0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Các phòng tránh bệnh hiệu quả cần lưu ý

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Đến nay, bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở hơn 20 quốc gia trên toàn thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tổ chức họp khẩn và đưa ra những cảnh báo về dịch bệnh đang bùng phát này. Bệnh đậu mùa khỉ nguy hiểm như thế nào? Cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin chi tiết về bệnh đậu mùa khỉ, mời các bạn theo dõi.
Xem nhanh

1. Bệnh đậu mùa khỉ - Căn bệnh nguy hiểm đang bùng phát 

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, đậu mùa khỉ là một bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Loại bệnh này lây nhiễm từ động vật do virus gây ra, nghĩa là bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan từ động vật sang người. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây nhiễm từ người sang người.
 
1. Bệnh đậu mùa khỉ - Căn bệnh nguy hiểm đang bùng phát 

Tại sao lại gọi là bệnh đậu mùa khỉ? Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên ở những đàn khỉ được nuôi dùng cho việc nghiên cứu vào năm 1958. Và bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện ở người vào năm 1970.

So với dịch Covid -19 thì bệnh đậu mùa khỉ khó lây nhiễm hơn. Các y văn ghi nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm trực tiếp qua tiếp xúc với người nhiễm (tiếp xúc với khăn mặt, chăn ga gối đệm, giọt bắn đường hô hấp,...). Tuy chưa xác nhận được loại bệnh này có lây nhiễm qua đường tình dục hay không nhưng, theo thông tin WHO ghi nhận được thì bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở một số nam giới có quan hệ tình dục đồng tính. Ngoài ra, người trưởng thành và trẻ em cũng rất có thể là đối tượng nhiễm bệnh.

Các ca bệnh đậu mùa khỉ không có khả năng tử vong cao, khả năng phục hồi bệnh chỉ sau vài tuần. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh chuyển biến nặng, gia tăng khả năng tử vong như: người bệnh đậu mùa khỉ có tiếp xúc lâu dài với virus, người có hệ miễn dịch kém, trẻ em,... Bệnh đậu mùa khỉ đến nay vẫn là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu nếu không có vaccine phòng ngừa kịp thời. 

2. Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ 

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ sẽ xuất hiện một số triệu chứng điển hình như sốt, đau đầu, đau lưng, đau cơ, sưng hạch, giảm năng lượng, phát ban hoặc gặp các tổn thương da. Đậu mùa khỉ thường bắt đầu bằng những cơ sốt kéo dài trong vòng 1 đến 3 ngày. Một số tổn thương da có thể nhận biết như các nốt ban chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng và tiếp theo đó có thể đóng vảy, khô và rụng vảy.
 
2. Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ 

Những tổn thương da trên một người có thể dao động từ một vài nốt cho đến hàng ngàn nốt. Ban có xu hướng tập chung chính ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và mặt.

Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ thường sẽ tự biến mất sau khoảng 2 đến 4 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu nhận thấy có những dấu hiệu nghi nhiễm của bệnh đậu mùa khỉ, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn.

Thời điểm hiện tại, các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ vẫn đang được quan sát và theo dõi để làm rõ. Trước tiên, nguy cơ lây bệnh được xác nhận có thể là liên quan đến vấn đề giọt bắn ở đường hô hấp. Khi tiếp xúc, sống chung hay dùng chung đồ với người mắc bệnh đậu mùa khỉ bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng được xác nhận là mắc bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu là trẻ em.

3. Bệnh đậu mùa khỉ có thể gây ra tử vong 

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ trong một vài tuần các triệu chứng bệnh sẽ tự mất đi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp hiếm gặp, người bệnh gặp các biến chứng y khoa và thậm chí là đe dọa đến tính mạng (tử vong). Trẻ sơ sinh, trẻ em và các đối tượng là người mắc bệnh nền là suy giảm miễn dịch có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn và tử vong do loại bệnh này.

Một số biến chứng ở các ca đậu mùa khỉ nặng được ghi nhận bao gồm nhiễm trùng da, lú lẫn, viêm phổi và nhiễm trùng mắt (có nguy cơ dẫn đến mù lòa). Có khoảng từ 3% đến 6% ca bệnh được báo cáo đã dẫn đến tử vong ở các nước có bệnh lưu hành trong thời gian gần đây, thường ở người có bệnh nền và trẻ em.

