Polyp mũi là gì? Nên ăn gì khi mắc bệnh polyp mũi?
Tác giả: Phạm Thị Thu Hà
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Các con số thống kê số ca nhiễm bệnh về đường hô hấp tại nước ta liên tục gia tăng, đặc biệt là bệnh polyp mũi. Polyp mũi có bản chất là khối u lành tính nên phần lớn các bạn đều khá chủ quan và không nhận thức được nguy hiểm của căn bệnh này. Vậy nguyên nhân căn bệnh này hình thành và đâu là cách phòng tránh và chữa trị polyp mũi hiệu quả? Cùng theo dõi bài viết để nắm bắt những thông tin hữu ích về polyp mũi.
Xem nhanh
1. Polyp mũi là gì?
Polyp mũi là những khối mềm dạng u lành tính có cuống, không phải là ung thư, không gây đau, được hình thành do quá trình viêm niêm mạc mũi, viêm xoang diễn ra trong thời gian dài và xuất hiện ở xoang phía trên tại điểm nơi mắt, mũi và xương gò má giao nhau. Tùy thuộc và vị trí polyp mũi mà bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng như nghẹt mũi hay viêm đường hô hấp.Polyp mũi thường xuất hiện ở người lớn tuổi với tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 1% - 4% và tỷ lệ này sẽ tăng dần theo tháp tuổi và mức phổ biến nhất ở khoảng 40 tuổi - 60 tuổi. Các bệnh nhân có tiền sử các bệnh lý về mũi như hen suyễn, viêm xoang mãn tính, viêm mũi, hội chứng Churg-Strauss xơ nang,...cũng rất dễ nhiễm polyp mũi.
Xem thêm: Polyp là gì? Phương pháp chữa trị polyp hiệu quả nhất
2. Nguyên nhân xuất hiện bệnh Polyp mũi
Thông thường, polyp mũi được hình thành do sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, một số trường hợp khác, polyp được xem như là sự phản ứng của cơ thể với sự tồn tại của tình trạng dị ứng hay của vi nấm.Hơn thế, sự viêm nhiễm mạn tính trong mũi cũng có thể làm cho các mạch máu ở niêm mạc hoặc ở xoang gia tăng khả năng thẩm thấu. Do vậy, các hiện tượng này vô tình mang tới điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho sự tồn đọng của nước ở bên trong các mô.
Sau một khoảng thời gian, các mô này sẽ bị ứa mọng nước và phát triển mạnh mẽ hơn cùng với sự gia tăng về mặt kích thước hình thành lên các polyp mũi. Polyp có thể hình thành một hay một chùm polyp mũi rất mềm mại, đặc như thạch và có màu hồng ánh ngọc trai.
Thực tế, tuy có nhiều trường hợp polyp mũi sẽ phát triển một cách âm thầm không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào cả nhưng theo nghiên cứu thì những tác nhân gây hình thành polyp mũi có thể là:
- Hen suyễn: là bệnh lý gây viêm dị ứng đường hô hấp rất phổ biến và đang ngày càng có xu hướng gia tăng về tỉ lệ mắc tại một số các tỉnh/thành phố lớn của nước ta. Hen suyễn thường đi kèm với polyp mũi, theo các chuyên gia thì mối liên quan giữa polyp mũi và hen suyễn là 7% đến 20%.
- Viêm xoang dị ứng: đây là căn bệnh có biến chứng khá nguy hiểm, căn bệnh này không chỉ làm các bệnh dị ứng khác có tiến triển xấu hơn mà còn dễ dẫn đến viêm xoang mạn tính, viêm thanh khí phế quản, polyp mũi,...và đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến cho polyp mũi không thể bị triệt tiêu hoàn toàn mà sẽ thường xuyên tái phát lại.
- Viêm xoang mãn tính: tình trạng viêm niêm mạc mũi xoang với các dấu hiệu đi cùng như đau nhức âm ỉ vùng mặt, khó thở, ngạt mũi, ho và khạc đờm,...nếu không được điều trị cẩn thận sẽ dễ hình thành polyp gây tổn thương mũi xoang.
