0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Tăng nhãn áp là gì? Cách phòng ngừa tăng nhãn áp hiệu quả

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Tăng nhãn áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương thần kinh thị giác và có nguy cơ lớn dẫn đến mù lòa. Tăng nhãn áp có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, tuy nhiên dễ gặp hơn ở người lớn tuổi. Vậy nguyên nhân gây tăng nhãn áp là gì? Giải pháp giúp khắc phục hiệu quả tình trạng tăng nhãn áp là gì? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin chi tiết!
Xem nhanh

1. Bệnh tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp còn được biết đến với một số tên khác là thiên đầu thống, glocom hay là cườm nước, đây là các thuật ngữ chỉ chung nhóm bệnh của dây thần kinh thị giác.Tăng nhãn áp xảy ra khi áp lực thủy dịch bên trong nhãn áp tăng cao bất thường, tạo ra áp lực nặng lên mắt.
 
Bệnh tăng nhãn áp là gì?

Điều này gây tổn thương đến dây thần kinh và gây ra các tình trạng đau đầu, buồn nôn, mỏi mắt,...Nếu không được phát hiện kịp thời và có hướng xử lý phù hợp sẽ dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

2. Phân loại tình trạng tăng nhãn áp 

Ở Việt Nam, theo y khoa phân loại, tăng nhãn áp được chia thành hai nhóm chính là:
 
Phân loại tình trạng tăng nhãn áp 
  • Tăng nhãn áp nguyên phát: tỷ lệ gặp lớn hơn, người bị tăng nhãn áp nguyên phát sẽ thuộc một trong hai dạng là góc mở nguyên phát và góc đóng nguyên phát.
  • Tăng nhãn áp thứ phát: Loại này sẽ xuất hiện khi cơ thể có những dấu hiệu rối loạn toàn thân hoặc liên quan đến mắt. Điển hình là tăng nhãn áp do tổn thương thể thủy tinh, chấn thương vùng mắt hoặc do bồ đào bị viêm màng.

3. Triệu chứng bị tăng nhãn áp

Theo từng thể bệnh mà tăng nhãn áp sẽ có những triệu chứng khác nhau trên cơ thể. Bởi thế, người ta thường phân biệt các thể bệnh theo các dấu hiệu đặc trưng riêng. Cụ thể như:
 
Triệu chứng bị tăng nhãn áp

3.1 Tăng nhãn áp góc đóng cơn cấp 

Ở dạng tăng nhãn áp này, người mắc sẽ có các dấu hiệu bất thường liên quan đến mắt xảy ra một cách đột ngột và dữ dội:
  • Tầm nhìn suy giảm, khó nhìn thấy mọi vật một cách rõ ràng, hoặc có thể mất cảm giác thị giác hoàn toàn. Khi mắt nhìn trực diện với những vật có phát ra ánh sáng mạnh sẽ chỉ thấy hình ảnh các vòng xanh hoặc đỏ.
  • Nhãn cầu mắt căng cứng hơn.
  • Xuất hiện những cơn đau mắt dữ dội, cơn đau lan chuyển dần lên đỉnh đầu.
  • Thường xuyên bị đỏ mắt, cay mắt, chảy nước mắt và cảm thấy nặng nề phần mi.
  • Một số dấu hiệu toàn thây có thể xuất hiện như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, toát mồ hôi,...Các triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với cảm sốt thông thường, hãy chủ động đi thăm khám để tránh nguy cơ gây hại cho thị lực.

3.2 Tăng nhãn áp góc đóng bán cấp

Các triệu chứng tương tự như tăng nhãn áp góc đóng cơn cấp, tuy nhiên các biểu hiện của tăng nhãn áp góc đóng bán cấp có phần nhẹ nhàng hơn nhưng mức độ sẽ nặng dần theo thời gian. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người chủ quan và chậm trễ trong việc khám chữa và xử lý dẫn đến tăng nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.

