0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Đau dây thần kinh số 5 nên kiêng gì: Chế độ ăn uống hợp lý giúp điều trị bệnh hiệu quả

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Đau dây thần kinh số 5 tuy không phải là căn bệnh gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người. Tuy nhiên, người mắc bệnh này sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt khi gặp các cơn đau dây thần kinh số 5 dữ dội, đột ngột xuất hiện trên vùng mặt. Ngoài việc điều trị bằng các phương pháp y học thì một thói quen ăn uống lành mạnh cùng chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Theo dõi bài viết để biết đau dây thần kinh số 5 nên kiêng gì và có chế độ sinh hoạt như thế nào? 
Xem nhanh

1. Dây thần kinh số 5 là gì? 

Dây thần kinh số 5 hay thường được biết đến với tên gọi dây thần kinh sinh ba hay dây thần kinh tam hoa, đây là một trong số những dây thần kinh quan trọng nhất của vùng mặt. Dây thần kinh số 5 cũng là dây thần kinh sọ có kích thước lớn nhất trong số 12 đôi dây thần kinh. 
Dây thần kinh số 5 là gì

Dây thần kinh số 5 có mối quan hệ trực tiếp dẫn đến toàn bộ các vận động của cơ mặt. Theo đó, dây thần kinh số 5 được phân ra làm 3 nhánh chính: hàm dưới, hàm trên và nhánh mắt. Các nhánh này sẽ đảm nhận nhiệm vụ dẫn truyền cảm giác của vùng mặt, răng, vùng quanh miệng đến não bộ. 

1.2 Vị trí của dây thần kinh số 5 

Hệ thống dây thần kinh số 5 nằm ở khu vực vùng mặt của mỗi người, phân bố đều ở cả hai bên nửa mặt theo quy luật đối xứng.
  • Nhánh dây thần kinh mắt đi qua khe trên hốc mắt ra bên ngoài hộp sọ, truyền dẫn tới vùng da đầu, quanh mắt và vùng da trán.
  • Nhánh dây thần kinh hàm dưới đi qua lỗ bầu dục truyền dẫn đến khu vực quai hàm.
  • Nhánh dây thần kinh hàm dưới đi qua lỗ tròn truyền dẫn đến khu vực vùng quanh má.
Từ ba nhánh chính, dây thần kinh số 5 lại vươn đến nhiều hướng thông qua các nhánh thần kinh nhỏ phức tạp để thực hiện nhiệm vụ của nó.

1.2 Chức năng của dây thần kinh số 5 

Dây thần kinh số 5 đảm nhận chức năng đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa lớn đến sự vận động cũng như sự phát triển của cơ thể con người. Đó là chức năng điều khiển vùng cơ mặt, tạo sự nhai và tiết nước mắt hay nước bọt,.. Nhìn chung, dây thần kinh số 5 có chức năng hỗn hợp và được chia thành 2 loại chính như sau:
  • Nhóm vận động: ở nhóm này, dây thần kinh số 5 đảm nhận chức năng điều khiển hoạt động cơ nhai, cơ cánh trong, cơ cánh ngoài và cơ thái dương hàm. Trong đó, cơ nhai và cơ thái dương hàm giúp hàm răng cắn lại với nhau. Còn cơ cánh trong và cánh ngoài điều khiển hoạt động của hàm dưới, giúp hàm dưới đua ra ngoài và đưa xuống dưới trong hoạt động nhai, điều khiển động tác nhai được nhịp nhàng.
  • Nhóm cảm giác: ở nhóm này, dây thần kinh số 5 giữ vai trò chi phối toàn bộ cảm giác của vùng mặt, xoang mũi, miệng và hốc mũi.  Nhóm này có cấu tạo gồm 3 nhân cảm giác: Nhân cảm giác chính có vị trí ở cầu não, nhân cảm giác trung gian và nhân cảm giác nằm ở tủy sống. Với chức năng chi phối cảm giác toàn bộ vùng mặt, hốc mắt, niêm mạc miệng, hốc mũi và các xoang. Ngoài ra, còn chi phối dẫn truyền cảm giác đau nóng nhiệt và cảm giác sâu.

