Mẹo dân gian chữa viêm phế quản, hen phế quản, COPD
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Thời tiết thay đổi thất thường, nhất là khi trời chuyển lạnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt ở trẻ em, thường gặp các vấn đề về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, từ đó gây nhiễm trùng lan xuống khí phế quản và nhu mô phổi gây ra tình trạng viêm phế quản, hen phế quản, COPD.... Cùng tìm hiểu cách chữa các bệnh đường hô hấp bằng phương pháp dân gian!
Xem nhanh
1. Tìm hiểu về viêm phế quản, hen phế quản, COPD
Viêm phế quản, hen phế quản và COPD là các bệnh về đường hô hấp thường gặp nhất ở trẻ em và người lớn tuổi.1.1 Viêm phế quản
Phế quản là một ống dẫn khí thuộc đường hô hấp dưới, có vị trí nằm tại đốt sống ngực thứ 4 và thứ 5. Phế quản được tách thành nhiều ống khí nhỏ (tiểu phế quản) đi sâu vào phổi và có chức năng dẫn khí đến phổi.Viêm phế quản là hiện tượng sưng viêm tại khu vực niêm mạc của ống phế quản, gây ảnh hưởng đến các thuỳ phổi và làm suy giảm chức năng phổi. Trong một số trường hợp, viêm phế quản không được phát hiện và điều trị sớm sẽ chuyển biến nặng và dẫn đến áp xe phổi. Việc nhiễm trùng phổi này tạo nên dịch trong màng phổi gây phù nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người bệnh.
Dựa theo nguyên nhân gây bệnh, viêm phế quản được phân thành 2 loại:
- Viêm phế quản cấp tính: Thường gặp ở trẻ em và người có sức đề kháng yếu. Viêm phế quản cấp tính là do sự tấn công của các virus hoặc các tác nhân như tụ khuẩn cầu, phế cầu khuẩn, liên khuẩn cầu, H.influenzae,…gây ra, bệnh thường kèm theo tình trạng cảm lạnh.
- Viêm phế quản mạn tính: Đây là tình trạng niêm mạc phế quản bị sưng viêm lâu ngày, tái lại nhiều lần không dứt điểm. Các trường hợp mắc bệnh là người già và 80% là do khói thuốc lá. Nhiều người ở độ tuổi trung niên nhưng tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá hoặc trực tiếp sử dụng thuốc lá từ khi còn trẻ cũng có thể bị viêm phế quản mạn tính từ sớm.
1.2 Hen phế quản
Hen phế quản hay được biết đến nhiều hơn với tên gọi hen suyễn (Asthma), là bệnh lý đường hô hấp đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích ứng, với sự nhạy cảm vốn có thì phế quản sẽ phản ứng dữ dội lại, biểu hiện qua các triệu chứng như khó thở, ho, nặng ngực,...Tuỳ theo mức độ kích ứng vào cơ thể mà cơn hen phế quản sẽ thể hiện ở các mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Trường hợp bị hen nhẹ, người bệnh sẽ chỉ có cảm giác khó chịu và ho cấp tính. Ngược lại, với trường hợp hen phế quản nặng, sẽ xuất hiện những cơn khó thở nặng nề với tần xuất thường xuyên có thể cần nhập viện và nghiêm trọng hơn là dẫn đến suy hô hấp hoặc tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
1.3 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (viết tắt là COPD), là tình trạng viêm phổi mạn tính gây ra luồng khí bị tắc nghẽn ở phổi. Các biểu hiện của bệnh thường gặp như: ho, thở khò khè, khó thở, tiết dịch nhầy (đờm),...Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc COPD, tuy nhiên phần lớn là do người bệnh tiếp xúc lâu với các loại hạt vật chất kích thích, không khí ô nhiễm và khói thuốc lá. Trong đó, thuốc lá không chỉ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà còn là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, xơ vữa động mạch, ung thư vòm họng và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phân loại thành 2 thể là khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính:
- Khí phế thũng: là tình trạng tổn thương túi khí trong phổi. Khi đó, các phế nang của người COPD bị căng giãn trong thời gian dài gây giãn phế nang, lâu dần tạo thành các kén khí làm cho quá trình trao đổi khí trong phổi ngày càng suy giảm.
- Viêm phế quản mạn tính: Biểu hiện đặc trưng là tiết ra đờm nhầy trong phế quản và ho khạc ra đờm tối thiểu 3 tháng liên tục và kéo dài ít nhất 2 năm liền.