3.3 Tăng nhãn áp đóng mạn tính

Đây là thể bệnh hiếm gặp và rất ít dấu hiệu đặc trưng. Phần lớn chỉ phát hiện ra khi người mắc đi thăm khám ở tình trạng nghiêm trọng. Điển hình như mất dần cảm giác thị lực, không còn nhìn thấy mọi vật,...

3.4 Tăng nhãn áp góc mở 

Đây là tình trạng tăng nhãn áp khá nguy hiểm, bệnh tiến triển một cách âm thầm, rất ít xuất hiện các biểu hiện bất thường. Bởi vậy mà người mắc thường chỉ phát hiện khi đã ở giai đoạn nghiêm trọng, tăng nhãn áp đã chuyển biến nặng và gây ảnh hưởng lớn đến thị lực. 

Hầu hết người gặp trường hợp tăng nhãn áp góc mở sẽ không có dấu hiệu đau nhức mắt hay đau đầu. Một vài trường hợp chỉ cảm thấy nặng mắt, nhìn mọi vật mờ hơn. Tuy nhiên những biểu hiện này thường tự động biến mất sau thời gian ngắn.

4. Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp

Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây tăng nhãn áp, Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng phần lớn nguyên nhân là do di truyền từ cha mẹ sang con cái. Các gen liên quan đến tăng nhãn áp và tổn thương dây thần kinh thị giác ở một số trường hợp đã được phát hiện. 
 
Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp

Bên cạnh đó, một nguyên nhân gây tăng nhãn áp khác cũng được khai thác là do lưu lượng máu cung cấp cho dây thần kinh thị giác bị thiếu hụt dẫn đến những tổn thương thần kinh mắt không phải do nhãn áp tăng cao.

Một số nguyên nhân khác gây tăng nhãn áp ít phổ biến hơn gồm: chấn thương vùng mắt hay các tác động hóa học với mắt, lạm dụng thuốc làm tăng nhãn áp, nhiễm trùng mắt nghiêm trọng, mạch máu bị tắc nghẽn trong mắt và các tình trạng viêm nhiễm vùng mắt,..Ngoài ra, một nguyên nhân hiếm gặp hơn là biến chứng phẫu thuật mắt.

5. Các đối tượng có nguy cơ cao bị tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp có thể xảy ra ở mọi độ tuổi cả trẻ sơ sinh và người trong độ tuổi trưởng thành, tuy nhiên ảnh hưởng phần lớn là các đối tượng trên 40 tuổi. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ cao gây tăng nhãn áp mà các bạn cần lưu ý:
  • Người có áp lực nội nhãn cao;
  • Người lớn tuổi, cụ thể là trên 60 tuổi cần được quan tâm hơn;
  • Người có tiền sử trong gia đình có người thân từng mắc glocom;
  • Người có giác mạc mỏng ở trung tâm;
  • Các đối tượng bị chấn thương vùng mắt hoặc từng trải qua phẫu thuật mắt;
  • Các đối tượng đang gặp vấn đề về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường và thiếu máu hồng cầu hình liềm;
  • Người đang bị các tật khúc xạ ở mắt như cận thị hoặc viễn thị.

6. Cách khỏi tăng nhãn áp hiệu quả

Tùy thuộc vào tình trạng tăng nhãn áp và nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có những phương pháp xử lý phù hợp. Phát hiện sớm và khám chữa kịp thời sẽ đem đến những kết quả tích cực. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến giúp cải thiện hiệu quả tình trạng tăng nhãn áp:

6.1 Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Thuốc mắt sẽ được chọn để khắc phục tình trạng tăng nhãn áp trong giai đoạn đầu, giúp giảm lượng chất lỏng trong mắt và cải thiện quá trình thoát thủy dịch. Bác sĩ sẽ chỉ định kê thuốc phù hợp với người bệnh, không tự ý mua và sử dụng tại nhà.
 
Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Thường các loại thuốc dùng để cải thiện tình trạng tăng nhãn áp sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, điển hình như: đỏ mắt, cay mắt, khô miệng, đau đầu, biến đổi màu mắt hoặc vùng da quanh mắt,...ngoài ra có thể gặp tình trạng bong võng mạc hoặc khó thở.

