0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Tiểu đêm có đáng lo ngại như thế nào? Cách khắc phục hiệu quả

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Tiểu đêm thường xuyên rất đáng lo ngại. Tình trạng này khiến người bệnh bị gián đoạn giấc ngủ, lâu dài khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và nhiều vấn đề sức khoẻ khác. Tiểu đêm là một trong những biểu hiện cho thấy đường tiết niệu của bạn đang có dấu hiệu bất thường. Theo dõi bài viết để tìm hiểu các nguyên nhân gây tiểu đêm và giải pháp khắc phục.
Xem nhanh

1. Tiểu đêm là gì?

Người trưởng thành có sức khoẻ tốt, bàng quang có khả năng chứa khoảng 300 - 400ml nước tiểu. Khi bàng quang đầy sẽ thúc đẩy sự dẫn truyền lên não bộ để tạo phản xạ đi tiểu. Tuy nhiên, phản xạ này có thể được thần kinh điều khiển theo ý muốn, do đó khi đang trong giác ngủ đêm thần kinh sẽ ức chế hoạt động co bóp tạo phản xạ đi tiểu của bàng quang giúp giấc ngủ không bị gián đoạn.
 
Tiểu đêm là gì?

Tình trạng tiểu đêm thường gặp hơn ở người lớn tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do cơ quan hệ tiết niệu bị lão hoá, các chức năng bị suy giảm. Bên cạnh đó, người cao tuổi thường khó ngủ sâu giấc dẫn đến dễ bị buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần.

Có thể hiểu, tiểu đêm là tình trạng người bệnh bị gián đoạn giấc ngủ do phải thức dậy nhiều lần trong một đêm để đi tiểu. Tiểu đêm kéo dài ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ và sức khoẻ của người bệnh. Ngoài ra, việc tăng tần suất đi tiểu đêm nhiều có thể dẫn đến nhiều triệu chứng kèm theo như tiểu buốt, tiểu rát, tiểu ra máu, tiểu rắt,...Chính vì vậy, khi thức dậy đi tiểu nhiều hơn 2 lần mỗi đêm cho thấy bạn đang có các vấn đề về chức năng sinh lý của cơ thể. Do đó, cần thăm khám và khắc phục kịp thời.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu đêm

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu đêm thường gặp nhất:
 
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu đêm

2.1 Nguyên nhân không do bệnh lý

Do lão hoá: ở người lớn tuổi, cơ thể trải qua quá trình lão hoá tự nhiên thì khả năng sản xuất hormon chống bài niệu đã dần suy giảm dẫn đến lượng nước tiểu tăng nhiều, đặc biệt về đêm. Bên cạnh đó, cơ thắt bàng quang cũng suy giảm hoạt động theo thời gian khiến việc chứa nước tiểu trở nên khó khăn hơn.

Do tác dụng phụ của thuốc: một số loại thuốc lợi tiểu dùng hỗ trợ các vấn đề tim mạch, huyết áp,...có thể gây chứng tiểu đêm như Demeclocycline, Lithium, Phenytoin, Furosemide, Propoxyphene.

Do cơ sàn chậu và vùng chậu suy yếu: Thường gặp ở phụ nữ mang thai và sinh nở nhiều lần.

Do sinh hoạt thiếu khoa học: Một trong những nguyên nhân điển hình tác động trực tiếp đến việc tiểu đêm là bệnh nhân có thói quen uống nhiều nước vào buổi tối hoặc thường xuyên dùng đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, trà, cafe,....

2.2 Nguyên nhân bệnh lý

Do u xơ tiền liệt tuyến: Thường gặp ở nam giới lớn tuổi khi u xơ có kích thước lớn gây chèn ép cổ bàng quang gây tiểu đêm kèm theo các biểu hiện tiểu xót và tiểu rắt. 

Do các vấn đề thần kinh: Các vấn đề về thần kinh có khả năng ảnh hưởng tới các chức năng bàng quang và gây tiểu đêm. Một số rối loạn thần kinh gây tiểu đêm, tiểu không kiểm soát, tiểu rắt như: Xơ cứng rải rác từng đám, hội chứng chèn ép tuỷ sống, Parkinson.

Do rối loạn đường tiểu dưới: Các vấn đề về đường tiết niệu là nguyên nhân khiến bàng quang suy yếu gây tình trạng tiểu đêm. Một số rối loạn cụ thể: viêm niệu đạo, bàng quang hoạt động quá mức, mang thai, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang mô kẽ,....

Một số bệnh lý khác có khả năng dẫn đến tiểu đêm như: viêm bàng quang, suy thận, viêm thận, suy tim, tiểu đường, đái tháo đường,....

