0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Đau mắt hột là gì? Cách giảm đau mắt hột hiệu quả bằng Đông y

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Một trong những nguyên nhân điển hình nhất gây suy giảm thị lực hiện nay là do đau mắt hột gây ra. Đau mắt hột có thể xuất hiện trong mọi độ tuổi, tuy nhiên ở môi trường sống thiếu vệ sinh thì khả năng mắc cao hơn. Đau mắt hột là mối nguy hại lớn cho giác mạc, cùng tìm hiểu và nhận biết sớm các dấu hiệu của đau mắt hột để có cách phòng ngừa tốt nhất cho bản thân.
Xem nhanh

1. Đau mắt hột là gì?

Đau mắt hột là tình trạng viêm kết mạc và giác mạc gây ra bởi vi khuẩn Chlamydia Trachomatis. Đau mắt hột có thể chuyển biến thành mạnh tính, dễ lây lan thành dịch khi chúng ta vô tình tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của mắt hay gián tiếp thông qua việc sử dụng chung đồ với người mắc.
 
Đau mắt hột là gì?
Đau mắt hột là gì?

Dấu hiệu nhận biết đau mắt hột điển hình nhất ở là xuất hiện các hột ở mắt. Tình trạng này thường sẽ không tự khỏi mà ngày một có xu hướng trở nặng khi không được khắc phục kịp thời. Các hột có kích thước to dần, nổi lên trên bề mặt, các hột này có thể bị vỡ và hình thành sẹo kết mạc. Ở mức độ nguy hiểm, sẹo kết mạng có thể khiến cho sụn mi bị ngắn lại và bờ mi bị lộn ngược lại bên trong làm phát triển các lông quặm.

Nếu không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến viêm loét giác mạc, thủng giác mạc, viêm nội nhãn,...gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, nguy hiểm hơn là gây mù vĩnh viễn. Bên cạnh đó, một số biến chứng khác của đau mắt hột cũng ảnh hưởng đến thị lực như viêm bờ mi, khô mắt,....

2. Các dạng đau mắt hột thường gặp

Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), đau mắt hột có thể được phân loại như sau:
 
Các dạng đau mắt hột thường gặp
Các dạng đau mắt hột thường gặp

2.1 Trachoma follicle (TF)

Đây là tình trạng đau mắt hột có hột với biểu hiện nhẹ, vừa phải và có ít nhất 5 hột trên kết mạc sụn mi trên. Các hột có kích thước lớn hơn 0,5mm.

2.2 Trachomatous inflammation (TI)

Đây là biểu hiện của tình trạng đau mắt hột nặng, có trạng thái kết mạc sụn mi trên và gây che phủ khoảng một nửa hệ mạch máu kết mạc sâu.

2.3 Trachomatous conjunctival scar (TS)

Biểu hiện của tình trạng đau mắt hột này là đã xuất hiện sẹo kết mạc sụn mi trên. Các dải sẹo này có hình dạng như mạng lưới, hình sao, hình dải rất dễ phát hiện.

2.4 Trachomatous trichiasis (TT)

Trường hợp này đau mắt hột đã xuất hiện biến chứng lông xiêu, lông quặm cọ vào giác mạc. Lông xiêu là trạng thái sợi mí bị mọc hướng ngược về phía trong nhãn cầu, còn lông quặm là khi bờ mi mắt bị quặm vào trong hướng lông mi vào nhãn cầu.

2.5 Corneal opacity (CO)

Đây là trạng thái nguy hiểm nhất, đau mắt hột đã có dấu hiệu gây tổn thương đến giác mạc và dẫn đến nguy cơ mù lòa. Hãy nhanh chóng tìm kiếm phương pháp xử lý hiệu quả để bảo vệ đôi mắt của mình.

3. Nguyên nhân gây đau mắt hột

Tác nhân gây ra tình trạng đau mắt hột là vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Đau mắt hột có thể lây truyền do sự tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mắt hoặc mũi của người mắc. Ngoài ra, đau mắt hột cũng có thể lây nhiễm gián tiếp do côn trùng mang vi khuẩn Chlamydia trachomatis từ mắt người này sang mắt người kia.
 
