Tâm can tỳ phế thận là gì? Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
Tác giả: Phạm Thị Thu Hà
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Tâm can tỳ phế thận là gì? Tâm can tỳ phế thận hay còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là “Ngũ tạng”, đây là cụm từ ám chỉ 5 cơ quan quan trọng nằm ở vùng ngực và vùng bụng trong cơ thể con người. Tâm can tỳ phế thận có sự gắn kết hợp thành một thể hoàn chỉnh, cùng hoạt động trong cơ thể con người, nuôi dưỡng cơ thể phát triển và phòng tránh các loại bệnh tật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng theo dõi bài biết dưới đây để biết thêm những kiến thức hữu ích nhất.
Xem nhanh
1. Tâm - can - tỳ - phế - thận là gì?
Theo Đông y, tâm - can - tỳ - phế - thận là 5 cơ quan đảm nhận nhiệm vụ co bóp, chứa đựng và chuyển hóa. Năm cơ quan này thuộc nhóm Tạng, và được gọi chung là “Ngũ tạng”, là các cơ quan mang huyết, tân, dịch, khí, thần đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người.Tâm, can, tỳ, phế, thận là đại diện cho các bộ phận tương ứng: tim, gan, lách, phổi, cật. Mỗi tạng là một cơ quan có mối liên kết và gắn liền với nhau cùng hoạt động theo một chu trình nhất định.
2. Ngũ tạng đảm nhận chức năng gì trong cơ thể?
Theo học thuyết tạng phủ, mỗi tạng trong cơ thể giống như một phần linh hồn của con người và không thể tách rời khỏi cơ thể. Theo dõi phần tiếp theo đây để biết vai trò và ý nghĩa của từng tạng trong cơ thể:2.1 Tạng Tâm
Tạng tâm là cơ quan đứng đầu lục phủ ngũ tạng. Tâm là bộ phận quan trọng nhất, là trung tâm của mọi hoạt động sống trong cơ thể con người. Tâm biểu hiện, tâm điều khiển và tâm thể hiện ra tất cả. Theo học thuyết tạng tượng được lưu truyền, công nhận và áp dụng thì tâm có vai trò:- Tâm chủ huyết mạch: Tâm sẽ thực hiện làm đầy huyết mạch bởi mạch là những đường nối dẫn trải dài khắp tứ chi và mọi cơ quan trên cơ thể. Huyết cung cấp mọi dưỡng chất nuôi sống toàn cơ thể. Huyết tốt, lưu thông thì da dẻ tươi sáng hồng hào, huyết kém thì da dẻ sần sùi, vàng vọt, môi thâm và toàn thân nhức mỏi.
- Tâm tàng thần: Thần là biểu hiện của trí tuệ, tỉnh táo và tài trí của con người. Chức năng này có biểu hiện tốt thì người đó có bản năng thông minh, lanh lợi, hành sử nhanh nhạy và ngược lại nếu chức năng này không tốt thì người đó dễ thấy sự mệt mỏi, trí nhớ không tốt, stress,..Tâm tàng thần kết nối trực tiếp với tâm chủ huyết mạch và khiếu mắt cũng là một trong những biểu hiện chính của chức năng này.
- Tâm chủ hãn: Hãn là mồ hôi, là chất được bài tiết từ trong cơ thể qua các lỗ chân lông. Tâm điều khiển các bệnh về hãn điển hình như đạo hãn, tự hãn và vô hãn. Với trường hợp thần gặp vấn đề, hãn sẽ tự mình tiết ra tùy theo trạng thái hoàn cảnh và tâm lý lúc đó.
- Tâm khai khiếu ra lưỡi: Lưỡi chính là biểu hiện bên ngoài của tâm. Khi các chức năng của lưỡi hoạt động một cách hiệu quả thì lưỡi hồng hào, nhuận sắc, lời nói trơn tru, linh hoạt,...Chức năng này không hoạt động tốt thì lưỡi nhợt nhạt, khẩu hình kém, ăn nói lắp bắp.
2.2 Tạng Can
Giải phẫu khoa học cho biết, can là gan là cơ quan đặc biệt quan trọng có chức năng chuyển hóa toàn bộ thức ăn thành chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, đồng thời gan còn mang chức năng lọc chất độc hại ra bên ngoài. Theo đông y, can có chức năng:- Can tàng huyết: Can thực hiện chức năng lưu trữ và vận chuyển máu đi khắp cơ thể, tới từng tế bào và nuôi sống chúng. Nhưng trong quá trình thư giãn nghỉ ngơi, ngủ thì toàn bộ huyết sẽ dồn về can. Do đó, khi huyết không dồn về can sẽ dẫn đến tình trạng lo lắng, mất ngủ, tâm trạng bồn chồn không yên. Chức năng can tàng huyết không hoạt động hay hoạt động không tốt sẽ làm cho cơ thể bị suy nhược, mệt moit, miệng trắng dã và da xanh xao.