- Xơ nang, rối loạn di truyền có kết quả trong sản xuất và tiết ra các chất dịch bất thường gồm cả chất nhầy từ xoang và màng mũi.
- Hội chứng Churg-Strauss: là một bệnh lý rất ít gặp gây ra các viêm mạch máu.
- Nhạy cảm với NSAIDS (một loại thuốc kháng viêm), là phản ứng giống như dị ứng với các loại thuốc kháng viêm ví dụ: Ibuprofen hay aspirin.
- Di truyền: sự di truyền gen tương thích với niêm mạc mũi và các tác nhân gây viêm cũng là nguyên nhân gây ra sự hình thành của poly.
3. Các triệu chứng của Polyp mũi
Hầu hết các trường hợp bệnh nhân bị Polyp ở mức độ nhẹ thường rất khó phát hiện do kích thước của chúng còn nhỏ, không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến cơ thể. Tuy nhiên, sau một thời gian, Polyp sẽ dần phát triển lớn hơn và gây ra những khó khăn trong hô hấp.Đối với trẻ em, tình trạng này thường khiến các bé cảm thấy khó chịu ở mũi và thường xuyên thở bằng miệng. Vậy mọi người có thể nhận biết bệnh lý này dựa trên những dấu hiệu nào?
Do Polyp mũi xuất hiện chủ yếu bên trong các xoang và niêm mạc nên đây cũng là những vị trí có biểu hiện bất thường khi bệnh nhân mắc bệnh. Cụ thể như:
- Thường xuyên bị nghẹt mũi (kéo dài trong nhiều ngày hay kể cả vài tuần).
- Sổ mũi liên tục trong nhiều ngày. Tuy nhiên, bệnh nhân thường nhầm lẫn triệu chứng này với dấu hiệu của bệnh cảm. Do đó, các bạn nên dựa trên nhiều dấu hiệu để chẩn đoán bệnh chính xác.
- Bệnh nhân thường bị chảy máu cam.
- Chức năng của khứu giác dần giảm đi và mất hẳn.
- Vị giác kém.
- Người bệnh thường cảm thấy đau nhức ở nhiều vị trí trên mặt.
- Xuất hiện cảm giác đau ở hàm răng trên.
- Vùng trán và mặt cảm thấy nặng nề.
- Khi ngủ bệnh nhân thường xuyên ngáy to, ngáy nhiều.
- Cảm thấy đau đầu âm ỉ hoặc dữ dội.
- Viêm đa xoang thể mạn tính cũng là một yếu tố thúc đẩy tình trạng Polyp phát triển.
4. Phương pháp điều trị polyp mũi hiệu quả nhất hiện nay
Tùy theo mức độ bị polyp mũi mà người bệnh được lựa chọn các cách thức điều trị giúp loại bỏ hoàn toàn polyp mũi. Dưới đây là một vài phương pháp chữa trị polyp hiệu quả nhất hiện nay.4.1 Sử dụng thuốc để điều trị polyp mũi
Khi người bệnh mới phát hiện polyp mũi và chúng đang ở giai đoạn đầu của sự hình thành thì điều trị bằng thuốc là phương pháp được chỉ định để ngăn cản và kiềm hãm sự phát triển của polyp mũi. Trong trường hợp Polyp đã phát triển với số lượng lớn dẫn đến bít tắc đường thở hay gây ra các biến chứng nặng ở mũi xoang thì người bệnh sẽ được chỉ định hướng tới phẫu thuật để điều trị hoàn toàn. Loại phẫu thuật được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào mức độ mắc bệnh polyp tương ứng.4.2 Điều trị Polyp mũi bằng phương pháp phẫu thuật
Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp duy nhất có thể loại bỏ hoàn toàn polyp mũi ra khỏi cơ thể người, phẫu thuật được chỉ định áp dụng với những trường hợp bị polyp mũi lớn, xuất hiện biến chứng nặng và việc điều trị bằng thuốc không thể mang lại hiệu quả nhất định.Với các polyp có kích thước nhỏ và hình thành một cách độc lập thì bác sĩ có thể dễ dàng cắt bỏ polyp bằng dụng cụ cơ học nhỏ để hút hoặc sử dụng máy vi cắt lọc. Kỹ thuật này được biết đến như là một phương pháp cắt polyp mũi, thực hiện ngoại trú. Sau khi phẫu thuật cần điều trị tình trạng viên bằng cách sử dụng thuốc (thuốc xịt mũi, thuốc viêm, thuốc kháng sinh,..) để hỗ trợ điều trị.