Xem thêm: Cơ chế Y Học Cổ Truyền chữa bệnh về mắt? Cách phòng ngừa
2. Mẹo chữa dân gian không dùng thuốc kháng sinh
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định, chữa trị chứng viêm phế quản, hen phế quản, COPD bằng các phương pháp Tây Y chỉ đem đến hiệu quả tạm thời, không trị tận gốc bệnh. Dùng thuốc kháng sinh chỉ giúp kiểm soát và hạn chế các cơn co thắt chứ không trị dứt điểm. Vì thế mà thực tế còn nhiều trường hợp phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, đe doạ đến tính mạng.Do đó, điều trị viêm phế quản, hen phế quản, COPD bằng các bài thảo dược cổ truyền với chi phí thấp và hiệu quả cao đang trở thành xu hướng được nhiều người quan tâm.
2.1 Nguyên lý trị bệnh bằng Đông Y
Đông y coi viêm phế quản, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều thuốc chứng háo suyễn - háo rỗng, nghĩa là khí không được liễm nạp về Thận, Tỳ dương hư yếu, thuỷ thấp ứ đọng tiết dịch nhầy (đờm). Trong cổ họng phát tiếng gọi là hen, hít thở gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là suyễn.Theo quan điểm này, Đông y dùng nguyên tắc tập trung trị bệnh tận gốc. Một mặt cần phải phục hồi các chức năng nội tạng, chủ yếu là Thận, Tỳ, Phế, mặt khác để cân bằng hoạt động giữa các Tạng phủ. Nhờ đó mà tăng sức đề kháng, sức khoẻ được cải thiện, tiêu viêm, ức chế virus, các cơn hen kích phát giảm dần, các cơn hen hạn chế tát phát và bớt nguy hiểm hơn.
Xem thêm: Tâm can tỳ phế thận là gì? Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
2.2 Chế phẩm y học cổ truyền trị viêm phế quản, hen phế quản, COPD
Viêm phế quản, hen phế quản, COPD không phải là vấn đề của đường hô hấp riêng biệt, mà còn là vấn đề của toàn cơ thể với triệu chứng tập trung ở đường hô hấp. Với mục đích loại bỏ triệt để, cân bằng hoạt động hệ cơ quan, mang đến hiệu quả lâu dài, nhiều chế phẩm y học cổ truyền đã được ra mắt.Một trong những chế phẩm được tin dùng nhất hiện nay là “Siro Bổ Phế SoHa” do CÔNG TY TNHH ĐÔNG Y DƯỢC SƠN HÀ chịu trách nhiệm sản phẩm. Đây là thuốc Đông Y được bào chế dưới dạng siro vừa tiện dụng, lành tính, vừa đảm bảo được công năng của bài thuốc, khắc phục được hạn chế lớn nhất của việc trị bệnh bằng thuốc Đông Y là phải sắc thuốc, gây nhiều bất tiện với cuộc sống hiện đại ngày nay.
Chữa viêm phế quản, hen phế quản, COPD bằng “Siro Bổ Phế SoHa” mang nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại thuốc kháng sinh của Tây y khi có tác dụng trực tiếp vào gốc bệnh, hạn chế tình trạng nhờn thuốc, nâng cao sức đề kháng lại an toàn và hiệu quả cao.
3. Lưu ý phòng ngừa bệnh
Viêm phế quản, hen phế quản, COPD nếu không được sớm phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xẹp phổi, suy hô hấp, tràn khí màng phổi, nguy hiểm hơn là tử vong. Bên cạnh các phương pháp chữa trị, người bệnh cũng cần xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học để phòng ngừa và kiểm soát các tác nhân gây hại.- Nên lắp đặt máy lọc không khí trong nhà để có không gian sống trong lành.
- Vệ sinh, khử trùng và làm sạch đồ vật trong nhà thường xuyên để hạn chế nguy cơ nấm mốc, bụi bẩn phát sinh.
- Duy trì độ ẩm phù hợp ở môi trường sống, không quá ẩm hoặc quá khô.
- Tạo thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc làm việc tiếp xúc với hoá chất, khói bụi.
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
- Có thể tạo thói quen lành mạnh bằng việc leo núi, đến các địa điểm có nguồn không khí trong lành, ít khói bụi.
- Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, các chất dị ứng,....