0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Liệt vận nhãn là gì? Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Liệt vận nhãn là một trong những bệnh lý về mắt có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng và phức tạp. Liệt vận nhãn là triệu chứng của nhiều loại bệnh lý về mắt và toàn thân, bệnh nhân có thể liệt nhiều cơ vận nhãn hoặc chỉ liệt duy nhất một cơ vận nhãn. Vậy liệt vận nhãn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị liệt vận nhãn như thế nào? Cùng theo dõi bài viết để biết thêm các thông tin chi tiết.
Xem nhanh

1. Liệt vận nhãn là gì?

Liệt vận nhãn là triệu chứng bệnh lý tại mắt. Mỗi mắt gồm có 6 cơ vận nhãn ngoại lai cùng 2 cơ vận nhãn nội tại. Liệt vận nhãn có thể là liệt 1 hoặc nhiều cơ vận nhãn nói trên.

Trong đó, 6 cơ vận nhãn ngoại lai sẽ gồm 4 cơ thẳng (cơ thẳng trên, dưới, trong và ngoài cùng) và 2 cơ bắt chéo (cơ chéo bé, cơ chéo lớn có liên quan đến các cử động của nhãn cầu). Còn 2 cơ vận nhãn nội tại sẽ gồm cơ co đồng tử và cơ thể mi, chúng có liên quan đến khả năng quy tụ và điều tiết.
 
1. Liệt vận nhãn là gì?

Các cơ vận nhãn ngoại lai được các dây thần kinh số 3, 4 và 6 chi phối. Trong đó, dây thần kinh số 3 giữ chức năng kiểm soát các cơ thẳng thực hiện động tác khép mắt. Dây thần kinh số 6 giữ chức năng điều khiển cơ thẳng ngoài chi phối động tác liếc mắt.

Tình trạng liệt vận nhãn được lý giải là do ảnh hưởng từ sự tổn thương các dây thần kinh vận nhãn trên.

Xem thêm: Các dây thần kinh vận nhãn, và cách phục hồi

2. Phân loại liệt vận nhãn 

Liệt vận nhãn được phân thành 2 loại: lác liệt và liệt động tác liên hợp giữa hai mắt. Tìm hiểu về hai loại bệnh lý liệt vận nhãn này cụ thể như sau:

2.1 Lác liệt 

Lác liệt là hiện tượng một hay nhiều cơ vận nhãn bị liệt, thường hay gặp là:
  • Liệt dây thần kinh số 3: chi phối cơ thẳng trên, cơ thẳng trong, cơ thẳng dưới, cơ nâng mi trên, cơ chéo bé.
  • Liệt dây thần kinh số 4: chi phối cơ chéo lớn
  • Liệt dây thần kinh số 6: chi phối cơ thẳng ngoài.

2.2 Liệt động tác liên hợp giữa 2 mắt 

 Liệt động tác liên hợp giữa hai mắt, đây là hiện tượng hai mắt không thể di chuyển theo cùng chiều, hay gặp nhất là:

Liệt liếc dọc: Khả năng nhìn lên và nhìn xuống tùy thuộc vào đầu vào từ hệ thống tiền đình qua bó dọc giữa ở hai bên đến dây thần kinh số 3 và số 6, nhân mô kẽ (Cajal) và nhân trung gian của bó dọc giữa. Một hệ thống tách rời, có lẽ từ bán cầu não, thông qua não giữa đến nhân thần kinh số 3 và số 6. Nhân kẽ của bó dọc giữa tích hợp tín hiệu thần kinh đầu vào để nhận diện tín hiệu liếc dọc.

Liệt liếc ngang: Khả năng liếc ngang liên hợp được kiểm soát bởi đầu vào thần kinh từ tiểu não, cổ, bán cầu não và nhân tiền đình. Đầu vào thần kinh từ các vị trí này hội tụ tại trung tâm liếc ngang và được kết hợp thành một lệnh cuối cho nhân dây thần kinh số 6 liền cạnh, điều khiển hồi bên trên cùng bên và thông qua các bó dọc giữa đến nhân dây thần kinh sọ số 3 và hồi trung gian nó kiểm soát. Mọi tín hiệu ức chế đối với cơ mắt bên đối diện xảy ra cùng lúc.

Liệt liếc xuống: Khả năng nhìn xuống suy giảm, khả năng nhìn lên được bảo tồn.