- Can chủ cân: Can chủ cân không tốt sẽ làm cho các cơ ở các chi gặp khó khăn khi thực hiện hoạt động co duỗi. Ở trẻ em có thể xảy ra hiện tượng chậm biết đi nặng hơn thì không thể đi được, teo cơ,..
- Can chủ sơ tuyết: Chức năng liên quan đến tạng tỳ. Bởi can sản xuất mật giúp việc tiêu hóa ở tỳ diễn ra thuận lợi hơn, là đại diện của các bệnh về đường tiêu hóa, ngực, bụng,...
- Một số bệnh về can đáng chú ý như: Sườn đau, Vàng da, Nóng trong người, bức bách khí,...
2.3 Tạng Tỳ
Tỳ thực hiện chức năng tiêu hóa thức ăn cùng các chất dinh dưỡng. Chúng bao gồm cả phủ là vị (dạ dày), tiểu tràng và một số tuyến tiêu hóa như tuyến tụy hay tuyến nước bọt. Chức năng của tỳ như sau:- Tỳ ích khí sinh huyết: Tỳ đảm nhận chức năng làm giàu phần khí, tạo nguồn năng lượng cho các cơ quan khác hoạt động cũng như phục vụ mọi hoạt động sống của cơ thể. Tỳ khỏe mạnh giúp cơ thể cung cấp đủ vận khí, dồi dào sức khỏe, tỳ kém thì khí huyết mệt mỏi, da vàng yếu, xanh xao.
- Tỳ chủ vận hóa: Điều này ám chỉ tiêu hóa, lấy thành phần dinh dưỡng từ thức ăn, luân chuyển nước bên trong cơ thể. Tỳ vận chủ hóa kết hợp với rất nhiều các phủ khác như bàng quang để thực hiện chuyển hóa thủy dịch bên trong cơ thể, kết hợp cùng tâm phế thận để lọc máu.
- Tỳ chủ nhiếp huyết: Chức năng này giúp lưu thông huyết trong các mao mạch, ở các trường hợp bị chấn thương huyết xuất ra ngoài hoặc các trường hợp bị nội thương từ bên trong cũng gây ảnh hưởng đến tỳ.
- Tỳ chủ về chân tay, cơ nhục: Tỳ khỏe thì cơ nhục nở nang, phát triển tốt, khí sắc tốt. Tỳ hoạt động kém thì chân tay gầy guộc, cơ nhục không phát triển hoặc không có, còi xương, suy dinh dưỡng, biến tướng.
- Khí tỳ chủ thăng: Khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh thì khí tỳ giúp các cơ quan hoạt động và ở vị trí tốt. Ở trường hợp khí tỳ bị hư, sẽ làm cho vận khí tuột xuống dưới mắc các bệnh về đường tiêu hóa dưới.
- Tỳ khai khiếu ra miệng: Tỳ tốt giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt. Tỳ yếu thì ăn không ngon, ngủ khó yên, tiêu hóa kém, ảnh hưởng đến cục diện toàn bộ cơ thể.
2.4 Tạng Phế
Phế gần giống với một cái lọng nằm ở bên trong lồng ngực, sát với lưng. Nói cách khác, phế chính là hai lá phổi của con người. Trong lục phủ ngũ tạng, phế có các chức năng như sau:- Phế chứa khí: Chức năng chính của phế là hô hấp đem đến sự sống cho con người, không có hô hấp, tim ngừng đập khi đó mọi hoạt động của cơ thể cũng không diễn ra, lúc này cơ thể đã chết đi. Phế tiếp nhận khí O2 sau đó lọc và thải ra một khí khác là CO2. Quá trình này là vòng tuần hoàn cung cấp dưỡng khí cho toàn bộ các cơ quan bên trong cơ thể.
- Phế hợp bì mao: Phế có khả năng đóng mở các lỗ chân lông. Khi nóng lỗ chân lông nở ra còn khi lạnh nó sẽ co lại, cơ chế đóng mở này được thực hiện dưới sự điều khiển của phế. Cho nên khí phế sung túc, đầy đủ thì quá trình đóng mở diễn ra bình thường. Nhưng khi phế có sự không ổn định, bị tổn thương bởi các tác nhân gây hại thì gây ra các triệu chứng ho, long đờm, hen suyễn,...
- Phế chủ thông điều đạo thủy: Phế có vai trò trong việc điều hòa thủy dịch lưu thông trong toàn cơ thể. Vì thế trong trường hợp, phế gặp vấn đề thì lượng thủy dịch bị tắc nghẽn không lưu thông dẫn đến ứ đọng và gây phù nề.
- Phế chủ thanh: Một vai trò không thể thiếu của tạng phế chính là tạo ra âm thanh, giọng nói của con người. Phế khỏe mạnh sẽ phát ra âm thanh trong trẻo, rõ ràng còn âm thanh khàn đục đi kèm với các triệu chứng như ho, sốt, có đờm là báo động của phế hư.
