Rung giật nhãn cầu là gì? Chữa rung giật nhãn cầu hiệu quả bằng Đông y
Tác giả: Phạm Thị Thu Hà
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Rung giật nhãn cầu là tình trạng rối loạn chuyển động của nhãn cầu, các vận động giao động nhãn cầu có tính chu kỳ, lặp lại, có nhịp và không tự ý. Rung giật nhãn cầu không chỉ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến thị lực cùng các chức năng thị giác khác. Nguyên nhân gây rung giật nhãn cầu là gì? Giải pháp khắc phục? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu các thông tin chi tiết!
Xem nhanh
1. Cơ chế gây rung giật nhãn cầu
Rung giật nhãn cầu là hiện tượng nhãn cầu vận động (dao động) lặp đi lặp lại có chu kỳ, theo nhịp và không tự ý. Vận động nhãn cầu có thể chỉ xảy ra ở một mắt hoặc sẽ xảy ra ở cả hai mắt. Thường nó sẽ chuyển động theo chiều ngang, ít khi chuyển động xoay tròn hoặc theo chiều dọc.Rung giật nhãn cầu có thể là bệnh lý hoặc sinh lý, nguyên nhân là bẩm sinh hoặc do mắc phải. Người bị rung giật nhãn cầu gặp khó khăn và không tự kiểm soát được tình trạng này.
Thông thường, để nhìn rõ một vật, cần sự phối hợp của 3 cơ chế điều khiển hoạt động nhãn cầu là:
- Định thị ở vị trí nguyên phát liên quan đến khả năng của hệ thị giác, phát hiện các di lệch ảnh ra khỏi hoàng điểm và báo hiệu về khoảng cách di chuyển mắt phù hợp để ảnh được đưa về đúng hoàng điểm.
- Phản xạ tiền đình - nhãn cầu: là hệ thống phức tạp của các liên kết thần kinh để hình ảnh được duy trì trên hoàng điểm khi đầu dịch chuyển vị trí.Các thụ thể cảm thụ bản thể của hệ thống tiền đình là các kênh bán khuyên trong tai. Có ba kênh bán khuyên, nằm theo các mặt trước, sau và ngang. Các kênh này đáp ứng với các thay đổi gia tốc do vận động xoay đầu.
- Đường hợp nhất thần kinh: các dây thần kinh có sự phối hợp như thần kinh điều chỉnh cơ vận nhãn.
2. Các dạng rung giật nhãn cầu
Tình trạng rung giật nhãn cầu được chia làm ba loại dựa theo nguồn căn gây bệnh. Cụ thể như sau:2.1 Rung giật nhãn cầu sinh lý
Có nghĩa là các hoạt động sinh lý ở mắt có thể gây ra hiện tượng rung giật nhãn cầu. Ở dạng này, thường sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến các chức năng thị giác. Rung giật nhãn cầu sinh lý được phân loại thành rung giật nhãn cầu thị - động; rung giật nhãn cầu do kích thích tiền đình và rung giật nhãn cầu khi nhìn tận ngoài.2.2 Rung giật nhãn cầu bẩm sinh
Tình trạng rung giật nhãn cầu bẩm sinh sẽ xuất hiện ở trẻ sơ sinh trước 1 tuổi, khởi phát sớm là trước 6 tháng tuổi và khởi phát muộn là sau 6 tháng tuổi. Hầu hết, các trường hợp rung giật nhãn cầu là do di truyền.Dạng này thường nhẹ, có đặc điểm là cùng hướng, theo chiều ngang duy trì ngay cả khi người bệnh ngước lên hay nhìn xuống, có thể diễn ra liên tục hoặc ngắt đoạn. Thị lực người bị rung giật nhãn cầu bẩm sinh không bị ảnh hưởng nhiều, vẫn có thể nhìn tốt, nhìn gần rõ hơn nhìn xa.
Tuy nhiên, có một số trường hợp gây ảnh hưởng tới quá trình nhìn từ nặng đến nhẹ, thị lực kém, cùng với đó là các biểu hiện theo như mù màu, đục thuỷ tinh thể, bạch tạng bẩm sinh,...với những trường hợp này cần có biện pháp khắc phục kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc.
2.3 Rung giật nhãn cầu do mắc phải
Thường dạng này sẽ dễ xuất hiện ở người có độ tuổi trưởng thành. Tình trạng rung giật nhãn cầu mắc phải có thể được gây ra bởi các nguyên nhân bệnh lý hoặc chấn thương vùng mặt - sọ não.Xem thêm: Dị ứng mắt là gì? Cách phòng tránh dị ứng mắt hiệu quả nhất
3. Nguyên nhân gây rung giật nhãn cầu
Rung giật nhãn cầu bẩm sinh liên quan đến những bất thường của một phần hoặc toàn bộ đường dẫn truyền thị giác. Tỷ lệ rung giật nhãn cầu bẩm sinh chiếm 1/6500 trẻ. Rung giật nhãn cầu mắc phải do bất thường của hệ thống tiền đình và do gặp các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh trung ương, hoặc do những tổn thương đơn thuần ở vùng mắt. Bên cạnh đó, có đến 50% các trường hợp không thể xác định nguyên nhân gây rung giật nhãn cầu.Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây rung giật nhãn cầu:
- Di truyền
- Bạch tạng
- Bệnh lý về mắt như: các tật khúc xạ nặng, lác mắt, đục thể thuỷ tinh,...