3. Tại sao bị liệt vận nhãn?

Các chuyên gia y tế cho biết, liệt vận nhãn đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Phụ thuộc vào nguyên nhân, vị trí và mức độ tổn thương mà có biểu hiện trên lâm sàng với nhiều dạng hình thái khác nhau, lác liệt, liệt động tác liên hợp giữa hai mắt. 
 
3. Tại sao bị liệt vận nhãn?

Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh liệt vận nhãn:

3.1 Chấn thương

Chấn thương là một trong những nguyên nhân điển hình gây ra liệt vận nhãn, đặc biệt chấn thương sọ não gây liệt dây thần kinh đơn độc hoặc liệt dây thần kinh số 6 và chấn thương hố mắt gây liệt cơ.

3.2 U não 

U não rất dễ gây ra những biến chứng gây tác động và làm tổn thương nhiều dây thần kinh: tăng áp lực sọ não; thường gây liệt dây thần kinh số 6 hai bên.

3.3 Bệnh lý mạch máu 

Phình động mạch do đái tháo đường, phình động mạch cảnh dẫn đến liệt dây thần kinh số 3 và số 6;
Xuất huyết màng não, tăng huyết áp do vỡ phình động mạch dẫn tới liệt vận nhãn;
Thiểu năng động mạch sống nền dẫn đến liệt vận nhãn ở người lớn tuổi.

3.4 Một số nguyên nhân khác 

  • Bẩm sinh;
  • Di truyền;
  • Nhiễm nấm, khuẩn, virus;
  • Bệnh xơ cứng rải rác, bệnh viêm đa rễ thần kinh,...

4. Các triệu chứng của bệnh liệt vận nhãn 

Bệnh liệt vận nhãn có thể gây nên những ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh, bởi vậy mà bạn cần phát hiện sớm để có thể điều trị kịp thời. Dưới đây là một số triệu chứng hay gặp nhất của bệnh liệt vận nhãn:

4.1 Song thị 

Song thị là biểu hiện điển hình nhất của bệnh liệt vận nhãn, tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp lác liệt nào cũng xuất hiện song thị. Song thị gia tăng tối đa ở phía hoạt trường của cơ bị liệt. Song thị sẽ biểu hiện rõ rệt khi độ lác càng lớn. Triệu chứng này có thể dần mất bởi hiện tượng trung hòa, ức chế hoặc xuất hiện tư thế bù trừ của cổ, đầu.

Trong liệt dây thần kinh số 3 có thể song thị ngang đơn thuần khi chỉ tổn nhánh chi phối cơ trực trong nhưng hầu hết là song thị đứng do phối hợp tổn thương cơ thẳng đứng hoặc cơ chéo bé.

Với liệt dây thần kinh số 4 song thị đứng, tối đa khi nhìn xuống dưới vào trong.

Còn liệt dây thần kinh số 6 song thị ngang và là triệu chứng cơ năng, trong trường hợp này bệnh nhân cần thăm khám sớm.

4.2 Lác mắt 

Lác mắt - một trong những biểu hiện hay gặp khi bị liệt vận nhãn. Góc lác sẽ thay đổi ở các hướng nhìn khác nhau, góc lác lớn nhất khi nhìn về hướng tác dụng của cơ bị liệt.

Độ lác nguyên phát được ký tự là D1 nhỏ hơn độ lác thứ phát ký tự D2. Đây là dấu hiệu cơ bản để chẩn đoán phân biệt với cơ năng.
 

4.3 Hạn chế vận nhãn 

Hạn chế vận động ở hoạt trường của các cơ bị liệt. Biểu hiện ban đầu của lác liệt thường có các dấu hiệu hạn chế vận nhãn của cơ bị liệt và các giai đoạn tiếp đó có thể biểu hiện quá hoạt của cơ đối vận với cơ bị liệt.

Trên lâm sàng khi thăm khám cần kiểm tra vận nhãn theo 9 hướng gồm: nhìn sang phải, nhìn sang trái, nhìn trên phải, nhìn trên trái, nhìn dưới phải, nhìn dưới trái, nhìn lên trên, nhìn xuống dưới và nhìn thẳng, để xác định hạn chế vận nhãn và so sánh hai mắt.

4.4 Tư thế bù trừ 

Tư thế lệch đầu vẹo cổ tránh song thị bằng cách quay đầu về phía hoạt trường của cơ bị liệt. Đối với liệt cơ thẳng ngang thì tư thế bù trừ thường là liệt cơ thẳng đứng, liệt cơ chéo hoặc lệch mặt, tư thế bù trừ phức tạp và thường kèm theo lệch đầu, vẹo cổ thay đổi tư thế cằm.

