0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Mẹo dân gian khỏi mề đay, giảm ngứa tại nhà nhanh chóng, hiệu quả nhất

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Nổi mề đay là triệu chứng khá phổ biến, thường gặp gây ngứa ngáy khó chịu. Vậy, làm thế nào để xử lý tình trạng nổi mề đay khắp người? Hãy cùng theo dõi các mẹo dân gian khỏi mề đay, giảm tình trạng ngứa hiệu quả, an toàn và nhanh chóng nhất. Tham khảo ngay.
Xem nhanh

1. Nổi mề đay là gì?

Nổi mề đay hay nhiều người vẫn gọi là mày đay là tình trạng dị ứng xuất hiện các mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu. Tình trạng này có thể kèm theo các triệu chứng phù mạch, thường xuất hiện tại các vị trí quanh mặt, môi, tay chân, hay các bộ phận sinh dục. 
 
Nổi mề đay là gì?
Nổi mề đay là gì?

Mọi độ tuổi đều có thể bị nổi mề đay. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng sẽ có khả năng cao, dễ bị nổi mề đay hơn cần lưu ý, bao gồm: 
  • Trẻ nhỏ từ 0 - 9 tuổi: Sức đề kháng còn yếu, làn da non nớt nên rất dễ bị kích ứng. Tình trạng này không chỉ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, giảm chất lượng giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển về trí não và thể chất của trẻ.
  • Người mới sớm dậy, cơ địa yếu hay đang sử dụng các loại kháng sinh.
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh bị thay đổi nội tiết tố, dễ bị nóng trong.
Thông thường tình trạng nổi mề đay sẽ có những giai đoạn cấp tính và mãn tính. Người mắc nổi mề đay cấp tính sẽ bị không quá 6 tuần, đột nhiên bị và lại tự khỏi. Trong khi đó, người mắc chứng nổi mề đay mãn tính sẽ bị kéo dài hơn 6 tuần, tái phát qua từng đợt với những triệu chứng nặng nề, khó xử lý.

2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng nổi mề đay

Mặc dù tình trạng nổi mề đay sẽ được phân loại dựa theo nhiều yếu tố về nguyên nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, các triệu chứng nổi mề đay thường rất dễ nhận biết với đặc trưng như:
  • Xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc trắng dưới da. Những nốt này thường sẽ tập trung tại một vùng da lớn, lan ra toàn bộ bề mặt da nhanh chóng.
  • Nóng rát, ngứa ngáy, khó chịu kéo dài.
  • Sưng phù tại một số vị trí trên cơ thể như môi, mặt, lưỡi,…
Dấu hiệu nhận biết tình trạng nổi mề đay
Dấu hiệu nhận biết tình trạng nổi mề đay

Những trường hợp nặng hơn, bạn có thể gặp những triệu chứng sốc phản vệ nguy hiểm như:
  • Khó thở, rối loạn nhịp thở do triệu chứng sưng phù
  • Nôn nao, buồn nôn và bị nôn.
  • Choáng, chóng mặt, mệt mỏi, đổ mồ hôi lạnh, thậm chí là ngất xỉu
Trong trường hợp bị nổi mề đay với các dấu hiệu sốc phản vệ, hãy ngay lập tức đưa đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

3. Nguyên nhân nổi mề đay

Nguyên nhân gây nổi mề đay có thể khởi phát từ cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Để ngăn ngừa tình trạng này tiếp tục xảy ra, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân. Một số nguyên nhân thường gây nổi mề đay, dị ứng phổ biến như sau:
 
Nguyên nhân nổi mề đay
Nguyên nhân gây tình trạng nổi mề đay

3.1 Yếu tố di truyền

Những người mắc chứng nổi mề đay có đến 60% do di truyền từ bố hoặc mẹ. Nếu trong gia đình có người có tiền sử dị ứng, nổi mề đay thì con sinh ra sẽ có khả năng bị dị ứng cao gấp đôi người thường.

3.2 Tình trạng dị ứng

Dị ứng có thể gây nên do bạn miễn dịch với một số thành phần của dược phẩm, hoá chất, ty phẩm hoặc các loại thực phẩm hàng ngày. Ngoài ra, khói bụi, lông động vật hay các loại phấn hoa cũng có thể là tác nhân gây triệu chứng nổi mề đay mà bạn cần lưu ý.

Những người mẫn cảm còn có thể bị dị ứng do thay đổi thường tiết, thay đổi từ nóng sang lạnh hay ngược lại. Thậm chí trời quá nắng hay quá lạnh cũng sẽ gây nên hiện tượng nổi mề đay, dị ứng.

3.3 Côn trùng cắn

Những loại côn trùng như nhện, ong, rết khi cắn hoặc đốt sẽ để lại những vết sưng tấy, đau và ngứa ngáy trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bạn là một người quá nhạy cảm thì những nọc độc này có thể gây nên tình trạng sốc phản vệ, dị ứng nặng. Trong trường hợp không được cấp cứu kịp thời có thể gây nên những triệu chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.

3.4 Nhiễm khuẩn

Một số loại vi khuẩn, vi rút hay ký sinh trùng khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây nên tình trạng mẩn ngứa nổi mề đay.