Nguyên nhân gây đau mắt hột
Nguyên nhân gây đau mắt hột

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau mắt hột:
  • Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, đời sống sinh hoạt thiếu khoa học, khu vực sinh sống ẩm thấp nhiều côn trùng (ruồi, nhặng) tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và sinh sống.
  • Khu vực sinh sống chật hẹp, đông đúc, thường xuyên tiếp xúc và dùng chung dụng cụ, sinh hoạt chung với người bị đau mắt hột sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm.
  • Không biết cách bảo vệ và chăm sóc mắt, thiếu vệ sinh mắt khiến dễ lây đau mắt hột. Đặc biệt là trẻ em ở độ tuổi từ 4-6 tuổi chưa có ý thức giữ vệ sinh tốt.
Trên thế giới, ước tính số ca mắc đau mắt hột chủ yếu là ở các đất nước kém phát triển, điều kiện vệ sinh còn chưa được bảo đảm như Ấn Độ, Châu Phi và các nước Đông Nam Á. Hiện vẫn chưa có phương pháp xử lý triệt để được đau mắt hột nên chỉ có thể ngăn chặn bằng các biện pháp phòng ngừa.

4. Những dấu hiệu đau mắt hột

Một số dấu hiệu nhận biết mắt bị đau mắt hột như: ngứa, sưng đỏ, kích ứng mí mắt, cảm giác đau mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng, gỉ mắt chứa dịch mủ hoặc chất nhầy. Những dấu hiệu này ở giai đoạn đầu của đau mắt hột, xuất hiện sau khoảng 5-12 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn.

Khi đến giai đoạn viêm nhiễm bắt đầu phát triển, hột mắt sẽ xuất hiện, hột có đặc điểm tròn nổi trên bề mặt kết mạc hoặc ở rìa giác mạc, có mạch máu vây quanh và thường có màu xám trắng. Hột sẽ xuất hiện nhiều với kích thước đa dạng từ 0.5 mm trở lên.

Nhú gai hình thành, đây là những khối hình đa giác màu hồng có trục máu ở giữa tỏa ra các mao mạch vùng quanh.

Khi tình trạng đau mắt hột kéo dài, sẽ hình thành những tổn thương dạng sẹo ở kết mạc sụn mi trên. Sẹo thành hình là những dải xơ trắng hình sao có các nhánh theo dạng màng lưới. 

5. Cách giảm đau mắt hột hiệu quả 

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp đặc trị giúp giải quyết hoàn toàn tình trạng đau mắt hột. Tuy nhiên, có thể áp dụng một số biện pháp Đông y để làm giảm tình trạng đau mắt hột và các tổn thương cho mắt.

Theo Đông y, tình trạng đau mắt hột chủ yếu là do thấp nhiệt ở tỳ vị. Cùng với phong tà xâm nhập vào cơ thể thông qua các hình thức: nước mưa, gió lạnh, dùng chung các vật dụng (khăn mắt, thuốc nhỏ mắt,..) với người bị đau mắt hột nên không đảm bảo vệ sinh,...

Cách giảm đau mắt hột trong Đông y là tận dụng những cây thảo dược tự nhiên để triệt tiêu tận gốc những nguyên nhân trên.
 
Cách giảm đau mắt hột hiệu quả 
Cách giảm đau mắt hột hiệu quả

5.1 Giảm đau mắt hột với Xuyên Khung Trà Điều Tán 

Khi gặp tình trạng mí mắt đỏ, ngứa, sợ ánh sáng và thị lực chưa có dấu hiệu suy giảm thì có thể áp dụng cách hồi phục bằng Xuyên Khung Trà Điều Tán. 

Sử dụng các vị thảo dược Khương hoạt, Xuyên Khung, cam thảo, bạch chỉ, phòng phong, tế tân và kinh giới. Tán nhỏ các vị thảo dược này, sau khi ăn uống với nước chè. Thực hiện ngày 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

5.2 Giảm đau mắt hột với  Gừng và lá mơ 

Gừng là một trong các vị thảo dược có nhiều công dụng hữu ích trong đông y, giúp giảm đau và tăng cường lưu thông mái. Lá mơ là loài cỏ dại tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn nhanh chóng. Kết hợp 2 vị thảo dược này sẽ giúp đẩy lùi được tình trạng đau mắt hột.

Thực hiện như sau: Giã nát gừng và lá mơ, vắt lấy nước lọc riêng. Dùng bông thấm nước đã chắt và thoa đều vào vùng mắt bị đau. Phần bã dùng đắp kín vùng mắt, thực hiện ngày 3 lần.

5.3 Vệ sinh mắt đúng cách 

Điều chế thuốc rửa mắt từ các dược liệu như khương hoạt, hoàng liên, ngũ bội tử, xích thược, phòng phong quý vĩ, nguyên hoa tiêu và kinh giới. Sắc hỗn hợp này với nước lọc. Dùng rửa mặt mỗi ngày để đảm bảo vệ sinh mắt, giúp đẩy lui tình trạng đau mắt hột.

