0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Tìm hiểu về ưu - nhược điểm các phương pháp chữa cận thị

Tác giả:
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Theo thống kê từ bệnh viện mắt trung ương có thể thấy xu hướng cận thị đã gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở độ tuổi học sinh. Với sự phát triển đột phá của kỹ thuật y khoa, nhiều phương pháp hạn chế cận thị hoặc giúp xoá bỏ độ cận hoàn toàn được áp dụng thành công. Bên cạnh đó, cũng tồn tại những phương pháp trị cận thị còn nhiều hạn chế gây ảnh hưởng đến thị lực mắt. Cùng tìm hiểu ưu, nhược điểm các phương pháp chữa cận thị!
Xem nhanh

1. Cận thị là gì?

Cận thị (Myopia, Nearsightedness) là tình trạng rối loạn về mắt mang tính di truyền, xảy ra do trục nhãn cầu quá dài hoặc độ hội tụ của thuỷ tinh thể, giác mạc lớn quá mức. Người bị cận có thị lực hạn chế, khó nhìn thấy vật ở xa và chỉ dễ dàng quan sát khi vật ở gần. Nhìn chung, cận thị làm suy giảm thị lực, gây cản trở việc học tập và sinh hoạt hàng ngày.

Những năm gần đây, cận thị gia tăng nhiều ở độ tuổi học sinh từ 8 - 12 tuổi. Các dấu hiệu cận thị thường gặp như: thói quen nheo mắt, chớp mắt để dễ quan sát mục tiêu, mỏi mắt kèm theo nhức đầu,....
 
1. Cận thị là gì?

Có thể phân loại mức độ cận thị như sau:
  • Mức độ nhẹ: Các trường hợp có độ cận dưới 3 diop
  • Mức độ trung bình: Các trường hợp có độ cận từ 3 diop - 6 diop
  • Mức độ nặng: Các trường hợp có độ cận từ 6 diop trở lên

Tìm hiểu về tật cận thị: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

2. Nguyên nhân gây cận thị ở mắt

Mắt có vai trò như một thấu kính hội tụ. Mọi hình ảnh được mắt tiếp nhận sẽ hiển thị trong võng mạc. Qua đó, các tế bào thụ cảm và thần kinh thị giác sẽ giúp não bộ nhận diện hình ảnh giống với thế giới bên ngoài. Thế nhưng ở người cận thị, khi mắt nhận tín hiệu hình ảnh của vật sẽ nằm phí trước võng mạc thay vì trên võng mạc, do đó sẽ khó quan sát được các vật ở xa.
 
2. Nguyên nhân gây cận thị ở mắt

Các yếu tố nguy cơ gây cận thị ở mắt:
  • Di truyền: trẻ có ba mẹ mắc các tật khúc xạ ở mắt sẽ dễ bị cận hơn. Đặc điểm là độ cận cao, tăng nhanh ngay cả khi ở tuổi trưởng thành, có thể kèm theo biến chứng nguy hiểm,...Khả năng phục hồi thị lực kém.
  • Mắc phải: học tập và làm việc ở điều kiện thiếu ánh sáng, thường xuyên thức khuya, thiếu thời gian thư giãn cho mắt, tiếp xúc màn hình ánh sáng từ các thiết bị điện tử quá dài....là những nguy cơ hàng đầu gây cận thị hiện nay.

3. Ưu, nhược điểm các phương pháp chữa cận thị

Cận thị là tật khúc xạ ở mắt không thể tự khỏi được. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ cận thị mà có các phương pháp giúp giảm cận và kiểm soát độ cận hiệu quả. Dưới đây là các phương pháp chữa cận thị hiệu quả nhất hiện nay:
 
3. Ưu, nhược điểm các phương pháp chữa cận thị

3.1 Đeo kính

Cận thị ở mức độ nhẹ có thể áp dụng phương pháp đeo kính mắt để hạn chế sự phát triển của tật cận thị. Cụ thể, cận ở mức trên 0.75 độ bạn có thể bắt đầu đeo kính. Từ 0.75 độ đến 2 độ khi học tập, làm việc và tiếp xúc nhiều với máy tính thì nên đeo kính để bảo đảm tầm nhìn tốt. 

