0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Đau bụng phải có nguy hiểm không? Cảnh báo bất thường về sức khỏe

Tác giả:
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Đau bụng bên phải có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe về ruột thừa, túi mật, gan,... Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng bên phải, hãy sớm tìm hiểu nguyên nhân để sớm khắc phục kịp thời. 
Xem nhanh

1. Vị trí đau bụng bên phải

Những cơn đau bụng bên phải thường sẽ xảy ra ở hai vị trí chính như sau:
Vị trí đau bụng bên phải
  • Đau bụng trên bên phải: VÙng bụng trên bao gồm đầu tụy, túi mật, gan, tá tràng và thận phải. Những cơn đau bụng trên bên phải có thể trở nên nặng, dữ dội do viêm, tắc hay chấn thương.
  • Đau bụng dưới bên phải: Vùng bụng chứa đại tràng, ruột thừa và một phần cơ quan sinh sản của nữ. Những cơn đau bụng dưới bên phải thường có liên quan đến các vấn đề viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, viêm ruột thừa, viêm túi thừa, viêm vùng chậu hay có thai ngoài tử cung,...

Xem thêm: Đau bụng dưới ở nữ là gì? Chia sẻ mẹo giúp giảm đau bụng dưới hiệu quả

2. Đau bụng phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau bụng phải thường xuyên với những cơn đau quặn thường xuyên cần sớm đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được khắc phục kịp thời. Nguyên nhân nào gây nên những cơn đau quặn bên phải?

2.1 Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa sẽ gây nên những cơn đau tại vùng bụng bên phải hoặc quanh rốn, thượng vị. Sau từ 6-12 tiếng cơn đau có xu hướng chuyển dịch xuống vùng dưới bên phải. Những triệu chứng sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn, gây co cứng thành bụng, đau dữ dội kèm theo 1 số triệu chứng khác như: buồn nôn, chán ăn, sốt trên 39 độ, tiêu chảy, đau tăng lên khi sờ nắn vùng bụng dưới bên phải. Viêm ruột thừa có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cần sớm được phẫu thuật kịp thời.

Viêm ruột thừa

2.2 Viêm đại tràng

Những cơn đau bụng bên phải có thể do tổn thương gần manh tràng, là dấu hiệu viêm đại tràng, với một số triệu chứng khó chịu khác như:
  • Sốt, suy giảm trí nhớ, hay cáu giận
  • Suy nhược, mệt mỏi, ăn ngủ kém.
  • Phân có kèm máu.
  • Rối loạn đại tiện, đau hậu môn khi đi ngoài.
  • Ấn tay và hố chậu phát ra tiếng, đau khi ấn dọc khung đại tràng.

2.3 Viêm gan cấp

Tình trạng đau bụng phải có thể là dấu hiệu viêm gan, tổn thương tế bào gan và viêm nhiễm mô gan. Viêm gan cấp thường xảy ra âm thầm, trong giai đoạn đầu hầu như không có biểu hiện. Những dấu hiệu chỉ rõ ràng khi tình trạng này đã trở nặng kèm theo triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, vàng da, niêm hay nước tiểu sẫm màu.

Viêm gan cấp

2.4 Viêm túi mật 

Đau bụng phải có thể là dấu hiệu cảnh báo sỏi thận, cơn đau kéo dài từ vài phút đến vài giờ với biểu hiện đau đột ngột, dữ dội và tăng nhanh, lan dần đến vai phải hoặc sau lưng. Đôi khi có thể kèm theo các triệu chứng chán ăn, kém ăn, buồn nôn hay sốt cao.

2.5 Viêm bàng quang

Viêm bàng quang có thể gây nên những cơn đau bụng dưới bên phải với những dấu hiệu phổ biến như:
  • Đau nhẹ vùng trên khớp mu, bụng dưới bên phải khi bàng quang có dấu hiệu căng.
  • Tiểu buốt, tiểu ra máu hay nước tiểu có mủ.
  • Tiểu nhiều lần trong ngày kèm sốt.
  • Với nữ giới có thể xuất hiện cơn đau lan rộng sang âm hộ, niệu đạo. Khi đi tiểu, cơn đau có thể giảm hoặc khỏi hẳn.

2.6 Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu lây qua đường tình dục là vấn đề nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục nữ, gây nên những cơn đau vùng bụng phải phía dưới, kèm theo các biểu hiện:
  • Sốt.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Nóng rát khi đi tiểu.
  • Tiết dịch âm đạo bất thường, hôi.
  • Đau khi quan hệ tình dục.

2.7 Đau bụng phải ở nữ

Nữ giới bị đau bụng phải có thể là triệu chứng của các vấn đề sức khỏe như:
 
Đau bụng phải ở nữ
  • Đau bụng kinh
  • Mang thai ngoài tử cung
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Viêm ống dẫn trứng
  • U xơ tử cung
  • U nang buồng trứng
  • Ung thư buồng trứng
  • Viêm vùng chậu

Xem thêm: Cách giảm đau bụng kinh ngay lập tức đơn giản hiệu quả

2.8 Đối với nam giới

Đau bụng phải ở nam giới có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý như xoắn tinh hoàn hay thoát vị bẹn

3. Đau bụng phải xử lý như thế nào?

Những cơn đau bụng bên phải sẽ được xử lý tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên. Với các trường hợp viêm ruột thừa, viêm túi mật cấp, thai ngoài tử cung bị vỡ hay xuất hiện cơn đau quặn thận có thể được chỉ định phẫu thuật cần sớm đến phòng khám để tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.

Các trường hợp nhẹ hơn sẽ cần được theo dõi, xử lý theo chỉ định của bác sĩ. Bởi vậy khi thường xuyên xuất hiện cơn đau bụng phải hoặc cơn đau quặn thắt, hãy sớm đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

4. Phòng ngừa đau bụng bên phải như thế nào?

Trong các trường hợp đau bụng phải nhẹ hơn như táo bón, khó tiêu, đầy bụng,... có thể được cải thiện nhờ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Bạn nên lưu ý một số phương pháp như:
 
Phòng ngừa đau bụng bên phải như thế nào?
  • Cân bằng chế độ ăn uống, bổ sung đầy đủ chất xơ thông qua rau củ, trái cây hay các loại ngũ cốc nguyên hạt,... hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Uống đủ nước để cải thiện tình trạng táo bón.
  • Xây dựng thói quen đi đại tiện đều đặn.
  • Rèn luyện thể chất để ngăn ngừa táo bón, giảm căng thẳng, và tăng cường phát triển cơ bụng.
  • Tránh những tác động, chấn thương vùng bụng.
Đau bụng phải có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Bởi vậy bạn nên sớm tìm hiểu nguyên nhân để xử lý kịp thời. Trong trường hợp không thể xác định cơn đau bụng bên phải, hãy đến thăm khám để được xử lý kịp thời.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe, hãy liên hệ ngay với phòng khám Đông Y Sơn Hà để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Đông Y Sơn Hà - Vì Sức Khỏe Người Việt, luôn đặt sức khỏe của khách hàng làm ưu tiên hàng đầu chắc chắn sẽ là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe của bạn.

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>