Xem thêm: Sụp mí mắt do biến chứng tiểu đường khắc phục hiệu quả như thế nào?

3. Tiểu đêm có đáng lo ngại không?

Tiểu đêm với tần suất dày đặc nhưng không có giải pháp can thiệp kịp thời, người bệnh phải đối mặt với nhiều vấn đề đáng lo ngại như:
 
Tiểu đêm có đáng lo ngại không?
  • Hoạt động của thần kinh bị ảnh hưởng: Tiểu nhiều lần trong đêm (>2 lần/đêm) gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài hoặc ngủ không sâu giấc. Lâu dần, tác động đến hệ thần kinh, gây suy giảm trí nhớ, cơ thể mệt mỏi thiếu sức sống vào mỗi sáng thức dậy.
  • Nguy cơ cao mác các vấn đề về hệ tim mạch: Tiểu đêm nhiều lần ở người lớn tuổi làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, cao huyết áp do phải thức giấc nhiều lần, giấc ngủ gián đoạn.
  • Tiểu đêm liên quan đến các bệnh lý như u xơ tử cung, tiểu đường, tuyến tiền liệt,...nếu không được chữa sớm sẽ gây ra những tổn thương khó phục hồi, ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ.

4. Ngăn ngừa chứng tiểu đêm nhiều lần

Để khắc phục được tình trạng tiểu đêm cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp các biện pháp phòng tránh để hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu đêm hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa chứng tiểu đêm nhiều lần:
  • Rèn luyện thói quen đi tiểu trước khi ngủ
  • Hạn chế các thực phẩm chứa chất gây kích ứng bàng quang, kích thích cảm giác buồn tiểu nhất là vào ban đêm như: đồ uống chứa cồn, đồ uống có gas, cafe, thực phẩm cay nóng,...
  • Thường xuyên thư giãn cơ thể để có giấc ngủ ngon hơn vào mỗi tối.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc và đúng giờ, hạn chế căng thẳng, stress.
  • Với phụ nữ sau sinh nên luyện tập các bài tập Kegel để tăng cường cơ vùng chậu, cải thiện sức khoẻ sinh lý.
  • Thường xuyên luyện tập thể thao để tăng cường sức đề kháng, phòng tránh dịch bệnh, tăng cường chức năng tuần hoàn. Nên lựa chọn các bài tập phù hợp với sức khoẻ của bản thân và luyện tập đều đặn để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Ngoài ra, để hạn chế các tai biến não khi thức giấc lúc nửa đêm, cần bình tĩnh ngồi dậy để cơ thể tỉnh táo hẳn rồi mới bước ra khỏi giường.

Xem thêm: Viêm loét dạ dày kiêng gì? Chế độ ăn uống khoa học cho người viêm loét dạ dày

5. Phương pháp giúp giảm tình trạng tiểu đêm hiệu quả

Có thể khắc phục tận gốc tình trạng tiểu đêm nếu xác định được nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị từ sớm. Do đó, nên khám định kỳ thường xuyên để sớm phát hiện những bất thường về sức khoẻ, đặc biệt là người cao tuổi cần được quan tâm hơn. Một số giải pháp trị tiểu đêm thường được áp dụng, chẳng hạn:
 
Phương pháp giúp giảm tình trạng tiểu đêm hiệu quả
  • Tiểu đêm do tác dụng phụ của thuốc, người bệnh có thể cải thiện bằng cách dùng thuốc sớm hơn vào ban ngày.
  • Tiểu đêm do chứng ngưng thở khi ngủ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên môn về tim mạch đưa lời khuyên.
  • Tiểu đêm do bệnh lý như đái tháo đường hay nhiễm trùng đường tiết niệu,...các trường hợp này sẽ khắc phục được khi kiểm soát được bệnh lý.
Bên cạnh đó, một trong những phương pháp trị tiểu đêm hiệu quả đang được nhiều người áp dụng là dùng thuốc Đông Y. Trên thực tế lâm sàng đã cho thấy các bài thảo dược Đông Y đem lại hiệu quả cao giúp kiểm soát tốt chứng tiểu đêm. 

Để trị chứng tiểu đêm dứt điểm hoàn toàn, các bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và hỗ trợ các phương pháp trị bệnh hiệu quả. Phòng khám Đông Y Sơn Hà là một trong những lựa chọn thông minh nhất hiện nay. Tại đây, bạn không chỉ được gặp gỡ đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm mà còn có những bài thảo dược Đông Y lâu đời, hỗ trợ trị thành công cho nhiều bệnh nhân tiểu đêm. 

Để biết thêm thông tin chi tiết về giải pháp chữa tiểu đêm bằng Đông Y, các bạn hãy liên hệ ngay với Đông Y Sơn Hà qua hotline 0989116118 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

 

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>