2. Những điều nên biết về đau dây thần kinh số 5 

Đau dây thần kinh số 5 là một trong những vấn đề hay gặp nhất ở nhóm dây thần kinh số 5. Bệnh đau dây thần kinh số 5 là căn bệnh khá nguy hiểm, có ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng của dây thần kinh số 5 và cae thẩm mỹ trên khuôn mặt, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Những điều nên biết về đau dây thần kinh số 5 

Đau dây thần kinh số 5 xuất hiện với biểu hiện của một dạng cơn đau đặc thù, xuất hiện đột ngột và rất nặng ở một nửa bên mặt, tuy nhiên chỉ kéo dài trong thời gian ngắn (chưa đến 1 phút). Cơn đau sẽ là tự phát hoặc xuất phát điểm trigger spot - là điểm khi bị tác động (kích thích).

Theo các chuyên gia nghiên cứu, đau dây thần kinh số 5 do ảnh hưởng tổn thương từ một trong số ba nhánh dây thần kinh hoặc cả ba dây thần kinh số 5 dẫn đến những biểu hiện khác nhau trên vùng mặt. Được biết, trong ba nhánh dây thì nhánh số 1 dễ bị tổn thương hơn so với 2 nhánh còn lại. 

Thông thường đau dây thần kinh số 5 xuất hiện ở một bên mặt, tỷ lệ đau cả hai bên chỉ chiếm khoảng 3-6%. Trường hợp bị đau cả 2 bên sẽ không xuất hiện đồng thời mà sau khi một bên bị đau trong khoảng thời gian nhất định thì bên còn lại mới xuất hiện cơn đau. Theo thống kê, người già có nguy cơ bị đau dây thần kinh số 5 với tỷ lệ lên đến 70% với số đông là nữ giới và độ tuổi phổ biến mắc bệnh là 60 tuổi - 70 tuổi.

3. Chữa đau dây thần kinh số 5 bằng Đông Y 

Đông y có phương pháp châm cứu, được biết đây là phương pháp an toàn và mang lại kết quả khả quan khi chữa đau dây thần kinh số 5. Thông qua tác động các huyệt đạo, khí huyết sẽ được lưu thông, cơn đau qua đó cũng thuyên giảm. Bác sĩ sẽ thực hiện châm cứu tại các huyệt đạo theo sự phân bổ của dây thần kinh kết hợp cùng các huyệt đạo ở xa theo đường tuần hành kinh mạch như sau:
  • Đau dọc nhánh dây thần kinh vùng mặt: Tác động kích thích tại huyệt Dương bạch, huyệt Toản trúc, huyệt Thái dương và huyệt Ngoại quan.
  • Nhánh dây thần kinh hàm dưới: tác động kích thích tại huyệt Giáp xa, huyệt Hạ quan, huyệt Nội đình và huyệt Thừa tương.
  • Nhánh dây thần kinh hàm trên:tác động kích thích tại huyệt Cự liêu, huyệt Nhân trung, huyệt Tứ bạch và huyệt Hợp cốc.
  • Phương pháp châm cứu trong đông y hỗ trợ chữa đau dây thần kinh số 5 hiệu quả, tuy nhiên có thể mất nhiều thời gian điều trị tùy vào tình trạng bệnh. Cần kiên trì châm cứu mỗi ngày một lần, cách 5 -10 sẽ thu kim một lần, kim lưu khoảng 30 phút.

Xem thêm: Phân biệt chứng song thị (nhìn đôi) trong tổn thương các dây thần kinh vận nhãn

4. Kiểm soát bệnh đau dây thần kinh số 5 hiệu quả 

Để có thể phòng tránh và ngăn ngừa sự xuất hiện của các cơn đau dây thần kinh số 5 thì việc bổ sung chất dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt hàng hàng cũng đóng vai trò rất quan trọng.

4.1 Đau dây thần kinh số 5 nên ăn gì? 

