0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Đau bụng dưới ở nữ là gì? Chia sẻ mẹo giúp giảm đau bụng dưới hiệu quả

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Đau bụng dưới rốn ở nữ giới hiện nay đã ngày một phổ biến hơn, đặc biệt là tình trạng cơn đau này sẽ xuất hiện đa số ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Trạng thái cơn đau sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới, cơn đau có thể kéo dài hoặc âm ỉ. Cùng tìm hiểu dấu hiệu và nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn ở nữ giới qua bài viết dưới đây!
Xem nhanh

1. Đau bụng dưới ở nữ là gì?

Vùng bụng dưới là một trong những phần quan trọng nhất trên cơ thể người phụ nữ. Không chỉ trực tiếp có ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản mà đây còn là nơi chứa các cơ quan liên quan đến các hoạt động sống của cơ thể như một phần ruột già, ruột non và đường tiết niệu.
 
Đau bụng dưới ở nữ là gì?
Đau bụng dưới ở nữ là gì?


Đau bụng dưới là tình trạng vùng dưới rốn có hiện tượng đau. Các cơn đau có thể xuất phát từ vùng hạ vị và lan sang các vị trí khác của cơ thể như lưng hay hông. Tùy từng trường hợp mà cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc quằn quại từng cơn. Biểu hiện cơn đau đau sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau. 

Trong một số trường hợp khi bị đau vùng bụng dưới rốn, người bị có thể gập người xuống để giảm bớt cơn đau. Tuy nhiên một vài trường hợp khác lại không có tư thế để hạn chế cơn đau.

2. Một số triệu chứng đau bụng dưới thường gặp

Đau vùng bụng dưới có thể xuất hiện đột ngột, mạnh và kéo dài (mạn tính) hoặc ngắn (cấp tính). Với mỗi nguyên nhân khác nhau, cơn đau sẽ có tính chất và mức độ không giống nhau. Có thể cảm nhận cơn đau rõ ràng nhất vào thời điểm quan hệ tình dục hoặc trong quá trình đi tiểu. Nhiều chị em thường nhầm lẫn đau bụng bình thường và đau bụng dưới, dưới đây là một vài triệu chứng điển hình của tình trạng đau bụng dưới nên biết:
 
Một số triệu chứng đau bụng dưới thường gặp
Một số triệu chứng đau bụng dưới thường gặp
  • Xuất hiện cơn đau quanh vùng bụng dưới rốn và quanh cơ quan sinh dục;
  • Cơn đau quặn thắt bụng hoặc âm ỉ kéo dài;
  • Sốt kèm theo tình trạng đau bụng;
  • Đau bụng dưới kèm theo triệu chứng chóng mặt, buồn nôn và đồng thời xuất hiện dịch tiết âm đạo lẫn mủ ( có thể lẫn cả máu)
Các triệu chứng này có thể không biểu hiện rõ ràng hoặc nặng dần theo thời gian. Bởi vậy, chị em không nên chủ quan trước các phản ứng bất thường của cơ thể, đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào để kịp thời có biện pháp xử lý tránh những chuyển biến xấu ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

3. Nguyên nhân gây đau bụng dưới ở nữ 

Đau bụng dưới cấp tính hay mạn tính đều có thể xuất phát từ nguyên nhân lành tính như đau bụng hoặc nguy hiểm hơn như viêm ruột thừa. Dưới đây là những nguyên nhân đau bụng dưới ở nữ thường gặp nhất:
 
Nguyên nhân gây đau bụng dưới ở nữ 
Nguyên nhân gây đau bụng dưới ở nữ 
 

3.1 Đau bụng dưới rốn

Một số nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn ở nữ giới phổ biến nhất hiện nay:

3.1.1 Đau bụng dưới rốn trong thời kỳ kinh nguyệt

Khi thời kỳ kinh nguyệt diễn ra, tử cung sẽ hoạt động co bóp mạnh để đẩy lợp nội mạc tử cung ra ngoài, tình trạng này xuất hiện do trứng không được thụ tinh. Do đó, các chất thải trong cơ thể được đào thải ra ngoài trong thời kỳ kinh nguyệt. Đây là cơ chế tất yếu của cơ thể phụ nữ.

3.1.2 Thời kỳ rụng trứng gây đau bụng dưới rốn

Thời gian rụng trứng rơi vào khoảng giữa hai kỳ kinh nguyệt, cũng tại thời điểm này mà cơ thể có thể xuất hiện những cơn đau bụng dưới rốn. Nguyên nhân được giải thích là bởi ở thời điểm này buồng trứng sẽ giải phóng một quả trứng trưởng thành cùng máu và một số chất dịch khác. Điều này dẫn đến phúc mạc bụng bị kích thích và hình thành nên những cơn đau tại vùng bụng dưới.

