da, sản sinh collagen, giúp làm mờ sẹo.
  • An thần: Cúc hoa là một trong những vị thảo dược được ứng dụng nhiều nhất để chữa hạ hưng phấn và trấn an tinh thần hiệu quả.

2.2 Tác dụng trong Đông y 

Từ lâu cúc hoa đã là dược liệu được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y. Bản thân là loại dược liệu có vị đắng, tính bình, hơi hàn và được quy vào kinh Phế, Can, Tỳ, cúc hoa có công dụng trong điều trị các chứng bệnh:
  • Điều trị cảm lạnh, đau đầu, đau mắt, tăng huyết áp, viêm mũi, cảm cúm, chóng mặt,...
  • Giúp sáng mắt, phòng ngừa các bệnh lý về mắt.
  • Hỗ trợ phong khớp xương, chủ yếu là phong hàn.
  • Tác dụng tốt trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến tuyến tiêu hóa: tiêu chảy, biếng ăn.
  • Chữa đinh nhọt, rắn cắn, chấn thương ứ huyết.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng bồ công anh chữa Polyp túi mật hiệu quả

3. Bài thuốc Đông y từ cúc hoa

Với nhiều công dụng tuyệt vời trong chữa bệnh, Cúc hoa được ứng dụng nhiều trong Đông y. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây cúc hoa được sử dụng và mang lại hiệu quả tốt nhất.

3.1 Điều trị nhức đầu, chóng mặt

Nguyên liệu: Cúc hoa, phòng phong, khương hoạt, bạc hà, kinh giới, hương phụ, tế tân, cương tằm. Sơ chế các dược liệu rồi tán nhỏ thành bột mịn. Đựng thuốc trong lọ kín, bảo quản nơi khô ráo để dược tính không bị ảnh hưởng. 

Mỗi lần sử dụng khoảng 4-6gr, hãm với nước ấm và uống liên tục cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm và biến mất hoàn toàn.

3.2 Điều trị sốt, cảm lạnh 

Nguyên liệu: 12gr cúc hoa, 12gr xa tiền từ, 8gr câu đằng, 8gr cát cánh, 8gr tang diệp, 4gr liên kiều, 4gr cam thảo. Làm sạch nguyên liệu và sơ chế nguyên liệu đã chuẩn bị rồi đem sắc thuốc. Đun cùng 700ml nước ở lửa nhỏ và đun trong 20 phút khi các dưỡng chất đã ngấm ra thuốc thì dừng bếp. Chia thuốc thành 2 phần dùng uống trong ngày, sử dụng đều đặn cho đến khi các triệu chứng chấm dứt.

3.3 Điều trị ban đậu chạy vào mắt sinh màng mộng 

Nguyên liệu: bạch cúc hoa, cốc tinh thảo, vỏ đậu xanh, dùng với liều lượng bằng nhau, tán bột mịn. Mỗi lần dùng 4gr, kèm 1 quả thị, 1 chén cơm nếp, nấu cho đến khi cơm cạn thì ăn hết, mỗi ngày ăn 3 trái. Với biểu hiện bệnh nhẹ thì ăn trong khoảng 5-7 ngày, bệnh nặng cần điều trị liên tục trong vòng nửa tháng.

3.4 Điều trị phong thấp, đau nhức chân 

Nguyên liệu khá đơn giản, chỉ cần chuẩn bị cúc hoa trắng và lá ngải cứu già. Thực hiện sơ chế rồi phơi khô và tán thành bột mịn, khi dùng cần trộn thuốc với hồ để đắp vào vị trí đau nhức. Đắp thuốc 2-3 lần/ngày, kiên trì điều trị trong vòng một tháng sẽ thấy hiệu quả.

3.5 Điều trị suy nhược thần kinh 

Suy nhược thần kinh có thể gặp ở nhiều đối tượng, thường các biểu hiện như: mất ngủ, trí nhớ kém, cơ thể mệt mỏi, mất tinh thần.

Chuẩn bị các nguyên liệu sau: 20g cúc trắng, 20g tần quy, 20g kỷ tử, 20g phục linh, 20g địa hoàng, 25g nhị nhân, 15g sơn khương, 15g thốn đông, 15g chí nhục, 15g tục tùy tử, 10g hoàng bá, 10g củ sâm, 10g hoàng thảo. Thực hiện sơ chế nguyên liệu, sắc cùng 800ml nước. Đun nhỏ lửa trong vòng 20 phút, đun đến khi cạn nước chỉ còn khoảng 300ml thì có thể tắt bếp và sử dụng.

Chia thuốc làm 2 lần uống trong ngày, dùng liên tục trong 5 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.

>> Xem thêm: Tác dụng của cây lạc tiên và những lưu ý quan trọng khi sử dụng

4. Một số lưu ý khi dùng các bài thuốc từ cúc hoa 

Tuy cúc hoa có nhiều công dụng trong chữa bệnh nhưng khi sử dụng các bài thuốc Đông y từ cúc hoa, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất:
 
4. Một số lưu ý khi dùng các bài thuốc từ cúc hoa 
  • Các trường hợp bị tỳ, vị hư, hàn hay đau đầu do phong hàn không sử dụng cúc hoa;
  • Cần thăm khám, tư vấn các chuyên gia y tế trước khi sử dụng thuốc;
  • Không tự ý kết hợp các bài thuốc từ cúc hoa với thuốc tây hay các loại dược liệu khác, có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến dược tính của thảo dược;
  •  Sử dụng với liều lượng phù hợp, chỉ nên sử dụng từ 6-20g cúc hoa/ ngày.
Cúc hoa là loại dược liệu rất tốt cho sức khỏe, với nhiều công dụng hữu ích nó được áp dụng trong nhiều bài thuốc điều trị khác nhau. Để có được ích lợi tốt nhất, người bệnh cần tìm hiểu kỹ về cách dùng, các bài thuốc và những vấn đề cần lưu ý nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên môn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách sử dụng cũng như tác dụng trong điều trị các bệnh lý của cúc hoa có thể liên hệ phòng khám Đông y Sơn Hà qua hotline 0989.116.118 để được giải đáp và tư vấn nhanh chóng.

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>