3.5 Chức năng gan suy yếu

Gan có chức năng vô cùng quan trọng trong cơ thể giúp đào thải những độc tố thông qua hệ bài tiết. Khi chức năng gan bị suy yếu không thể giải độc cho cơ thể, tích tụ độc lâu ngày có thể dẫn đến nổi mề đay, mụn nhọt hay mẩn ngứa.

Ngoài ra, nguyên nhân nổi mề đay có thể đến từ các vấn đề sức khoẻ khác. Khi hệ miễn dịch không đủ khoẻ mạnh, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

4. Mẹo dân gian khỏi mề đay tại nhà đơn giản, dễ thực hiện

Mề đay thường là phản ứng lành tính, chỉ gây ngứa, khó chịu mà ít nguy cơ đe doạ đến sức khỏe. Bởi vậy, trong những trường hợp nổi mề đay nhẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian như sau:

4.1 Tắm với lá chè xanh

Chè xanh được xem là loại thảo dược có khả năng tiêu viêm, giải độc hiệu quả, thường dùng trị các bệnh về da. Các thành phần trong lá chè sẽ giúp giảm ngứa, và thúc đẩy quá trình phục hồi da nhanh chóng.
 
Tắm với lá chè xanh trị mề đay
Tắm với lá chè xanh

Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị chè tươi rửa sạch và một nồi nước. Khi nước đã sôi, bỏ chè vào đun trong khoảng 10 phút, và đập nắp ủ chè trong 10 phút nữa. Sau đó chỉ cần vớt bã trà, sử dụng nước chè nóng pha với nước mát, và một chút muối để tắm hàng ngày. 

Mẹo khỏi phát ban nhờ tắm lá chè tươi cho thấy hiệu quả rõ rệt sau khoảng 3-5 ngày sử dụng, an toàn và lành tính.

4.2 Tắm nước lá khế

Lá khế cũng là loại thảo dược có tác dụng giải độc, chống dị ứng, tiêu viêm hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị 3-4 nắm lá khế sạch, ngâm với nước muối, để ráo nước và vò xát nhẹ. Sau đó cho vào nước sôi, để sử dụng tắm hàng ngày.
 
tắm nước lá khế
Tắm với lá khế trị nổi mề đay

4.3 Massage với nha đam

Mẹo khỏi mề đay tại nhà nhanh chóng bằng nha đam là phương pháp rất được ưa chuộng, giúp làm giảm triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy nhanh chóng. Bạn chỉ cần chuẩn bị lá nha đam tươi, bóc vỏ và rửa sạch phần mủ, nhựa. 
 
Massage với nha đam
Massage vùng nổi mề đay với gel nha đam

Sau đó hãy lấy phần gen trong suốt để thoa lên vùng da bị nổi mề đay. Massage đều gen nha đam trong khoảng từ 10-15 phút để gen thẩm thấu sâu trong da. Sau đó rửa sạch bằng nước và lau khô.

4.4 Tắm nước lá trầu không

Trầu không là loại lá có chứa thành phần diệt virus, kháng khuẩn hiệu quả đã được nghiên cứu chứng minh. Trong trường hợp bị nổi mề đay nhẹ, bạn có thể sử dụng nước lá trầu không vò nát đun sôi để tắm hàng ngày.
 
Mẹo khỏi nổi mề đay với lá trầu không
Mẹo khỏi nổi mề đay với lá trầu không

4.5 Xông lá kinh giới

Dùng lá kinh giới tươi, rửa sạch với muối loãng và đun trong nước sôi khoảng 10 phút, trùm kín và xông mặt là giải pháp giảm mề đay mặt hiệu quả được nhiều người áp dụng. Bởi kinh giới có tác dụng chống dị ứng, chống ngứa hiệu quả.  
 
Xông lá kinh giới
Xông lá kinh giới - Mẹo khỏi mề đay dân gian

Đặc biệt, những loại khoáng chất, vitamin có trong kinh giới còn có tác dụng nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, loại bỏ bã nhờn rất tốt. 

Lưu ý: Mẹo xông lá kinh giới không được áp dụng với những trường hợp bị mề đay do nhiệt độ cao, đổ nhiều mồ hôi, tăng thân nhiệt.

5. Cách trị mề đay hiệu quả nhất

Các mẹo dân dân giảm tình trạng nổi mề đay chủ yếu sử dụng các loại thảo dược với dược tính thấp, thông qua việc tắm hay uống nước. Bởi vậy mà chỉ nên áp dụng trong trường hợp nổi mề đay nhẹ. Trong trường hợp nổi mề đay mãn tính, tái lại nhiều lần bạn cần tìm đến các giải pháp khắc phục hiệu quả, triệt để hơn.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, các y bác sĩ của Đông Y Sơn Hà đã tạo nên loại thảo dược giúp khỏi ngứa, nổi mề đay do dị ứng,... chỉ sau 1-2 lần sử dụng, với giá bán chỉ 35.000 VNĐ cho 15ml. Tìm hiểu ngay tại đây,

Thảo dược đặc trị giúp bạn không cần lo lắng về tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa khó chịu. Liên hệ ngay với Đông Y Sơn Hà để được tư vấn và đặt hàng ngay.

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>