Cảnh báo những dấu hiệu dị ứng thời tiết cần lưu ý và cách phòng ngừa hiệu quả
Tác giả: Phạm Thị Thu Hà
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Thời tiết đột ngột thay đổi khiến cho da của bạn bị dị ứng: nổi mày đay và mẩn ngứa,...Vậy bạn đã biết khắc phục tình trạng này như thế nào chưa? Cùng tìm hiểu các dấu hiệu cũng như cách phòng tránh dị ứng thời tiết qua bài viết dưới đây.
Xem nhanh
1. Dị ứng thời tiết là gì?
Vào những thời điểm giao mùa nhiệt độ nóng, lạnh và độ ẩm đột ngột thay đổi. Gây ảnh hưởng đến sự phát triển của dị nguyên nấm mốc hoặc thay đổi nồng độ phấn hoa trong không khí, tác động đến hệ miễn dịch cơ thể gây ra những cảm giác khó chịu - dị ứng thời tiết cho người bệnh.Khi bị dị ứng thời tiết, người mắc thường có các biểu hiện tổn thương trên da như mẩn đỏ, nổi mề đay, ngứa, phù nề, xung huyết,... theo các mức độ khác nhau. Một số trường hợp dị ứng thời tiết kèm theo các vấn đề về hô hấp, mũi họng,...gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.
Dị ứng thời tiết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và được chia thành 2 dạng gồm:
- Dị ứng thời tiết nóng: Vào những ngày hè nóng nực, cơ thể tiết rất nhiều mồ hôi khiến da luôn trong tình trạng ẩm ướt dễ gây viêm nhiễm, cơ thể thiếu nước. Tình trạng dị ứng thời tiết trên cơ thể cũng trở nên trầm trọng hơn.
- Dị ứng thời tiết lạnh: Thường vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp dưới 20 độ C, không khí hanh khô khiến da trở nên sần sùi, thô ráp hay mưa ẩm dài ngày cũng có thể gây dị ứng thời tiết.
Xem thêm: Mẹo dân gian khỏi mề đay, giảm ngứa tại nhà nhanh chóng, hiệu quả nhất
2. Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dị ứng thời tiết là do rối loạn hệ miễn dịch. Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt khi trời chuyển lạnh, độ ẩm cao khiến da hạn chế tiết mồ hôi, bã nhờn, khiến da trở nên khô hơn.Từ đó, xuất hiện các phản ứng dị ứng, sản sinh hàng loạt kháng thể, chất hoá học trong cơ thể nhằm chống lại các yếu tố tác động từ bên ngoài môi trường gây hại cho cơ thể. Cùng với đó, các protein trong cơ thể biến chất trở thành chất đối nghịch với cơ thể, phản ứng với cơ thể và gây ra các tình trạng dị ứng như ngứa, nổi mẩn,..
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị dị ứng thời tiết có thể tăng lên do một số yếu tố như: Cơ địa dị ứng, Viêm da tiếp xúc, Viêm mũi dị ứng hoặc các bệnh lý khác như Hen suyễn,...
3. Các dấu hiệu dị ứng thời tiết
Hầu hết dị ứng thời tiết sẽ gây ra các biểu hiện tổn thương da, một số ít các trường hợp đi kèm dấu hiệu liên quan đến hệ tiêu hoá và hệ hô hấp. Dưới đây là một số dấu hiệu dị ứng thời tiết thường gặp nhất:- Phát ban: Trên bề mặt da xuất hiện các nốt mẩn đỏ, thấy rõ nhất là ở vùng chân, tay và mặt. Phát ban khiến cho cơ thể có cảm giác ngứa dai dẳng, rất khó chịu, càng tác động đến bề mặt da bằng cách gãi càng khiến các vết mẩn đỏ lan rộng và nổi thành từng đám trên khắp bề mặt da.
- Viêm mũi dị ứng: Biểu hiện này dễ thấy ở người có cơ địa dị ứng thời tiết. Người bị dị ứng sẽ có cảm giác ngứa ngáy vùng mũi, vùng mũi họng bị khô, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, mất ngủ, mệt mỏi, kém tập trung,...Thường vùng mũi sẽ khó chịu theo từng cơn, mỗi cơn kéo dài từ 20 - 30 phút tuỳ thuộc vào mức độ dị ứng nặng nhẹ khác nhau mà tần suất diễn ra viêm mũi dị ứng cũng khác nhau.
- Nổi mề đay cấp tính: Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng và nguy hiểm với dị ứng nổi mề đay đã ở giai đoạn nặng. Nổi mề đay thường có biểu hiện phù, mảng mề đay dày cộm có màu trắng hoặc hồng.