Trên thực tế, hầu hết các phẫu thuật polyp mũi được tiến hành bằng phương pháp nội soi xoang, tức là cùng với việc cắt bỏ polyp mũi sẽ mở phần xoang nơi polyp mũi hình thành. Khi xoang bị nghẹt hay tắc nghẽn và viêm thì cần mở rộng phần hốc xoang.
Kỹ thuật này sử dụng ống nội soi để tiến hành phẫu thuật, kỹ thuật này giảm thiểu tối đa đau đớn bởi chỉ hình thành nên các vết thương mổ nhỏ nên sẽ không quá đau và mau lành hơn so với các hình thức phẫu thuật khác. Tuy vậy, việc phục hồi hoàn toàn cũng cần một khoảng thời gian nhất định (trong vài tuần)
4.3 Điều trị polyp mũi bằng phương pháp Đông Y
Điều trị Polyp mũi bằng phương pháp Đông Y cũng là giải pháp an toàn, hiệu quả được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Bởi với các nguồn dược liệu quý, nguồn gốc thiên nhiên, không gây nên tác dụng phụ, căn bệnh Polyp mũi của bạn sẽ được điều trị an toàn mà không cần phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ không cần lo lắng những rủi ro trong ca phẫu thuật hay sự đau đớn sau đó.Nếu bạn đang gặp các vấn đề về Polyp mũi, hãy liên hệ ngay với Đông Y Sơn Hà để được hỗ trợ điều trị sớm, nhanh chóng bình phục. Với kinh nghiệm điều trị thành công hàng ngàn ca bệnh khó hiếm gặp về Polyp mũi, Đông Y Sơn Hà chắc chắn sẽ là địa chỉ tin cậy giúp bạn có thể hoàn toàn an tâm tin tưởng khi lựa chọn.
5. Mắc bệnh Polyp mũi nên ăn gì?
Cần có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học để ngăn ngừa và làm giảm các tác động xấu từ polyp mũi. Đặc biệt, khi bị polyp mũi thì bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn đa dạng với đầy đủ chất dưới đây là những loại thực phẩm nên ăn khi mắc bệnh polyp mà các bạn cần biết:- Các thực phẩm giàu chất kẽm như: tôm, ốc, cua, hải sản, thịt heo, ngũ cốc,....có thể giúp giảm tình trạng sưng viêm niêm mạc mũi.
- Thực phẩm giàu Vitamin C: Bổ sung Vitamin C từ các loại rau củ quả như: rau cải xanh, khoai lang, khoai tây, cam quýt,... Vitamin C là loại thực phẩm không thể bỏ qua giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch và tất nhiên Vitamin C cũng rất hữu ích trong việc làm giảm tình trạng viêm nhiễm, cải thiện các triệu chứng của bệnh.
- Thực phẩm giàu omega-3: Omega-3 mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, chất này sẽ giúp ích trong việc hỗ trợ điều trị polyp mũi. Các thực phẩm giàu Omega-3 điển hình là: cá hồi, cá mòi, cá nục, hạt hướng dương,...
- Các thực phẩm giúp tăng khả năng kháng sinh kháng khuẩn, chống viêm nhiễm tự nhiên như hành hẹ, tỏi, mật ong, gừng,.... Những gia vị này cũng hay được sử dụng trong các bài thuốc Đông Y để giúp làm dịu tổn thương do Polyp tạo ra, tăng khả năng chống nhiễm trùng.
- Ngoài ra, khi bị polyp mũi cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức về polyp mũi hữu ích cho bản thân. Nếu có bất cứ băn khoăn nào cần tư vấn về các căn bệnh hiếm gặp, hãy liên hệ ngay với Đông Y Sơn Hà để được tư vấn và hỗ trợ ngay.
Thông tin tác giả
Phạm Thị Thu Hà
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...