Ưu điểm:
  • Đeo kính gọng là phương pháp thông dụng và ít tốn kém nhất. Tuỳ theo mức độ cận thị mà bệnh nhân cần đeo kính thường xuyên hoặc chỉ đeo kính khi ở tầm nhìn xa.
  • Đeo kính áp tròng mềm cũng là giải pháp được nhiều người chọn lựa để điều chỉnh tật cận thị. Kính áp tròng cho tầm nhìn sắc nét, rõ ràng và hơn hết là gia tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.
Nhược điểm:
  • Tuy có tính ứng dụng cao nhưng kính gọng cũng có rất nhiều hạn chế riêng. Không phù hợp với các hoạt động mạnh, gọng kính có thể làm hạn chế tầm nhìn. Kính gọng dễ bị hơi nước và sương làm mờ. Người đeo kính gọng lâu năm, đặc biệt là các trường hợp có độ cận cao sẽ khiến mắt hơi dại và khi tháo kính ra sẽ rất khó quan sát vật.
  • Đối với kính áp tròng, nếu sử dụng trong thời gian dài dễ gây viêm mắt, khô mắt và mỏi mắt.

3.2 Phẫu thuật 

Phẫu thuật chữa cận thị là một trong những giải pháp hàng đầu của Tây Y. Các phương pháp phẫu thuật có thể giúp giảm cận thậm chí là trị khỏi cận hoàn toàn mà không cần đeo kính. Một số phương pháp phẫu thuật được áp dụng thành công nhất hiện nay có thể kể đến như: phẫu thuật khúc xạ; phẫu thuật Phakic và phẫu thuật thay Phakic.

Ưu điểm:
  • Phẫu thuật khúc xạ: Thời gian phẫu thuật, phục hồi thị lực rất nhanh chóng và có thể điều trị triệt để tật khúc xạ. 
  • Phẫu thuật Phakic: Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp có độ cận cao. Vết mổ siêu nhỏ chỉ khoảng 2-3mm, phục hồi thị lực nhanh chóng. Điều chỉnh độ cận cao nhưng không làm mỏng giác mạc, hạn chế tối đa rủi ro dẫn đến các bệnh giác mạc.
  • Phẫu thuật thuỷ tinh thể: Phương pháp này được chỉ định khi không còn lựa chọn nào để điều trị tật cận thị. Áp dụng với trường hợp bệnh nhân có độ cận quá cao.
Nhược điểm:
  • Nhìn chung, các phương pháp phẫu thuật trên đều có chung nhược điểm là chi phí rất cao và việc tác động dao kéo đến vùng mắt (nơi dễ tổn thương nhất trên cơ thể) có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng có thể gặp khi phẫu thuật cận thị: viêm mắt, khô mắt, lệch vệt giác mạc, tái cận trở lại, đục - sẹo giác mạc,....

3.3 Đông Y

Hiện nay, Đông y là một trong những giải pháp khắc phục cận thị an toàn, hiệu quả mà có thể nhiều người chưa biết. Đông y sẽ là lựa chọn hàng đầu thay thế cho các phương pháp đeo kính truyền thống chỉ đem lại tác dụng kiểm soát tăng độ cận, phẫu thuật với chi phí đắt đỏ và tiềm ẩn khả năng gặp biến chứng. Dưới đây là các ưu, nhược điểm của phương pháp này:
 