- Chàm bội nhiễm: Các dấu hiệu dị ứng, nổi mẩn đỏ kèm theo mụn nước li ti, tiết dịch vàng, xuất hiện vảy ở đầu, khuỷu tay, mặt và đầu gối. Chàm bội nhiễm thường xuất hiện trong thời gian dài và ảnh hưởng đến da người bệnh.
- Khó thở, ho khan: Dấu hiệu này thường dai dẳng, tái phát nhiều lần mỗi khi thời tiết chuyển mùa hoặc thay đổi đột ngột. Cần sớm được thăm khám để kiểm soát kịp thời, tránh hen suyễn hoặc bệnh chuyển biến nặng đe doạ đến tính mạng.
Xem thêm: Viêm da cơ địa là gì? Mẹo khỏi viêm da cơ địa hiệu quả
4. Dị ứng thời tiết nguy hiểm như thế nào?
Dị ứng thời tiết được phân loại thành hai dạng là cấp tính và mạn tính. Với trạng thái cấp tính, dị ứng sẽ kéo dài trong khoảng từ 24 giờ đến dưới 6 tuần, các biểu hiện lâm sàng thường gặp như ngứa rát, gây khó chịu cho cơ thể.Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ chuyển sang giai đoạn dị ứng thời tiết mạn tính. Giai đoạn này cực kỳ nguy hiểm, gây ra các biểu hiện nhiễm trùng da, phù nề, sốc phản vệ, tụt huyết áp, thậm chí có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Dị ứng thời tiết không thể trị dứt điểm bởi nó liên quan đến cơ địa và hệ miễn dịch của mỗi người. Đối với người bị dị ứng thời tiết, chỉ có thể chữa theo từng đợt và kiểm soát tiếp xúc với các yếu tố thời tiết có hại.
Xem thêm: Dị ứng mắt là gì? Cách phòng tránh dị ứng mắt hiệu quả nhất
5. Biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết hiệu quả
Tuy không thể trị dứt điểm dị ứng thời tiết nhưng chúng ta có thể phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả các triệu chứng dị ứng thời tiết bằng các biện pháp sau:- Ăn rau xanh, các thực phẩm giàu vitamin C và nên thường xuyên uống nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch chống lại các vấn đề do dị ứng thời tiết gây ra.
- Không hút thuốc, sử dụng các loại thức uống chứa cồn, hạn chế tiếp xúc phấn hoa, khói bụi và các yếu tố nguy cơ khác có khả năng gây bùng phát dị ứng thời tiết.
- Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh và làm mát cơ thể khi trời nắng nóng. Tránh môi trường có nhiệt độ thay đổi đột ngột, đặc biệt khi thời tiết giao mùa.
- Nếu ngồi trong máy lạnh, không nên chỉnh nhiệt độ về quá thấp, chỉ nên để nhiệt độ chênh lệch 1-2 độ C so với ngoài trời.
- Cung cấp đủ 2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể, thường xuyên tập thể dụng thể thao để điều hoà cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế làm việc nặng dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, nên che chắn da cẩn thận (dùng kem chống nắng, mặc áo khoác và đội mũ vành rộng). Về mùa đông, nên giữ ấm cơ thể, tránh nơi ồn ào, náo nhiệt và nơi có không khí ngột ngạt để hạn chế tình trạng hạ huyết áp là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau đầu.
- Có thể bổ sung các loại vitamin B1, B6, B12 để đề phòng những cơn đau đầu do dị ứng thời tiết.
- Nên tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như nhộng, đậu phộng và các loại hải sản.
- Khi da xuất hiện các dấu hiệu dị ứng, hạn chế gãi hoặc tác động mạnh trên da để tránh bị viêm da hoặc nhiễm trùng.
- Với các trường hợp có dấu hiệu viêm mũi xoang dị ứng, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài trời và hạn chế tiếp xúc với lông gia súc.
- Không tự ý sử dụng thuốc dị ứng khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nên đến các cơ sở y tế uy tín khi có các biểu hiện nặng như mề đay hoặc các dấu hiệu kéo dài dai dẳng.
Nhìn chung, trị dị ứng thời tiết trong Đông y có nhiều dạng khác nhau. Sử dụng các phương pháp Đông y để cải thiện tình trạng dị ứng cần dùng đúng thuốc, trị đúng nguyên nhân gây dị ứng. Hãy liên hệ ngay với Đông Y Sơn Hà qua hotline 0989.116.118 để được tư vấn chi tiết về phương pháp chữa dị ứng thời tiết bằng Đông y. Chúc các bạn thành công!
Thông tin tác giả
Phạm Thị Thu Hà
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...