0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Suy nhược thần kinh là gì? Điều trị suy nhược thần kinh hiệu quả bằng Đông y

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Suy nhược thần kinh có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, nếu không được kiểm soát và điều trị tốt có thể để lại những hậu quả nặng nề tới sức khỏe và tinh thần người bệnh. Hiện nay, Đông y là một trong những phương pháp điều trị suy nhược thần kinh được ưu tiên hàng đầu. Các bài thuốc đông y giúp giảm tác động của các triệu chứng suy nhược thần kinh, đồng thời bồi bổ khí huyết và tăng cường sức khỏe cho người bệnh. Bìa viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn cách chữa suy nhược thần kinh bằng Đông y.
Xem nhanh

1. Suy nhược thần kinh là gì?

Suy nhược thần kinh hay thường được gọi là kiệt quệ thần kinh, là trạng thái rối loạn chức năng vỏ não bộ và một số trung khu nằm ở vị trí dưới vỏ não do ảnh hưởng từ việc hoạt động quá tải, làm việc với cường độ lớn, căng thẳng, áp lực dẫn đến suy nhược.
 
1. Suy nhược thần kinh là gì?

Được biết đến là dạng bệnh tâm căn suy nhược (tâm bệnh), cần phải được can thiệp điều trị sớ, nếu không sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng về cả thể chất lẫn tinh thần.

2. Dấu hiệu suy nhược thần kinh

Bệnh suy nhược thần kinh rất dễ nhận biết, khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải và thiếu sức sống. Dấu hiệu nhận biết suy nhược thần kinh thường qua các biểu hiện như sau:
 
2. Dấu hiệu suy nhược thần kinh

2.1 Rối loạn giấc ngủ 

Rối loạn giấc ngủ vừa là nguyên nhân đồng thời cũng là hậu quả của bệnh suy nhược thần kinh. Một số biểu hiện rối loạn giấc ngủ thường thấy là khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay tỉnh giấc giữa đêm, gặp ác mộng thường xuyên.

2.2 Đau đầu 

Người bệnh sẽ gặp tình trạng đau đầu, cảm thấy đầu óc nặng nề, vị trí đau xung quanh vùng trán, đau nửa đầu hoặc hai bên vùng thái dương. Ngoài ra, có thể gặp tình trạng suy giảm thị lực, mắt khô và có dấu hiệu nhức mỏi thường xuyên.

Chứng đau đầu sẽ thường xuất hiện khi thức giấc vào buổi sáng, hay khi làm việc với tần suất lớn, gặp stress - áp lực trong công việc, chứng đau đầu sẽ làm gián đoạn đời sống sinh hoạt hàng ngày.

2.3 Mệt mỏi 

Mệt mỏi - trạng thái rất bình thường của cơ thể khi tham gia vận động mạnh, hoạt động mạnh trong thời gian dài…Tuy nhiên, mệt mỏi chỉ là trạng thái tạm thời, sức khỏe cơ thể sẽ dần hồi phục sau thời gian nghỉ ngơi và ăn uống tăng cường thể lực. 

Dấu hiệu mệt mỏi trong bệnh lý suy nhược thần kinh lại có chút khác biệt, bởi nó không có nguyên nhân cụ thể. Đi kèm với mệt mỏi sẽ là tinh thần không tốt, hay cảm thấy cáu gắt khó chịu, khó ngủ. Điều này dẫn đến các cơ quan khác trong cơ thể sẽ rối loạn theo, các trạng thái biểu hiện có thể kể đến là hồi hộp, tim đập nhanh, khó chịu ở hệ tiêu hóa, tức ngực, thở dồn dập,...

2.4 Khó kiểm soát cảm xúc 

Người bị rối loạn thần kinh thường không điều chỉnh được cảm xúc của mình (đặc biệt cảm xúc bộc phát), dễ bị kích thích tâm lý, hay cáu gắt, phản ứng thái quá với mọi vấn đề, thiếu kiên nhẫn,...Những biểu hiện kích thích quá độ dễ bùng phát và cũng dễ dập tắt.