Tư thế bù trừ cũng chịu ảnh hưởng của những biến đổi thứ phát của các cơ phối vận hoặc cơ đồng vận nên ở giai đoạn sau của liệt vận nhãn bệnh cảnh lâm sàng không còn điển hình giống với giai đoạn ban đầu.

4.5 Triệu chứng khác tại mắt 

Người bệnh có thể gặp rối loạn cảm giác giác mạc, giảm hoặc mất phản xạ đồng tử, giãn đồng tử, khi soi đáy mắt có thể cho thấy hình ảnh phù gai, xuất huyết. Bên cạnh đó, cần phải làm một số khám nghiệm tại mắt như đo thị lực, nhãn áp, độ lồi, thị trường của mắt.

Một số khám nghiệm loại trừ khả năng nhược cơ có thể tham khảo như: test prostigmin, test nước đá, tensilon.

Ngoài ra, có thể xuất hiện một số triệu chứng toàn thân, tùy thuộc vào nguyên nhân liệt vận nhãn có thể gặp hiện tượng liệt nửa người, cao huyết áp,...

5. Các phương pháp điều trị hiệu quả liệt vận nhãn 

Liệt vận nhãn cần nhiều thời gian để điều trị và cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Phát hiện càng sớm thì khả năng phục hồi cao và thời gian điều trị cũng được rút ngắn. Do đó, khi có các dấu hiệu bất thường ở mắt nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra. Dưới đây là một số phương pháp điều trị liệt vận nhãn phổ biến nhất hiện nay:
 
5. Các phương pháp điều trị hiệu quả liệt vận nhãn 

5.1 Điều trị liệt vận nhãn bằngTây y 

Các phương pháp điều trị của Tây y phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh với mục đích chữa bệnh là điều chỉnh lệch trục nhãn, cải thiện vận nhãn, loại bỏ song thị, mở rộng thị trường, hạn chế tư thế lệch đầu vẹo cổ.

Điều trị không phẫu thuật: sử dụng bịt mắt luân phiên 2 mắt để hạn chế bệnh song thị, đeo lăng kính để bảo tồn hợp thị và tránh song thị, tập luyện vận nhãn nhìn các hướng khác nhau, tiêm thuốc Botulinum.
Điều trị bằng phẫu thuật: Chỉ định phẫu thuật khi liệt vận nhãn đã ổn định, thông thường sau thời gian điều trị ít nhất 6 tháng.

5.2 Điều trị liệt vận nhãn bằng Y học Cổ truyền 

Thực tế cho thấy, các phương pháp điều trị liệt vận nhãn bằng Tây y không đem lại nhiều hiệu quả khả quan. Đối với liệt vận nhãn, điều trị bằng Y học cổ truyền được các chuyên gia đánh giá cao khi có thể điều trị bệnh tận gốc, hạn chế biến chứng, và đem lại hiệu quả bền lâu.

Theo Y học Cổ Truyền, liệt vận nhãn được áp dụng phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc. Dùng thuốc là các bài thuốc cổ phương, đối pháp lập phương, thủy châm, tùy tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người mà sẽ có phác đồ điều trị bệnh riêng, thầy thuốc sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Tùy theo nguyên nhân liệt vận nhãn mà có thể kết hợp uống thuốc Đông Y với các liệu pháp châm cứu, bấm huyệt để đem lại hiệu quả cao nhất. Phương pháp chữa bệnh này ngày càng được lựa chọn nhiều vì cho hiệu quả điều trị tốt, lành tính, hạn chế gây biến chứng.

Liệt vận nhãn có thể tiến triển hay không tùy thuộc vào nguyên nhân, vị trí và độ thương tổn. Nếu không điều trị sớm hoặc điều trị không đúng có thể để lại các di chứng như lác, lệch đầu vẹo cổ, sụp mí ảnh hưởng đến các chức năng của mắt và thẩm mỹ của khuôn mặt. Bởi vậy, khi có các biểu hiện của chứng liệt vận nhãn hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và có giải pháp khắc phục sớm nhất.

Phòng khám Đông y Sơn Hà - địa chỉ y tế đáng tin cậy, với kinh nghiệm nhiều năm chữa trị thành công các ca bệnh lý về mắt, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh liệt vận nhãn các bạn có thể liên hệ đến phòng khám qua hotline 0989.116.118 để được tư vấn cụ thể. 

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>