0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Hội chứng ruột kích thích và tất tần tật những gì cần biết

Tác giả:
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Hội chứng ruột kích thích là vấn đề đường ruột rất phổ biến gây nên nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Làm thế nào để khắc phục hội chứng này? Cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích hiệu quả? Hãy cùng Đông Y Sơn Hà tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Xem nhanh

1. Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích - IBS là vấn đề sức khỏe phổ biến liên quan đến đường ruột, còn gọi là viêm đại tràng chức năng, viêm đại tràng co thắt hay viêm đại tràng mãn tính. 
 
1. Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng này có tỷ lệ mắc từ 5-20% dân số, lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống. Hội chứng ruột kích thích phổ biến hơn ở nữ giới, và độ tuổi dễ mắc nhất là từ 20-50 tuổi.

Khi mắc hội chức này, chức năng ruột bị rối loạn, tái đi tái lại nhiều lần và không tìm thấy tổn thương thực thể ở ruột ngay cả khi làm các xét nghiệm chuyên sâu. 

Dựa theo các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích mà có thể chia chúng thành 4 loại chính bao gồm:
  • Hội chứng ruột kích thích thể táo bón.
  • Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy.
  • Hội chứng ruột kích thích thể hỗn hợp (táo bón + tiêu chảy).
  • Hội chứng ruột kích thích không xác định.

2. Triệu chứng hội chứng ruột kích thích

Biểu hiện đặc trưng nhất của hội chứng ruột kích thích là tình trạng đau bụng tái đi tái lại khiến bạn trở nên lo lắng, gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Với mỗi bệnh nhân thì hội chứng này lại có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, bạn rất dễ nhầm lẫn các triệu chứng này với các vấn đề sức khỏe khác.
 
2. Triệu chứng hội chứng ruột kích thích

2.1 Đau bụng

Đây là biểu hiện phổ biến nhất của hội chứng ruột kích thích. Những cơn đau bụng thường xuất hiện ở vùng dưới hoặc toàn bộ bụng, lan tỏa hoặc khu trú hố chậu trái, hố chậu phải, quanh rốn.

Cơn đau thường nặng hơn khi ăn, hoặc ăn thức ăn lạ, thức ăn để lâu, thậm chí đôi khi chưa ăn đã có cảm giác đau. Đau dưới rốn thường là cơn đau âm ỉ, tức dọc khung đại tràng. Trong khi đó đau trên rốn thường đau từng cơn mạnh. Tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn khi bạn mệt mỏi, căng thẳng và giảm đi khi được nghỉ ngơi. Trong trường hợp không thể chịu đựng bạn cần phải sớm đi cấp cứu.

Những cơn đau bụng do hội chứng ruột kích thích thường xuất hiện vào buổi sáng, giảm khi đi tiêu nhưng không dứt điểm. Chúng có thể tái đi tái lại khoảng 1 lần/ tuần, kéo dài đến 3 tháng.

2.2 Rối loạn tiêu hóa 

Hội chứng ruột kích thích gây nên những bất tiện khi thay đổi thói quen đi ngoài, gây rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như:
  • Táo bón, đại tiện đau, phân nhỏ, cứng, đi tiêu khoảng 3 lần/ tuần.
  • Tiêu chảy, phân lỏng và ít, đại tiện són nhiều lần, có thể nhiều hơn 3 lần/ ngày.
  • Cảm giác mót đi ngoài sau khi mới ăn xong.
  • Xuất hiện xen kẽ cả tình trạng tiêu chảy và táo bón.
  • Cảm giác không đi hết phân.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý phân không hề có lẫn với máu. Khi xuất hiện máu bạn cần nghĩ đến vấn đề đường ruột khác.

2.3 Đầy hơi chướng bụng

Đây là triệu chứng thường xuất hiện vào ban ngày, nhất là vào buổi trưa, và có xu hướng giảm về đêm khi đi ngủ. Do hội chứng ruột kích thích có thể khiến khí trong ruột sản xuất dư thừa gây nên tình trạng này.

Đầy hơi, chướng bụng thường đi kèm với sôi bụng, đôi khi cuộn ruột thành những đoạn đau, cứng, xoa day hoặc tự mất hoặc di chuyển sang chỗ khác. Một số trường hợp có thể gây nóng ở ổ bụng.

2.4 Dấu hiệu khác

Ngoài ra, người mắc hội chứng ruột kích thích có thể xuất hiện những dấu hiệu như:
  • Mệt mỏi, khó nhiều
  • Chuột rút
  • Ợ nóng, ợ hơi
  • Buồn nôn
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Đau mỏi cơ
  • Tiểu tiện, trung tiện nhiều
  • Tức nặng bụng

Xem thêm: Gợi ý 7 bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày bằng thảo dược hiệu quả nhất

3. Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích

Nguyên nhân trực tiếp gây hội chứng ruột kích thích ruột chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, chế độ ăn uống hàng ngày có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hội chứng này. Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích cũng có thể gây nên bởi một số yếu tố như:
 
3. Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích
  • Dị ứng thực phẩm đồ ăn, nước uống tùy theo cơ địa mỗi người.
  • Tác dụng phụ không mong muốn của kháng sinh.
  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến vi khuẩn có hại sinh sôi thuận lợi.
  • Căng thẳng, stress khiến cho hệ thần kinh trung ương làm suy giảm chức năng dạ dày và đường ruột qua hệ thần kinh thực vật, tăng nguy cơ mắc.
  • Rối loạn nội tiết tố gây nên sự thay đổi hormone bất thường, rối loạn chức năng hệ tiêu hóa, thay đổi nhu động ruột.
  • Tiền sử gia đình có người mắc các vấn đề đường ruột. 

