0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Tìm hiểu tất tần tật về hội chứng Tic - tật máy giật ở trẻ nhỏ

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Hội chứng Tic - rối loạn Tic là chứng bệnh là mà ít người biết đến. Tuy nhiên, hội chứng này lại ảnh hưởng rất lớn đến khả năng kiểm soát của người bệnh, đặc biệt là trẻ con. Vậy, hội chứng Tic là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Cùng Đông Y Sơn Hà tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây ngay.
Xem nhanh

1. Hội chứng tic là gì?

Hội chứng Tic - Rối loạn Tic - Tic Disorder là chứng bệnh gây nên những cử động bất thường, co, giật đột ngột ở một nhóm cơ, lặp đi lặp lại và rất khó để có thể kiểm soát. Do đó mà chứng bệnh này thường được biết đến với cái tên thuần Việt hơn là tật máy cơ hay máy giật.
 
Hội chứng tic là gì?

Hội chứng Tic thường xảy ra ở trẻ dưới 18 tuổi, khởi phát khi trẻ trong độ tuổi từ 4-5 tuổi, và đặc biệt nghiêm trọng trong giai đoạn từ 11-12 tuổi. Khi trẻ bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, các triệu chứng sẽ có xu hướng giảm đi. Hội chứng rối loạn Tic có thể biến mất khi trẻ trưởng thành, nhưng đôi khi vẫn có những đứa trẻ sẽ phải đối mặt với căn bệnh này mãi.

Rối loạn Tic khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt, hội chứng này còn thường đi kèm với các loại rối loạn khác như rối loạn tăng động giảm chú ý khiến cho trẻ khó hòa nhập với xã hội, dễ bị cô lập với mọi người xung quanh.

2. Triệu chứng hội chứng Tic

Hội chứng Tic thường được chia làm 2 loại chính với các biểu hiện không giống nhau là Tic motor - Tic vận động và Vocal Tic - Tic âm thanh, tạo âm. Khi nghiên cứu sâu về bệnh người ta còn chia nhỏ bệnh này với Tic đơn giản chỉ tác động một nhóm cơ duy nhất và loại Tic phức tạp ảnh hưởng đến nhiều nhóm cơ.
 
Triệu chứng hội chứng Tic
 
Loại bệnh  Tic vận động Tic âm thanh
Tic đơn giản   Nhún vai, lắc đầu, gật đầu/ cổ, nháy mắt, chun mũi, giật cơ hàm Thở dài, lẩm bẩm, khịt mũi, ho hay tạo ra các âm thanh lạ như la hét, hắng giọng, tặc lưỡi
Tic phức tạp Tự cắn, giậm chân, nhảy nhót, xoay tròn hay tự vỗ vào người Nói các từ/ câu lặp đi lặp lại, không phù hợp với bối cảnh

3. Nguyên nhân gây nên hội chứng Tic

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được nguyên nhân chính xác gây nên chứng rối loạn Tic. Tuy nhiên, những yếu tố về môi trường, sinh học như hóa chất trong sản phẩm làm sạch, chất gây dị ứng, tác hại của trò chơi điện tử,.. có thể gây nên hội chứng này.
 
 Nguyên nhân gây nên hội chứng Tic

Hội chứng Tic cũng có yếu tố di truyền xảy đến do sự bất thường trong não hoặc do các chất dẫn truyền của dây thần kinh. Rối loạn Tic ở mức độ nặng có thể khiến người bệnh bị thoái hóa thần kinh, đột quỵ, nhiễm trùng, nhũn não,... Bởi vậy, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ, hãy đưa bé đến cơ sở khám chữa bệnh để được thăm khám và đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

Xem thêm: Sụp mí mắt: Nguyên nhân - Tác hại và Phương pháp điều trị

4. Cách điều trị hội chứng tic

Khi trẻ mắc hội chứng Tic nhẹ có thể việc rời xa các thiết bị công nghệ hiện đại như tivi, ipad, điện thoại, bỏ chơi game cũng có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh rõ rệt. Ngoài ra, việc kết hợp với các loại thuốc bổ, trị liệu tâm lý theo lời khuyên của những thầy y có chuyên môn cũng sẽ hỗ trợ bệnh thuyên giảm hiệu quả.
 
Cách điều trị hội chứng tic

Ngoài ra, hội chứng Tic còn có thể điều trị bằng phương pháp châm cứu giúp giảm căng thẳng của các cơ. Để tìm hiểu cách điều trị phù hợp nhất với tình trạng của bé, bố mẹ vẫn cần đưa bé đến để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh Tic ở trẻ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về các căn bệnh phổ biến, thường gặp, hãy liên hệ ngay với Đông Y Sơn Hà để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất ngay.

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>