6. Đau mắt hột cần kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng là một phần thiết yếu trong phòng tránh và phục hồi khi bị đau mắt hột. Bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng mắt và khiến cho tình trạng mắt trở nên trầm trọng hơn.
 
Đau mắt hột cần kiêng gì?
Đau mắt hột cần kiêng gì?

Và hãy bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như nước, rau xanh, trái cây tươi cung cấp vitamin, khoáng chất vừa bồi dưỡng cho mắt vừa tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh và nhanh chóng hồi phục các tổn thương.

Dưới đây là một số thực phẩm mà người bị đau mắt hột không nên ăn:

- Hành tỏi: Tuy là loại loại gia vị tăng sức đề kháng tốt cho cơ thể nhưng với người bị đau mắt hột thì nên hạn chế ăn hành tỏi cả tươi và khô. Bởi vị cay trong loại gia vị này dễ gây kích ứng, làm cay và chảy nước mắt nhiều, khiến tình trạng đau mắt hột trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm hơn.

- Đồ uống có ga, cồn: Người đau mắt hột nên hạn chế sử dụng các loại thức uống chứa chất kích thích và nước ngọt có ga. Bởi chúng dễ gây kích ứng, làm giảm thị lực, gây tổn thương và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho mắt. Không chỉ vậy, các loại nước uống chứa chất kích thích dễ làm người uống hoa mắt, chóng mặt khiến cho tình trạng đau mắt hột bị kéo dài và trở nên dai dẳng.

- Hạn chế thực phẩm có mùi tanh: Không nên ăn các thức ăn được chế biến từ cá, tôm, cua,..các loại hải sản khác. Theo các chuyên gia, khi ăn các loại thức ăn có mùi tanh, cơ thể sẽ tăng tiết Histamin và làm cho tình trạng đau mắt hột ngày càng trầm trọng, thời gian hồi phục kéo dài. 

- Thức ăn dầu mỡ: Ăn nhiều dầu mỡ khiến lượng chất béo trong cơ thể tăng cao, không tốt cho việc hồi phục sức khỏe của mắt.

- Rau muống: Một trong các loại thực phẩm cần hạn chế nhất, bởi khi ăn rau muống, mắt tiết dịch nhiều hơn khiến người đau mắt hột bị khó chịu, vệ sinh vất vả và bệnh lâu khỏi.

- Thuốc lá: Khói thuốc lá có chứa nicotine, loại chất gây ức chế thần kinh và gây kích ứng mắt. Hút thuốc lá dễ làm cho mắt bị khô, gây viêm và tình trạng đau mắt hột thêm nguy hiểm hơn.

7. Phòng ngừa đau mắt hột như thế nào?

Đau mắt hột không chỉ gây ảnh hướng đến sức khỏe đôi mắt mà còn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng sụn mi, đục giác mạc, loét giác mạc, nguy hiểm hơn là mù lòa vĩnh viễn,.... Chăm sóc và phòng ngừa đúng cách sẽ giúp các bạn có một đôi mắt sáng khỏe. Vậy nên phòng ngừa đau mắt hột như thế nào cho hiệu quả:
  • Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đây cũng là cách kiểm soát tốt nhất để tránh bị lây dịch đau mắt hột. 
  • Hạn chế ngủ chung giường, sử dụng chung các vật dụng như chậu, khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc uống nước,..với người bị đau mắt hột. 
  • Rửa mặt 3 lần/ngày bằng nước sạch, giặt chăn ga, vỏ gối khăn tắm trong nước tẩy và ấm.
  • Vệ sinh môi trường sống thoáng đãng, sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc nơi đông người.
Đau mắt hột có khả năng lây truyền nhanh, gây ảnh hưởng đến thị lực và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không có cách khắc phục kịp thời. Khi gặp những biểu hiện bất thường ở mắt, hãy liên hệ ngay với Đông y Sơn Hà qua hotline 0989.116.118 để được tư vấn kịp thời và có biện pháp xử lý tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Cận thị là gì? Bật mí cách giảm cận thị hiệu quả không nên bỏ qua

Zona thần kinh mắt bao lâu thì khỏi? Nên kiêng ăn gì để không bị sẹo

Cách trị chứng nhức mắt, mỏi mắt, mắt mờ tại nhà hiệu quả

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>