chữa cận thị an toàn bằng đông y

Ưu điểm:
  • Các bài thảo dược Đông y có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên hoàn toàn lành tính và an toàn cho người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tác dụng chính của các bài thảo dược Đông y là phòng ngừa và bồi bổ cơ thể tăng cường bổ mắt, lưu thông máu, tăng cường thị lực, hạn chế tình trạng khô mắt và mỏi mắt.
Nhược điểm:
  • Cơ chế tác dụng của các bài thảo dược Đông y là tác dụng đến toàn cơ thể, qua đó kích thích mắt sáng khỏe. Vì thế mà đòi hỏi cần người bệnh kiên trì dùng thuốc theo hết liệu trình để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Bên cạnh đó, phương pháp Đông y chữa cận thị chỉ có hiệu quả tốt với người mắc cận thị ở mức độ nhẹ (khoảng 2diop) có khả năng trị khỏi hoàn toàn, từ 2 diop trở lên chỉ giúp hỗ trợ giảm độ, giúp mắt không bị tăng độ chứ không thể trị khỏi cận triệt để.

Xem thêm: Cận thị là gì? Bật mí cách giảm cận thị hiệu quả không nên bỏ qua

4. Giải pháp bảo vệ mắt hiệu quả

Bên cạnh phương pháp chữa cận thị thì cũng cần quan tâm đến cách bảo vệ mắt, phòng tránh và kiểm soát cận thị:
 
4. Giải pháp bảo vệ mắt hiệu quả

4.1 Bài tập mắt giúp giảm cận thị

Các bài tập mắt không thể loại bỏ triệt để tật cận thị và phục hồi thị lực. Tuy nhiên, các bài tập mắt giúp tăng cường sức khỏe đôi mắt và kiểm soát độ cận thị của mắt tốt hơn.
  • Bài tập nhắm mắt: Xoa lòng bàn tay đến khi ấm hơn, sau đó nhắm mắt và úp lòng bàn tay vào hai mắt và xoa đều vùng da quanh mắt trong khoảng 1 đến 2 phút, thực hiện lặp lại 5 lần. 
  • Đảo mắt: Nếu phải làm việc thường xuyên trước màn hình máy tính thì đảo mắt là bài tập hiệu quả để thư giãn mắt. Thực hiện: Ngồi với tư thế thả lỏng và đảo mặt theo vòng kim đồng hồ khoảng 5 lần, sau đó đảo theo chiều ngược lại 5 lần tiếp theo.
  • Nhìn tập trung: Tập trung nhìn một vật cách xa 6m trong khoảng 30 giây và không chớp mắt. Nghỉ ngơi 10 giây và tiếp tục thực hiện nhìn vật khoảng 15 giây và sau đó chớp mắt liên tục với cường độ nhanh.

4.2 Giảm cận thị bằng cách thay đổi thói quen

Xây dựng thói quen sống lành mạnh, khoa học cũng là một trong những giải pháp bảo vệ mắt hiệu quả nhất. Bởi nguyên nhân phổ biến gây ra cận thị chính là do thói quen làm việc, học tập thiếu khoa học, khiến mắt phải điều tiết quá nhiều mà không được nghỉ ngơi đúng cách. Thực hiện bảo vệ mắt khỏi cận thị bằng các cách sau:
  • Không làm việc quá lâu trước màn hình máy tính, dành thời gian cho mắt được nghỉ ngơi sau mỗi giờ làm việc căng thẳng
  • Không đọc sách báo trong điều kiện không đủ ánh sáng
  • Không thức khuya quá thường xuyên
  • Nam và nữ bị cận nặng trên 9 diop trở lên không nên kết hôn để tránh ảnh hưởng đi truyền đến thế hệ sau.
  • Ngồi học và làm việc đúng tư thế, giữ khoảng cách từ mắt đến màn hình khoảng từ 30 - 40cm.
  • Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cho mắt, đặc biệt là nhóm thực phẩm giàu vitamin A như: cà rốt, cá hồi, bông cải xanh, trứng, thịt nạc,....
Hy vọng những chia sẻ trên bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình phục hồi tật cận thị và cải thiện thị lực. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Phòng khám Đông Y Sơn Hà để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>