Tỷ lệ tử vong này cao hơn so với thực tế bởi hoạt động giám sát ở các quốc gia lưu hành bệnh còn nhiều hạn chế.

4. Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ người sang người như thế nào?

Theo WHO, người bị bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ lây nhiễm trong khoảng thời gian xuất hiện triệu chứng (thường là từ 2 tuần đến 4 tuần). Lây nhiễm đậu mùa khỉ có thể do tiếp xúc gần với người có triệu chứng. Nốt ban, dịch thể (như mủ, dịch hoặc máu từ các tổn thương ở da) và vảy đặc biệt có nguy cơ làm lây nhiễm. Chén đĩa, khăn mặt, quần áo,..bị nhiễm virus do tiếp xúc với người nhiễm đậu mùa khỉ cũng có thể làm lây bệnh sang người khác.
 
4. Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ người sang người như thế nào?

Vết loét, các tổn thương hở, chỗ đau trong miệng cũng có khả năng lây nhiễm cao, tức là virus có thể lây qua đường nước bọt. Bởi thế, những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao thường là người tiếp xúc gần với người bệnh điển hình như các cán bộ y tế, bạn tình và người nhà.

WHO cũng cho biết, virus cũng có thể lây bệnh từ người đang mang thai sang bào thai qua nhau thai hoặc từ cha mẹ nhiễm bệnh sang con trong hoặc sau khi sinh khi tiếp xúc trực tiếp qua da. Một số đối tượng không có triệu chứng chưa được xác nhận có thể làm lây nhiễm bệnh hay không.

5. Đã có vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ chưa?

Dịch bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các vùng Trung phi và Tây phi. Với những nguy hiểm nhất định, đặc biệt là sau thời điểm đại dịch Covid - 19 vừa qua, bệnh đậu mùa khỉ mang đến nhiều lo ngại về một đợt dịch nguy hiểm. Vaccine phòng bệnh là vấn đề đang rất được quan tâm.

Hiện nay, đã có một số loại vaccine phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ được đánh giá là đem lại khả năng bảo vệ ở mức độ nhất định chống bệnh đậu mùa khỉ. MVA-BN hay được gọi là Imvanex là loại vaccine mới hơn được phát triển để phòng bệnh đậu mùa, loại vaccine này được phê duyệt vào năm 2019 dùng để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ nhưng hiện vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi.

Vaccine gốc phòng bệnh đậu mùa khỉ hiện không con được cung cấp cho công chúng và nhóm người có độ tuổi trong khoảng 40 tuổi - 50 tuổi hầu hết đều chưa được tiêm phòng. Một số nhân viên phòng xét nghiệm hoặc các cán bộ y tế có thể đã được tiêm phòng bằng một loại vaccine đậu mùa khỉ mới sản xuất gần đây.

6. Cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ 

Một số cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ các bạn không nên bỏ qua:
 
6. Cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ 
  • Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh đậu mùa khỉ (nghi nhiễm) và người mắc bệnh đậu mùa khỉ;
  • Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc gần với người bệnh do là người sống cùng hoặc cán bộ y tế, khuyến khích người bệnh tự cách ly và che chắn vùng tổn thương da nếu có thể. Khi tiếp xúc nên đeo khẩu trang y tế (cả người bệnh và người tiếp xúc);
  • Tránh tiếp xúc da với da bất cứ khi nào có thể, hãy sử dụng găng tay y tế nếu phải tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị tổn thương của người bệnh. Sử dụng đồ bảo hộ (găng tay, khẩu trang, quần áo) khi xử lý chăn ga, quần áo của người bệnh;
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn có chứa cồn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh;
  • Xử lý quần áo, khăn, dụng cụ ăn uống của người bệnh bằng nước ấm và bột giặt, Làm sạch, khử khuẩn mọi bề mặt đã nhiễm bẩn và tiêu hủy các chất thải nhiễm bẩn (ví dụ băng gạc) một cách hợp lý.

>> Xem  thêm: Hỗ trợ điều trị COVID-19 bằng thuốc Đông Y hiệu quả như thế nào?

Trên đây là những thông tin hữu ích về căn bệnh đậu mùa khỉ gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng con người. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu có những vấn đề về sức khỏe, hãy liên hệ ngay với Đông Y Sơn Hà để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>