2.5 Suy giảm trí nhớ, mất tập trung

Não bộ suy giảm chức năng khiến người suy nhược thần kinh dễ mất tập trung, nhất là khi phải đối mặt với các vấn đề mới. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công việc, đời sống học tập và sinh hoạt hàng ngày.

2.6 Rối loạn lo âu 

Tuy rất dễ nóng nảy, cáu gắt nhưng người bệnh suy nhược thần kinh thường có trạng thái không ổn định, có những biểu hiện của sự sợ hãi hoặc các biểu hiện sợ bẩn, sợ giao tiếp,...Người bệnh dễ chìm trong cảm giác lo sợ, nghĩ mình đang mắc bệnh tình nghiêm trọng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời dễ dẫn đến những hệ lụy của chứng trầm cảm, mất trí nhớ,...

3. Suy nhược thần kinh gây bệnh gì?

Suy nhược thần kinh tuy không đe dọa đến tính mạng con người, nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Suy nhược thần kinh còn là nguyên nhân gây ra những bệnh lý nguy hiểm. Vậy suy nhược thần kinh gây bệnh gì? Theo dõi phần tiếp theo đây:

3.1 Kích thích suy nhược 

Hội chứng kích thích suy nhược là mức độ nặng hơn của bệnh suy nhược thần kinh, người bệnh khó kiểm soát cảm xúc, dễ bị kích động với các tác nhân như: sợ hãi, căng thẳng, do tiếng động hay mùi hương lạ,...Chứng bệnh này có thể kèm theo tình trạng rối loạn hormone và trao đổi chất, nhức mỏi người, đau đầu kéo dài,....

3.2 Mất ngủ 

Được biết, hầu hết các bệnh nhân suy nhược thần kinh đều gặp các vấn đề về giấc ngủ, cụ thể: rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ, dễ tỉnh, ngủ không sâu,...Hậu quả của rối loạn giấc ngủ là những ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ thể dễ mệt mỏi, tinh thần uể oải, chân tay bủn rủn khi thức dậy hoặc kéo dài cả ngày.

Mất ngủ kèm theo các triệu chứng suy nhược thần kinh kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến tinh thần và sức khỏe của người bệnh.

3.3 Trầm cảm 

Trầm cảm là chứng bệnh nguy hiểm, bệnh lý này có mối gắn kết chặt chẽ với suy nhược thần kinh, các triệu chứng rối loạn tinh thần sẽ tiến dần đến chứng trầm cảm. Khi đó, người bệnh sẽ có những dấu hiệu như: lười ăn, kém ăn, khó ngủ, lo âu, không có hứng thú với công việc và sở thích trước đó.

Chắc hẳn các bạn đã nghe nhiều về những mối nguy hại của chứng bệnh trầm cảm?Nếu không được điều trị, chăm sóc có thể dẫn tới giảm khả năng làm việc, sinh hoạt hàng ngày và nguy hiểm hơn là bệnh nhân luôn có ý định tự tử để phóng thích bản thân.

Ngoài ra, suy nhược thần kinh còn gây ra các triệu chứng rối loạn thần kinh và rối loạn thực vật. Có thể thấy, suy nhược thần kinh là mối nguy hại tiềm ẩn gây ảnh hướng lớn đến sức khỏe người bệnh, do đó không nên chủ quan trước những dấu hiệu của suy nhược thần kinh.

4. Suy nhược thần kinh nên ăn gì?

Nếu bị suy nhược thần kinh hãy chọn cho mình những loại thực phẩm chống oxy hóa để hạn chế tác hại của các gốc tự do, bảo vệ bộ não bạn khỏi những tổn thương, giúp giảm căng thẳng mệt mỏi và tăng cường dẫn truyền thần kinh. Các loại rau xanh, hoa quả tươi, vitamin A, vitamin E, vitamin C… giàu chất chống oxy hóa. Đặc biệt, trong bí đỏ chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho hoạt động dẫn truyền thần kinh có thể kể đến như tryptophan và axit glutamic.
 