Khi sử dụng thuốc hạ nhãn áp lâu dài nên tham vấn ý kiến từ các chuyên gia nhãn khoa về việc bổ sung nước mắt nhân tạo nhằm giảm khó chịu cho mắt, hạn chế tác dụng phụ gây khô mắt và tổn thương bề mặt mắt. Các loại thuốc nhỏ mắt với thành phần tự nhiên kết hợp cùng một vài dưỡng chất tốt cho mắt là gợi ý dành cho người đang gặp tình trạng tăng nhãn áp.

6.2 Phương pháp phẫu thuật

Tăng nhãn áp khi đã ở giai đoạn nguy hiểm thì thuốc sẽ không còn tác dụng hữu hiệu nữa. Phẫu thuật sẽ là lựa chọn hàng đầu. Hiện nay, phẫu thuật tăng nhãn áp có ba phương pháp phổ biến là mổ cắt bè củng giác mạc, mổ cấy ghép ống thoát thủy dịch và mổ bằng Laser. 

Trong đó, mổ bằng Laser được coi là một cải tiến đột phá trong y khoa. Đây cũng là phương pháp được lựa chọn ưu tiên bởi hiệu quả và nhanh chóng hơn so với các phương pháp khác. 

6.3 Phương pháp Đông y

Phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe và cơ địa mà thuốc Đông y sẽ có những tác dụng không giống nhau. Khác với Tây y, điều trị bằng Đông y chỉ có tác dụng ngăn ngừa, giúp làm chậm quá trình tăng nhãn áp.
 
Phương pháp Đông y chữa khỏi tăng nhãn áp


Bởi vậy khi lựa chọn Đông y để cải thiện tình trạng tăng nhãn áp cần phải kiên trì theo đúng liệu trình. Đông y sẽ có tác dụng tốt trong hỗ trợ cải thiện thị lực giúp giảm quá trình phát triển của bệnh và không thể khắc phục dứt điểm tăng nhãn áp ở người.

Một số bài thuốc Đông y giúp phục hồi thị lực hiệu quả nên tham khảo như: Thể can uất của thiên đầu thống, thông lạc thang, thể âm hư dương can của thiên đầu thống,....

7. Phòng ngừa tăng nhãn áp như thế nào?

Tăng nhãn áp sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được sớm phát hiện và xử lý kịp thời, sẽ không có phương pháp nào giúp hồi phục được những tổn thương mà tăng nhãn áp gây ra. Vì vậy, hãy phòng ngừa đúng cách để hạn chế tình trạng tăng nhãn áp. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả:
 
Phòng ngừa tăng nhãn áp như thế nào?
Chế độ ăn phòng ngừa tăng nhãn áp
  • Thường xuyên khám mắt định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để sớm phát hiện tình trạng tăng nhãn áp, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gặp. 
  • Quan tâm đến lịch sử sức khỏe mắt của gia đình. Nguy cơ cao gây tăng nhãn áp là do di truyền, do vậy nếu có người thân mắc bệnh thì cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe bản thân và gia đình.
  • Thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức đề kháng giúp ngăn ngừa tăng nhãn áp.
  • Đeo kính bảo vệ mắt, tránh tác hại trực tiếp từ ánh nắng mặt trời.
  • Hạn chế xem tivi, tiếp xúc với màn hình điện thoại hay vi tính ở cường độ lớn…
Ngoài ra, cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt hợp lý để tăng cường sức khỏe cho đôi mắt. 

Hy vọng với những thông tin bài viết chia sẻ về bệnh tăng nhãn áp sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các bệnh lý về mắt, có thể liên hệ ngay với Đông y Sơn Hà qua hotline 0989.116.118 để được hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Bật mí cách trị hôi chân hiệu quả tại nhà giúp bạn lấy lại sự tự tin

Nước ép ổi có tác dụng gì? Những công dụng tuyệt vời của nước ép ổi

Mắt lé kim là gì? Tất tần tật kiến thức hữu ích về mắt lé kim


 

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>