4. Ai có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích có thể xảy ra ở mọi đối tượng, độ tuổi nhưng phổ biến nhất ở nhóm người từ 20-50 tuổi, đặc biệt là phụ nữ có nguy cơ mắc gấp đôi nam giới. Một số người có nguy cơ mắc cao hơn như:
  • Thường xuyên lo lắng, căng thẳng, stress. 
  • Rối loạn lo âu, trầm cảm hay các vấn đề về tâm lý.
  • Tiền sử mặc nhiễm trùng đường tiêu hóa nặng.
  • Chế độ ăn uống không điều độ, bỏ bữa, nhịn ăn.
  • Gia đình có người đã mắc hội chứng này.

5. Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích mặc dù không nguy hiểm, với các trường hợp nhẹ có thể tự khỏi khi điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Khi mắc hội chứng này, bạn không nên quá căng thẳng, lo lắng vì nó có thể khiến tình trạng này trở nên nặng hơn.
 
5. Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích
 
Tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan, tránh để ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa. Hãy tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Hầu hết các trường hợp mắc hội chứng ruột kích thích đều không thể xử lý dứt điểm hoàn toàn. Các phương pháp khắc phục chỉ có thể làm giảm đi sự khó chịu, cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Thông thường, khi xử lý hội chứng ruột kích thích, các bác sĩ sẽ sử dụng dược liệu làm giảm co thắt, giảm đau, chống táo bón, tiêu chảy, hay an thần kết hợp với uống nhiều nước, bổ sung thêm chất xơ. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn phương pháp Đông Y an toàn giúp cải thiện từ bên trong cơ thể, mang lại sự cân bằng của các tạng phủ như can, thận, tỳ vị để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Bạn cũng nên lưu ý tránh các loại đồ uống có gas, chất kích thích, thức ăn để lâu, hay các loại thức ăn có thể gây đầy hơi, khó tiêu như sắn, khoai, bánh ngọt, hay hoa quả nhiều đường: xoài, cam, quýt, mít,.. 

Đồng thời, bạn cũng nên có thói quen đi đại tiện 1 lần/ ngày, xoa bụng vào mỗi sáng khi ngủ dậy để có cảm giác muốn đi tiêu. Bạn cũng nên thường xuyên luyện tập thể dục, thư giãn để giảm thiểu mệt mỏi, căng thẳng.

6. Cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích

Chủ động phòng ngừa hội chứng ruột kích thích giúp bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa, cũng như các vấn đề liên quan. Một số lưu ý giúp phòng ngừa hội chứng này mà bạn cần biết như:
 
6. Cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sống phù hợp.
  • Uống đủ nước từ 1.5-2 lít/ ngày.
  • Hạn chế việc bỏ bữa, ăn uống không điều độ.
  • Chú ý ăn chậm, không nên ăn quá nhanh.
  • Hạn chế dùng các loại thức ăn cay nóng, hay các loại đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, nước sốt kem,...
  • Hạn chế uống đồ có gas và rượu bia.
  • Kiểm soát các loại trái cây có hàm lượng Fructose, không nên ăn quá 240g/ ngày.
  • Tập luyện thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe đều đặn khoảng 30 phút/ ngày.

7. Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

7. Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?
Người mắc hội chứng ruột kích thích cần đặc biệt lưu ý về chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Vậy, mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Các loại thực phẩm tốt cho người mắc hội chứng này là:
  • Thực phẩm nhiều chất xơ như củ quả, rau xanh, hoa quả đặc biệt là loại giàu kali như đu đủ, chuối,...
  • Hải sản, cá thu, cá thịt trắng, cá trích hay các loại cá chứa nhiều acid béo Omega-3 như cá hồi,...
  • Sữa chua
  • Các loại hạt như quả óc chó, macca, hạnh nhân, hạt chia, hạt hướng dương,...
Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý tránh các nhóm thức ăn không tốt để giảm triệu chứng khó chịu như:
  • Đồ ăn nhanh, dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên, pizza,...
  • Dưa cà muối.
  • Thịt đỏ như thịt cừu, dê, thịt bò.
  • Đồ ăn cay nóng, chứa nhiều gia vị tiêu, ớt.
  • Thực phẩm cứng, không nấu kỹ nhừ có thể gây áp lực cho dạ dày.
  • Món ăn tái, sống, tiết canh, gỏi,...
  • Đồ uống có cồn, chất kích thích.
  • Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa động vật.

Xem thêm: Bệnh đau dạ dày nên ăn gì? Những thực phẩm người đau dạ dày cần tránh

Trên đây là tất tần tật những kiến thức hữu ích về hội chứng ruột kích thích. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình. Nếu bạn đã thử nhiều cách nhưng không đem lại hiệu quả như mong muốn, hãy liên hệ ngay với phòng khám Đông Y Sơn Hà để được tư vấn, hỗ trợ hoàn toàn miễn phí. Các bác sĩ của Đông Y Sơn Hà với nhiều năm kinh nghiệm dày dặn chắc chắn sẽ giúp bạn bảo vệ, nâng cao sức khỏe tốt nhất.

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>