Sức khỏe của bạn sẽ không có gì đáng lo ngại trong trường hợp này, cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất sau khi cơ thể được nghỉ ngơi vài giờ.

3.1.3 Rối loạn tiêu hóa 

Lối sống không lành mạnh, thiếu khoa học hoặc stress căng thẳng diễn ra liên tục và kéo dài dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Khi bị rối loạn tiêu hóa, người mắc có thể gặp những cơn đau âm ỉ vùng bụng dưới và có thể đi kèm các dấu hiệu như táo bón, đầy hơi, chướng bụng,....

Trường hợp rối loạn tiêu hóa dẫn đến táo bón nặng có thể sẽ gặp những cơ đau quặn thắt tại vùng bụng dưới do phận bị mắc lại gây phản ứng lên trực tràng.

3.1.4 Đau bụng dưới rốn là dấu hiệu nguy hiểm tới sức khỏe

Không phải mọi trường hợp đau bụng dưới rốn đều lành tính, trong nhiều trường hợp đây là biểu hiện cảnh báo tình trạng gây nguy hiểm cho sức khỏe:
  • Cảnh báo mang thai ngoài tử cung
  • Cảnh báo u xơ tử cung
  • Cảnh báo u nang buồng trứng
  • Cảnh báo nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  • Cảnh báo viêm ruột thừa

3.1.5 Phương pháp giúp giảm đau bụng dưới rốn

Đau bụng dưới rốn do những biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể thì các bạn có thể áp dụng các phương pháp giúp cải thiện tình trạng này như sau:
  • Uống nước ấm, giữ ấm cơ thể;
  • Vận động thường xuyên để tăng cường thể lực;
  • Massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới bằng nước ấm;
  • Tập thiền có thể giúp hạn chế cơn đau bụng dưới rốn do stress hay căng thẳng.

3.2 Đau bụng dưới bên phải

Một số nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới bên phải. Dưới đây là tổng hợp một vài nguyên nhân đau bụng dưới phải khác biệt đáng để theo dõi:
 
Đau bụng dưới bên phải
Đau bụng dưới bên phải

3.2.1 Đau bụng dưới bên phải do thoát vị

Thoát vị là tình trạng các túi phình của mô hay nội tạng bị trồi ra và dịch chuyển lệch khỏi vị trí nguyên bản. Các túi phình này bị kích thích xuyên qua những vùng hở hoặc yếu của cơ. Thoát vị có thể gây đau bụng dưới bên phải hoặc đau quanh túi phình.

3.2.2 Nhiễm trùng thận gây đau bụng dưới bên phải 

Một trong những nguyên nhân điển hình gây đau bụng dưới bên phải là tình trạng nhiễm trùng thận. Tình trạng này cũng có thể gây đau lưng, hai bên hông và háng. 

3.2.3 Đau bụng dưới bên phải do đầy hơi chướng bụng 

Đầy hơi chướng bụng là hiện tượng xảy ra khi thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn đến phần ruột già. Sử dụng các thực phẩm khó tiêu khiên cơ thể hình thành nhiều khí. Lượng khí tích tụ sẽ gây đau tức và chướng bụng.

3.2.4 Đau bụng dưới bên phải do viêm ruột

Tình trạng mãn tính của viêm loét đại tràng và Crohn đều gây viêm trong đường tiêu hóa và dẫn đến đau tức bụng dưới bên phải. 

3.2.5 Một số nguyên nhân nguy hiểm khác 

Dưới đây là một vài nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải ở nữ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe:
  • Viêm vùng chậu: Biểu hiện của nhiễm trùng đường sinh dục gây đau nhói bụng dưới.
  • Xoắn buồng trứng: Buồng trứng hoặc ống dẫn trứng bị xoắn làm tắc nghẽn hoặc cắt đứt nguồn cung cấp máu của cơ quan này và gây ra cơn đau bụng dưới nguy hiểm.
  • Lạc nội mạc tử cung: Tình trạng này xuất hiện do mô phát triển bên ngoài tử cung làm cho máu không thể chảy ra ngoài cơ thể mà bị tụ lại gây chảy máu trong và nhiễm trùng.

3.2.6 Làm gì khi bị đau bụng dưới bên phải?

Phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau bụng phải mà sẽ có cách khắc phục thích hợp. Thông thường sẽ sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để xử lý các nguyên nhân không quá nguy hiểm như chướng bụng, đầy hơi,...Nếu cơn đau dữ dội có thể sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau đường tiêm tĩnh mạch.

Với trường hợp nhiễm trùng sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Còn với các trường hợp cần nghiêm trọng hơn như u nang buồng trứng, viêm ruột thừa hay mang thai ngoài tử cung sẽ cần tiến hành phẫu thuật.