- Bệnh lý nội khoa như: Đột quỵ não, xơ cứng rải rác, bệnh Meniere,...(thường gặp ở người cao tuổi).
- Chấn thương vùng đầu
- Bệnh lý tai trong
- Dùng thuốc chống động kinh
- Nghiện rượu, hay các chất kích thích,...
Xem thêm: Tăng nhãn áp là gì? Cách phòng ngừa tăng nhãn áp hiệu quả
4. Biểu hiện của rung giật nhãn cầu
Biểu hiện dễ nhận biết nhất khi bị rung giật nhãn cầu chính là mắt chuyển động không có chủ ý, khó kiểm soát, thường chuyển động theo chiều ngang, cũng có lúc chuyển động theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Bên cạnh đó, tốc độ di chuyển nhãn cầu cũng không có sự ổn định, lúc nhanh lúc chậm.Ngoài ra, một số biểu hiện rung giật nhãn cầu khác có thể gặp như: nhạy cảm với ánh sáng, hoa mắt, chóng mắt, quáng gà, thị lực kém, bất tiện khi giữ thăng bằng,...
5. Tây y chữa rung giật nhãn cầu như thế nào?
Hiện nay, Tây y vẫn chưa có thuốc đặc hiệu trị rung giật nhãn cầu, chỉ có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ làm giảm tình trạng rung giật nhãn cầu như:- Dùng kính điều chỉnh tật khúc xạ: hỗ trợ điều chỉnh thị lực tối đa cho mắt giúp kiểm soát tình trạng rung giật nhãn cầu cho một số trường hợp. Nên sử dụng kính tiếp xúc hơn kính gọng bởi kính tiếp xúc nằm trên giác mạc sẽ di chuyển theo vận động rung giật giúp nhìn tốt hơn trong khi gọng kính sẽ không thay đổi vị trí, như thế mắt rung giật qua lại tâm kính sẽ không đem lại hiệu quả tốt cho thị lực.
- Dùng thuốc: thuốc chỉ định chữa rung giật nhãn cầu sẽ không có tác dụng cho trẻ em, chỉ được áp dụng cho người trưởng thành bị rung giật nhãn cầu cố định với chẩn đoán rung giật ảnh hưởng đến thị lực và các chức năng thị giác khác.
- Tiêm botulinum toxin hậu cầu vào cơ: được tiến hành để làm giảm rung giật nhãn cầu tạm thời. Tuy nhiên, cách thức này có thể gây ra một số biến chứng như song thị, sụp mí mắt và phải tiêm nhiều lần.
- Phẫu thuật cơ vận nhãn: áp dụng cho một số dạng nhất định của rung giật nhãn cầu.
- Các trường hợp rung giật nhãn cầu do mắc phải, cần dừng sử dụng thuốc hoặc các chất kích thích là tác nhân gây rung giật nhãn cầu.
Xem thêm: 9 Loại thực phẩm tốt cho mắt, giúp phòng tránh các bệnh về mắt
6. Đông y - Giải pháp trị rung giật nhãn cầu hiệu quả
Theo góc nhìn nhãn khoa Y học Cổ Truyền, mắt cũng là một vùng phản chiếu của cơ thể, thông qua mắt có thể hiện diện phần nào những rối loạn của các cơ quan tạng phủ tương ứng.Một số nghiên cứu cho thấy, mắt có liên hệ với các ngũ tạng như: Tròng đen ứng với tạng can, Mi mắt ứng với tạng tỳ, Lòng trắng ứng với tạng phế, Con ngươi ứng với tạng thận và Tạng tâm sẽ tương ứng với thịt hai bên khoé mắt.
Với các mối liên hệ như trên, Đông y áp dụng trị rung giật nhãn cầu rất thành công cho các trường hợp rung giật nhãn cầu bẩm sinh, rung giật nhãn cầu do chấn thương, do lác, do đục thuỷ tinh thể hay do tác dụng phụ của thuốc và nhiều nguyên nhân khác.
Áp dụng phương pháp này, Đông y Sơn Hà đã trị thành công cho rất nhiều ca mắc rung giật nhãn cầu, giúp người bệnh lấy lại thị lực cho đôi mắt.
Rung giật nhãn cầu không chỉ gây ảnh hưởng đến các chức năng thị giác mà còn ảnh hưởng lớn đến chức năng thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp. Nếu sớm được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm. Hãy liên hệ với Đông y Sơn Hà ngay qua hotline 0989.116.118 khi có các biểu hiện rung giật nhãn cầu để được tư vấn và hỗ trợ giải pháp khắc phục hiệu quả, an toàn.
Thông tin tác giả
Phạm Thị Thu Hà
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...