Co giật mí mắt có nguy hiểm không? Những cảnh báo bệnh lý cần biết
Tác giả: Phạm Thị Thu Hà
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
“Co giật mí mắt” một hiện tượng co thắt không tự chủ của mí mắt, liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nào đó trong tương lai theo tâm linh như nhiều người vẫn nghĩ? Tuy nhiên, nếu hiện tượng co giật mí mắt xuất hiện với cường độ mạnh và thường xuyên thì rất có thể là là dấu hiệu tổn thương của dây thần kinh hoặc cảnh báo các bệnh lý về mắt. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về hiện tượng co giật mí mắt và cách khắc phục hiệu quả qua bài viết dưới đây:
Xem nhanh
1. Tình trạng co giật mí mắt
Co giật mí mắt là hiện tượng mí mắt co thắt lặp đi lặp lại một cách không tự chủ. Thường co giật mí mắt xuất hiện ở mí mắt trên, mí mắt dưới cũng có thể bị co giật nhưng khá hiếm gặp.Mức độ co giật mí mắt của mỗi người có thể không giống nhau. Đa số mọi người khi gặp tình trạng co giật mí mắt, hiện tượng này xảy đến khá nhẹ nhàng chỉ giống sự co kéo nhẹ vào mí mắt. Tuy nhiên, với một số trường hợp thì sự co giật có thể mạnh đến mức khiến bạn phải nhắm mắt lập tức. Ở một số trường hợp khác có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào cả.
Thời gian co giật mí mắt của mỗi người cũng có phần khác nhau. Thường thì hiện tượng co giật mí mắt chỉ diễn ra trong một vài giây nhưng sẽ có những trường hợp kéo dài đến hai phút.
Tình trạng co giật có thể xuất hiện theo từng đợt mà người bệnh không thể lường trước được, có thể sớm mất đi nhưng cũng có thể tái diễn sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế các cơn co giật mí mắt thường chỉ xảy ra trong một vài ngày và sau đó không xuất hiện lại trong một khoảng thời gian dài.
Tình trạng co giật mí mắt thường không gây hại và không gây cảm giác đau đớn cho người bệnh nên cũng không nhất thiết phải can thiệp các phương pháp trị liệu.
Tuy nhiên, nếu co giật mí mắt ở cường độ mạnh, gây phiền nhiễu tới đời sống sinh hoạt của bạn, đáng lo hơn đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về mắt. Trong một vài trường hợp, hiện tượng co giật mí mắt kèm theo co giật các bộ phận khác trên mặt là một dấu hiệu nguy hiểm bởi nó có thể là do động mạch chèn ép dây thần kinh gây nên.
2. Co giật mí mắt - Dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe
Một số người cho biết, co giật mí mắt có thể là điềm báo một việc gì đó bất thường mang thiên hướng tâm linh. Tuy nhiên, lý giải về khoa học thì hiện tượng co giật mí mắt rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các dấu hiệu bệnh lý. Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến co giật mí mắt:2.1 Mắt có khối u
Co giật mí mắt tuy là một trạng thái khá phổ biến tuy nhiên cũng không nên quá chủ quan. Mắt có khối u tuy có xác suất rất thấp nhưng vẫn có khả năng liên quan tới hiện tượng co giật mí mắt. Bởi mắt co giật liên tục có thể là biểu hiện cho thấy trong mắt đang chứa dị vật.Đặc biệt, nếu mí mắt co giật thường xuyên có thể là do khối u đang dần hình thành, đè lên dây thần kinh và dẫn đến tình trạng co giật mí mắt. Hãy chủ động đi khám mắt chuyên khoa để được các bác sĩ nhãn khoa nhận định. Sẽ rất nguy hiểm nếu mắt bạn đang có khối u, tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
2.2 Lạm dụng các chất kích thích
Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia,...có thể gây nên hiện tượng co giật mí mắt. Đặc biệt là cà phê, uống cà phê hàng ngày có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mí mắt co giật liên hồi. Bởi, trong cà phê có chứa caffeine có thể khiến nhịp tim tăng cao, qua đó kích thích quá trình trao đổi chất và các hoạt động của cơ, trong đó có cơ mắt.Theo các chuyên gia, hiện tượng này được lý giải là do vùng cơ mắt rất nhỏ và dễ nhạy cảm. Vậy nên, chỉ một kích thích nhẹ từ môi trường bên ngoài lẫn bên trong cũng có thể khiến cúng phản ứng lại thông qua hiện tượng co giật mí mắt. Khi đó, nên từ bỏ thói quen sử dụng các chất kích thích quá thường xuyên.