4. Suy nhược thần kinh nên ăn gì?

Bên cạnh đó các loại đậu, hải sản (hàu, cá mòi hay sò huyết), gạo nâu, yến mạch chứa nhiều selen và magie, chúng là các enzym đóng vai trò quan trọng  trong quá trình chuyển hoá glucid và lipid thành năng lượng phục vụ mọi hoạt động của các tế bào thần kinh.

Socola cũng là một trong những thực phẩm giúp ức chế các triệu chứng suy nhược thần kinh.Hoạt chất flavonoid có trong socola có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn chặn các tổn thương của tế bào, tăng lưu lượng máu dẫn truyền lên não. Theo các chuyên gia cho biết, ăn socola còn giúp giải phóng endorphin, hoạt chất tăng cường sự hưng phấn, giúp giữ tinh thần ở trạng thái thoải mái, kiềm chế các phản ứng nhạy cảm của cơ thể,...

Ngoài ra, các vitamin nhóm B (B1, B2, B6,...) cũng đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của hệ thần kinh. Một số thực phẩm khác có lợi cho người suy nhược thần kinh có thể kể đến như: sữa, ngũ cốc, các thực phẩm chứa axit béo omega-3 (cá hồi, cá ngừ,...) jau dầu vừng, dầu ô liu,...

5. Phương pháp điều trị suy nhược thần kinh

Các bạn có thể điều trị bệnh suy nhược thần kinh bằng cách xây dựng cho mình một lối sống khoa học, lành mạnh. Cụ thể:

Hoạt động vừa sức, dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, thường xuyên luyện tập thể dụng thể thao. Tập thiền, Yoga hay một vài các bài tập nhẹ nhàng để giúp cơ thể thư giãn, ngủ ngon hơn, giảm thiểu tình trạng suy nhược thần kinh. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

Ngoài ra, theo Tây y bác sĩ sẽ chỉ định cho phép sử dụng một số loại thuốc giúp ức chế các triệu chứng suy nhược thần kinh. Tuy nhiên, bạn không được tự ý mua thuốc sử dụng và cần tuân thủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Bài thuốc chữa lo âu, trầm cảm từ đời Hán - Tiêu dao tán

6. Chữa suy nhược thần kinh bằng đông y

Theo Đông y, suy nhược thần kinh đến từ nguyên nhân do can âm hư và khí huyết kém. Do đó, phương pháp điều trị suy nhược thần kinh chủ yếu là bổ can âm. Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt sẽ có hiệu quả tốt trong chữa suy nhược thần kinh. Tuy nhiên, cần xác định rõ ràng từng trường hợp/ thể trạng bệnh cụ thể để điều trị cho đúng.

Nguyên tắc điều trị trong Đông y là kết hợp đồng thời nhiều vị thuốc để chữa bệnh, Thuốc có công dụng trấn tĩnh, ổn định tinh thần, bổ khí, hoạt huyết,..Đồng thời, các bài thuốc Đông y sẽ bồi bổ tạng phủ, bồi dưỡng cơ thể nhằm hồi phục các chức năng của cơ quan bên trong. 

Đông y chia bệnh suy nhược thần kinh thành nhiều thể bệnh, trong đó có can khí uất kết, can thận âm hư, âm hư hỏa vượng, thận âm thận dương hư. Mỗi thể bệnh sẽ có những dấu hiệu điển hình khác nhau và tương ứng được điều trị theo các bài thuốc riêng phù hợp.

Các bài thuốc điều trị suy nhược thần kinh bằng Đông y sử dụng các vị thuốc từ thiên nhiên, lành tính, an toàn và hạn chế tối đa tác dụng phụ. Đặc biệt các bài thuốc đông y sẽ cho hiệu quả lâu dài, giúp phúc hồi sức khỏe từ bên trong và duy trì sức khỏe ổn định dài lâu.
6. Chữa suy nhược thần kinh bằng đông y

Suy nhược thần kinh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu không sẽ để lại những mối nguy hại ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến suy nhược thần kinh các bạn có thể liên hệ tới phòng khám Đông y Sơn Hà qua hotline 0989.116.118 để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả.

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>