3.3 Đau bụng dưới bên trái

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết hay hệ sinh sản,....

3.3.1 Hệ tiêu hóa gặp vấn đề 

Đau bụng dưới bên trái ở nữ giới thường được chẩn đoán là bị viêm túi thừa cấp. Viêm túi thừa cấp là tình trạng các túi thừa (tú nằm ngoài thành ruột kết) bị viêm nhiễm. Các túi thừa bị viêm gây ra tình trạng đau bụng dữ dội kèm theo biểu hiện sốt, nôn mửa, táo bón,....

Bên cạnh đó, đau bụng dưới bên trái cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân của hệ tiêu hóa như: Viêm đường ruột; Táo bón nặng do thiếu chất xơ hoặc do sử dụng thuốc trong thời gian lâu; Thoát vị bẹn nghẹt do một phần ruột bị kẹt ở túi thoát vị không được cung cấp dưỡng chất.

3.3.2 Hệ bài tiết gây ảnh hưởng

Sỏi tiết niệu là một trong những nguyên nhân điển hình dẫn đến đau vùng bụng trái ở nữ. Đây là hiện tượng trong thận và ống niệu xuất hiện sỏi kết tinh lại. Sỏi ở thận trái tác động gây ra những cơn đau thắt ở bụng dưới bên trái. Cơn đau này có thể lan sang phía lưng bên trái và bẹn kèm theo triệu chứng tiểu buốt, tiểu ra máu, nôn mửa,...

Ngoài ra, nhiễm khuẩn đường niệu cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái. Ở nữ giới, nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên có thể kể đến viêm thận bể thận mạn và viêm thận bể thận cấp. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới như viêm niệu đạo hay viêm bàng quang. Dấu hiệu điển hình khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu là chứng đau bụng trái âm ỉ kéo dài. Bên cạnh đó đi kèm các tình trạng tiểu nóng, tiểu dắt, tiểu xót,...

3.3.3 Đau bụng dưới bên trái liên quan đến hệ sinh sản

Ở nữ giới trong độ tuổi sinh nở, các cơn đau nhói vùng bụng dưới bên trái có thể là do phản ứng xấu của hệ sinh sản như: u nang buồng trứng, u xơ tử cung, sảy thai, mang thai ngoài tử cung,...

Ngoài ra, đau bụng dưới bên trái có thể liên quan đến một số vấn đề như có máu tụ hoặc vết bầm trong thành bụng. Những cục máu đông hay các mạch máu phía vùng bụng trái bị viêm cũng có thể là nguyên nhân gây ra các cơn đau đột ngột ở khu vực này.

3.3.4 Xử lý tình trạng đau bụng dưới bên trái như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân hình thành mà sẽ có những cách xử lý thích hợp. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp giảm tình trạng đau bụng dưới bên trái ở nữ giới:
 
Xử lý tình trạng đau bụng dưới bên trái như thế nào?
Xử lý tình trạng đau bụng dưới bên trái như thế nào?
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, nên dùng các loại trà gừng hay trà bạc hà sẽ giúp làm dịu cơn đau.
  • Bổ sung những thực phẩm nhiều chất xơ vào bữa ăn hàng ngày để giúp hệ tiêu hóa ổn định.
  • Hạn chế đồ dầu mỡ, món cay nóng hoặc các loại thức ăn khó tiêu hóa.
  • Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục hàng ngày để tránh bị viêm nhiễm đường tiết niệu.
Hiện nay, Đông Y Sơn Hà đang cung cấp ra thị trường dòng sản phẩm vệ sinh phụ nữ XOLUX For Women giúp ngăn ngừa nấm mốc, khử mùi, làm sạch "cô bé" hiệu quả. Tham khảo ngay sản phẩm tại đây!

Đau bụng dưới ở nữ giới do nhiều nguyên nhân và rất phức tạp, vì thế nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có cách khắc phục phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thảo dược Đông y giúp cải thiện hiệu quả tình trạng đau bụng dưới mạn tính. Tuy nhiên, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thảo dược khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy đến các phòng khám đông y uy tín để được kê đơn, cắt liều phù hợp. Liên hệ với Đông Y Sơn Hà để được tư vấn, hỗ trợ ngay.

Có thể bạn quan tâm: 

Phương pháp điều trị đau dây thần kinh số 5 bằng Đông Y hiệu quả

Những điều cần biết về bệnh đau dây thần kinh số 3

Men gan cao có nguy hiểm không? Khắc phục men gan cao hiệu quả như thế nào?


Mẹo dân gian khỏi mề đay, giảm ngứa tại nhà nhanh chóng, hiệu quả nhất

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>