2.3 Căng thẳng quá mức
Khi cơ thể ở trạng thái căng thẳng, mệt mỏi quá mức thì hiện tượng co giật mí mắt có thể xuất hiện. Giống như một biểu hiện phản ánh của đôi mắt, cơ thể hoạt động quá sức sẽ hình thành những xung đột từ mạnh đến nhẹ ở đôi mắt mà chính bản thân bạn cũng khó nhận ra được.Căng thẳng quá mức có thể phản ứng bằng nhiều hiện tượng khác nhau như ngáp, uể oải, thở dài,..và cả co giật ở mí mắt. Lúc này, bạn chỉ cần điều chỉnh lại nhịp sống sinh hoạt của mình, để mắt có thời gian thư giãn và nghỉ ngơi thì hiện tượng co giật mí mắt có thể giảm tránh đáng kể.
2.4 Thiếu ngủ trầm trọng
Thiếu ngủ thường xuyên cũng có thể được phản ứng thông qua hiện tượng co giật mí mắt. Không ngủ đủ giấc sẽ dễ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, suy giảm hệ miễn dịch, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh. Khi thiếu ngủ, đôi mắt sẽ là cơ quan phản ánh tình trạng này rõ rệt nhất.2.5 Một số bệnh lý khác
Co giật mí mắt cũng có thể là biểu hiện cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến mắt như: khô mắt, viêm mí mắt, viêm kết mạc. Một số trường hợp hiếm gặp, co giật mí mắt là dấu hiệu của rối loạn não, thần kinh, cụ thể là loạn trương lực cơ, liệt dây thần kinh mặt, hội chứng Tourette, bệnh Parkinson.3. Co giật mí mắt có nguy hiểm không?
Chắc hẳn có rất nhiều thắc mắc về vấn đề: “Co giật mí mắt có nguy hiểm không?”. Thực tế, tình trạng co giật mí mắt là hiện tượng không có nguy hiểm đến tính mạng. Đa số các cơn co giật thường chỉ đến trong thoáng chốc một vài giây rồi tự biến mất mà không cần can thiệp điều trị.Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, co giật mí mắt có thể là triệu chứng của các vấn đề rối loạn nghiêm trọng về thần kinh hoặc não. Khi co giật mí mắt là hậu quả của những tình trạng này thì sẽ kèm theo những biểu hiện khác. Những rối loạn não và thần kinh có thể gây hiện tượng co giật mí mắt bao gồm:
- Loạn trương lực cơ cổ, khiến cổ co giật bất ngờ, khiến đầu quay ở vị trí làm bạn khó chịu;
- Loạn trương lực cơ, gây co thắt cơ không tự chủ và chịu ảnh hưởng đến một phần cơ thể bị biến dạng hoặc bị xoay;
- Liệt dây thần kinh mặt;
- Hội chứng Tourette;
- Đa xơ cứng - một loại bệnh lý của hệ thần kinh trung ương gây ra các vấn đề về nhận thức, vận động;
- Bệnh Parkinson gây cứng cơ, run chi cơ, gặp các vấn đề về ngôn ngữ và giữ thăng bằng cơ thể;
4. Điều trị co giật mí mắt hiệu quả bằng Đông y
Co giật mí mắt tuy không có những ảnh hưởng nghiêm trọng đe dọa tính mạng người bệnh nhưng trong một vài trường hợp hiếm gặp nó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều loại bệnh nguy hiểm. Bởi vậy mà chúng ta không thể chủ quan, ngó lơ tình trạng này. Gợi ý đến các bạn phương pháp điều trị co giật mí mắt hiệu quả bằng Đông y:Theo Đông y, hiện tượng mí mắt co giật có liên quan đến tạng can và tạng tỳ. Trong y học cổ truyền, điều trị co giật mí mắt thường sử dụng các phương pháp tổng hợp như ngoài kết hợp liệu pháp châm cứu, giác tại chỗ còn kết hợp uống thuốc để phù chính khu tà, đem đến hiệu quả lâu bền. Hoặc có thể kết hợp uống thuốc Đông y cùng liệu pháp bấm huyệt tại chỗ khu vực xung quanh ổ mắt và huyệt toàn thân thuộc kinh can, tỳ và kinh có mối quan hệ biểu lý với nó.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo mọi người cần bảo vệ mắt, thường xuyên thư giãn giúp mắt được nghỉ ngơi. Xây dựng chế độ ăn uống điều độ kết hợp nghỉ ngơi hợp lý bổ sung thức ăn, dưỡng chất tốt cho mắt. Hạn chế tối đa những thức ăn có tính kích thích như cà phê, đồ ăn cay nóng, trà đặc,..và hạn chế sử dụng rượu bia thuốc lá.>> Xem thêm: Chữa bệnh sụp mí, mắt lác, song thị bằng đông y
Nếu tình trạng giật mí mắt kèm theo những dấu hiệu bất thường khác, bạn nên đến các địa chỉ y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Phòng khám Đông y Sơn Hà - địa chỉ y tế đáng tin cậy dành cho bạn. Phòng khám chuyên điều trị các bệnh lý về mắt điển hình như: sụp mí mắt, viêm kết mạc, co giật mí mắt,...Để biết thêm thông tin chi tiết, các bạn có thể liên hệ đến hotline 0989116119.
Thông tin tác giả
Phạm Thị Thu Hà
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...