- Phế khai khiếu ra mũi: Một bộ phận nữa có mối liên kết gần với phế là mũi. Phế tốt thì hơi thở nhịp nhàng đều đặn, phế không hoạt động tốt thì hơi thở bị gián đoạn, khó thở, thở dài.
2.5 Tạng Thận
Trong ngũ tạng, tạng thận là cơ quan được đánh giá cao, nằm ở vị trí tướng hỏa. Theo Đông y, toàn bộ trạng thái của cơ thể đều do thận quyết định.Thận gồm hai quả thận ở hai bên hố lưng và một vài vị trí của đường tiết niệu. Tạng thận có chức năng chính như sau:
- Thận tàng tinh: Đó chính là tinh hoa được lưu truyền từ bố mẹ. Chức năng vô cùng tốt cho hoạt động sống của cơ thể, giúp mọi chi hoạt động dẻo dai, sống thọ. Những trường hợp chức năng hoạt động kém thì khả năng sinh lý kém, mắc bệnh phụ khoa, vô sinh, mệt mỏi,..
- Thận chủ cốt sinh tủy: Thận còn liên quan trực tiếp đến các bệnh về xương cốt, đau răng, đau xương khớp, đau sống lưng,...bởi thận sinh tủy, tủy tạo cốt, tủy lại nuôi dưỡng cốt nên chúng có mối tương quan mật thiết với nhau.
- Thận chủ nạp khí: Thận cũng đóng vai trò trong quá trình hô hấp ở giai đoạn nạp khí. Thận thu nạp khí kém sẽ dẫn đến hen suyễn, đoản hơi và ngược lại thận nạp khí tốt giúp cơ thể thoải mái, thư giãn tốt.
- Thận khai khiếu ra tai và nhị âm: Chính là cảm giác ù tai, điếc tai, các cảm giác này biểu hiện do sự hoạt động kém của thận hoặc do thận đang gặp vấn đề trong cơ thể. Tuy nhiên, trường hợp này hay gặp ở người lớn tuổi, người già là chủ yếu.
3. Giải pháp giúp ngũ tạng luôn khỏe mạnh
Chắc hẳn giờ đây các bạn đã biết tâm can tỳ phế thận là gì rồi đúng không? Vậy làm như thế nào để giúp các cơ quan này hoạt động khỏe mạnh, dưới đây là lời khuyên dành cho các bạn:3.1 Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Các bạn có thể thấy, hầu hết các loại bệnh được hình thành trên cơ thể đều có nguồn gốc từ chế độ ăn uống hàng ngày của con người. Bởi thế, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, sẽ góp phần bảo vệ ngũ tạ của con người.Nên cung cấp vào cơ thể các thực phẩm chứa nhiều tinh bột (đây là thành phần quan trọng giúp chuyển hóa thành đường là năng lượng sống của cơ thể); chất đạm từ các loại thịt cá, trứng, sữa,..; các loại vitamin và khoáng chất trong rau củ quả,..Bên cạnh đó cũng nên cung cấp cho cơ thể chất béo, nên sử dụng loại chất béo không no để giảm lượng Cholesterol xấu trong cơ thể.
Ngoài ra, nên hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như: đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, đồ đông lạnh, chứa phụ gia, chứa nhiều chất bảo quản và chất béo có hại cho sức khỏe. Hạn chế sử dụng các loại đồ uống như bia, rượu, đồ uống có gas,...
3.2 Tập thể dụng thường xuyên
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể săn chắc, thư giãn gân cốt, giúp kinh mạch và máu huyết lưu thông tốt hơn. Bạn có thể chọn những bài tập luyện đơn giản hoặc những bộ môn chuyên nghiệp như gym, yoga, chạy bộ, bơi lội,...Nên dành khoảng 1giờ đồng hồ mỗi ngày và kiên trì luyện tập.3.3 Xây dựng lối sống lành mạnh
Nạp đầy đủ năng lượng mỗi ngày cho cơ thể, từ bỏ các thói quen xấu hiện nay như bỏ bữa, thức khuya. Bởi hiện trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể yếu đi, phát bệnh khi có ngoại tà xâm nhập.Cách dưỡng tâm tốt chính là dưỡng thần. Thế nên, cần cân bằng cảm xúc, giữ tâm trạng ổn định, tránh xúc động mạnh. Giữ thói quen ngủ trưa để tinh thần thoải mái, điều hòa tim mạch tốt.
Ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ, có một lối sống lành mạnh, đẩy xa những tệ nạn xã hội để cuộc sống ngày một được nâng cao.
Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bồi bổ tốt cho ngũ tạng. Tuy nhiên, nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc và công dụng thực sự của nó tránh những tác dụng không mong muốn.
Hy vọng những thông tin bài viết chia sẻ sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về ngũ tạng cũng như cách chăm sóc để có một cơ thể khỏe mạnh, tránh xa các loại bệnh tật. Nếu bạn cần tư vấn về sức khỏe, hãy liên hệ ngay với Đông Y Sơn Hà để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng.
Thông tin tác giả
Phạm Thị Thu Hà
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...