Để hỗ trợ quá trình điều trị cũng như phòng tránh đau dây thần kinh số 5 thì bạn nên bổ sung chế độ dinh dưỡng qua những thực phẩm sau:
  • Vitamin B và chất xơ: thiếu vitamin B cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh số 5, còn chất xơ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự thèm ăn, duy trì hệ hơ khỏe mạnh. Một số  loại thực phẩm giàu vitamin B và chất xơ nên biết là yến mạch, lúa mạch và gạo lứt,.. Đặc biệt, nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt bởi chúng chứa hàm lượng vitamin B cao và nhiều chất xơ hơn so với các loại ngũ cốc đã được chế biến.
  • Omega-3: Có tác dụng tiêu viêm, giảm đau do bệnh đau dây thần kinh số 5 gây nên. Các thực phẩm điển hình chứa nhiều omega-3 như: cá thu, cá hồi,..
  • Vitamin B12: Các chuyên gia cho biết, các bệnh lý về đau dây thần kinh thường xuất hiện do cơ thể không được cung cấp đủ vitamin B12.Bởi thế, khi bị đau dây thần kinh số 5 nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 như: ngũ cốc,  cá trứng, sữa ít béo,...
  • Protein: tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi các mô bị tổn thương và protein thường có nhiều trong sữa, đậu nành,..
  • Chất chống oxy hóa: Các loại trái cây, rau củ sở hữu lượng chất xơ dồi dào, hỗ trợ đường máu, kiểm soát sự thèm ăn. Thông thường nên ăn các loại trái cây như: cam quýt, mâm xôi, khoai lang, bí xanh, ớt chuông, cà chua, đậu hà lan, bí xanh và các loại rau lá xanh.

4.2 Đau dây thần kinh số 5 nên kiêng gì?

Bệnh nhân đau dây thần kinh số 5 nên kiêng gì? Dưới đây là những thực phẩm cần hạn chế ăn khi bị đau dây thần kinh số 5 để giảm nguy cơ phát bệnh, cụ thể như sau:
 
Đau dây thần kinh số 5 nên kiêng gì?
  • Hạn chế các thực phẩm làm tăng nguy cơ viêm nhiễm dây thần kinh số 5, kích phát cơn đau diễn ra với tần suất nhiều như: thịt bò, gà rán, thịt mỡ, thịt xông khói,...
  • Hạn chế các loại đồ uống có chứa cồn, ga làm giảm hiệu quả điều trị đau dây thần kinh số 5 như: bia rượu hay nước ngọt.
  • Các đồ ăn cay nóng kích thích hệ thần kinh như ớt hay hạt tiêu cũng cần được hạn chế.
  • Các chất chứa cafein gây kích thích thần kinh không nên sử dụng.

4.3 Chế độ sinh hoạt 

Chế độ sinh hoạt cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến dây thần kinh số 5. Chế độ sinh hoạt không lành mạnh, điều độ có thể gây nên áp lực căng thẳng, stress sẽ là cơ hội để các cơn đau dây thần kinh khởi phát đột ngột. 

Một số lời khuyên của các chuyên gia để có chế độ sinh hoạt khoa học, giúp ích cho việc ngăn ngừa và điều trị bệnh đau dây thần kinh số 5. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên với các bộ môn thể thao vận động cơ thể như đi xe đạp, chạy bộ, đi bộ giúp lưu thông máu hiệu quả và nâng cao sức khỏe.  

Nếu bạn không có đủ thời gian để đến các phòng tập thì có thể chủ động tập luyện thông qua các thiết bị thể thao tại nhà như: xe đạp tập gym, máy chạy bộ đa năng,..Không làm việc nặng, quá sức tránh cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi căng thẳng gây ức chế dây thần kinh.

Trên đây là những gợi ý về chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt để giúp các bạn phòng tránh - điều trị hiệu quả bệnh đau dây thần kinh số 5. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin hữu ích để điều trị bệnh hiệu quả. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về đau dây thần kinh, liên hệ ngay với Đông Y Sơn Hà để được tư vấn, hỗ trợ và điều trị sớm.

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>