0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

5 Vấn đề ở bà bầu gây mắt lồi cho thai nhi và cách phòng tránh

Tác giả:
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Dị tật mắt ở bà bầu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Mắt lồi là một trong những dị tật mắt khó khắc phục, tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Tìm hiểu 5 vấn đề ở bà bầu là nguy cơ gây mắt lồi cho thai nhi và cách phòng tránh.
Xem nhanh

1. Nhận biết tình trạng mắt lồi

Mắt lồi là tình trạng nhãn cầu bị đưa ra phía trước do các tổ chức hốc mắt tăng thể tích bất thường. Mắt lồi có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt. Hiện tượng mắt lồi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn là nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm.
 
1. Nhận biết tình trạng mắt lồi

Có thể nhận biết mắt lồi bằng cách quan sát mắt từ trên xuống, chú ý về độ mở khe mi, so sánh đỉnh giác mạc và cung lông mày. Sau đó, dùng thước Hertel để đo độ lồi của mắt. Độ lồi nếu vượt quá mức 12mm thì bạn cần đến cơ sở chuyên khoa nhãn để được khám và tư vấn phương pháp xử lý phù hợp.

Bên cạnh đó, có thể nhận biết tình trạng mắt lồi thông qua các triệu chứng điển hình như: Mắt khô, cộm, chảy nước mắt và dịch nhiều, đau mắt, sưng viêm mắt, dễ nhạy cảm với ánh sáng, mắt chuyển động kém linh hoạt….

Xem thêm: Mắt lồi là dấu hiệu của bệnh gì? Các phương pháp điều trị mắt lồi

2. Nguyên nhân gây mắt lồi

Các nguyên nhân phổ biến gây mắt lồi:
 
2. Nguyên nhân gây mắt lồi

2.1 Mắt lồi do tuyến giáp

Mắt lồi do tuyến giáp là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng mắt lồi. Chứng tăng tuyến giáp ở người gặp vấn đề về tuyến giáp cũng được coi là bệnh mắt tuyến giáp. Mắt lồi có thể ảnh hưởng đến 30% những người bị rối loạn hệ thống miễn dịch, được gọi là bệnh Graves. Khi đó cơ thể sẽ sản sinh ra rất nhiều hormone tuyến giáp.

Mắt lồi do tuyến giáp nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với cơ thể khi chống lại vi khuẩn, vô tình tác động nhầm tới các mô quanh mắt. Khiến cho mô mắt phồng lên và bị đẩy về phía trước.

Trường hợp tuyến giáp hoạt động kém cũng có nguy cơ hình thành bệnh Graves. Một số trường hợp hiếm gặp, khi tuyến giáp hoạt động bình thường vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

2.2 Nhiễm trùng mắt

Vi khuẩn vi trùng xâm hại mắt, chúng tấn công và gây viêm hốc mắt. Viêm mô tế bào hốc mắt là bệnh lý nhiễm trùng thường gặp nhất, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn. Nhiễm trùng mắt không chỉ gây mắt lồi mà còn kèm theo một số biểu hiện như: đau mắt, sưng tấy mắt, đỏ mắt, sốt,....

2.3 Mắt lồi do chấn thương

Chấn thương vùng mắt ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ đôi mắt, có thể gây sưng hoặc chảy máu trong hốc mắt. Mắt bị sưng phồng, thậm chí là lồi mắt khi máu đọng lại sau mắt.

Một số dấu hiệu khác khi bị chấn thương mắt như phù nề, đau mắt, cộm mắt, một hoặc cả hai mắt không cử động được, gặp các vấn đề về tầm nhìn,...

2.4 Biến chứng tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh kết nối mắt với não. Tăng nhãn áp không có biểu hiện rõ rệt, tuy nhiên có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như mắt lồi. Một số biến chứng khác như nhạy cảm, thường xuyên chảy nước mắt sống.

2.5 Khối u sau mắt

Một hay một vài khối u có thể hình thành phía sau mắt, đưa mắt về phía trước gây hiện tượng mắt lồi. Khối u có thể là ác tính hoặc lành tính. Một số dấu hiệu nhận biết có khối u sau mắt: tê rát, ngứa mắt, đau mắt, sụp mí mắt, hạn chế tầm nhìn, hai mắt không phối hợp nhịp nhàng gây hiện tượng song thị…..

Một số nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ mắt lồi khác như: u nguyên bào thần kinh, ung thư hạch, u máu, viêm mô tế bào quỹ đạo,...

Xem thêm: Cách chữa mắt lồi, nguyên nhân gây bệnh, mẹo chữa tại nhà?

3. Nguy cơ mắt lồi ở mẹ bầu

Trong quá trình mang thai, sự thay đổi hormone sẽ ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể người mẹ. Bà bầu có thể phải đối diện với nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý ở mắt, do đây là cơ quan chứa nhiều mạch máu nhỏ, rất dễ nhạy cảm với những biến động huyết học trong thai kỳ. Mắt lồi do cường giáp thường xảy ra nhất trong quý đầu của thai kỳ, sau đó thuyên giảm ở quý thứ 2 và quý thứ 3. 

Khi gặp các vấn đề về mắt, đặc biệt là tình trạng mắt lồi, cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa bởi có thể gây nguy hiểm với mắt và toàn thân thai phụ.

4. 5 vấn đề ở bà bầu là nguy cơ gây mắt lồi cho thai nhi

Hầu hết các vấn đề ở mẹ bầu đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của thai nhi, nguy cơ bị mắt lồi cũng như vậy. Dưới đây là 5 vẫn đề phổ biến nhất:
 
. 5 vấn đề ở bà bầu là nguy cơ gây mắt lồi cho thai nhi

4.1 Di truyền

Thai nhi rất dễ bị di truyền mắt lồi từ những người có cùng huyết thống. TRong gia đình có tiền sử bị mắt lồi, nguy cơ cao thai nhi sinh ra sẽ mắc dị tật này.

4.2 Bệnh nền

Mẹ bầu mắc một số bệnh như rối loạn nội tiết, cường giáp, tiểu đường, Basedow,...hoặc trong giai đoạn mang thai mẹ bầu bị thiếu vitamin A hay bị nhiễm virus Rubella có thể làm tăng nguy cơ mắt lồi cho thai nhi.

4.3 Lạm dụng thuốc và chất kích thích

Trong quá trình mang thai, người mẹ thường xuyên sử dụng các loại thuốc chống động kinh, chống trầm cảm hoặc sử dụng các chất kích thúc như rượu bia, thuốc lá,...sẽ tăng nguy cơ gây mắt lồi và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ.

4.4 Chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Ăn uống thiếu dưỡng chất, nghỉ ngơi không điều độ, thường xuyên thức đêm, làm việc nặng với tần suất lớn không chỉ tăng nguy cơ mắt lồi mà còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều dị tật bẩm sinh nguy hiểm.

4.5 Các vấn đề khác

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể bị ảnh hưởng từ những vấn đề như tuổi tác, tâm lý,...dẫn đến nguy cơ mắt lồi cho thai nhi.

5 Phòng tránh nguy cơ mắt lồi ở thai nhi, mẹ bầu cần là gì?

Bật mí cách phòng tránh bệnh mắt lồi cũng như nguy cơ gây hại đến thai nhi:
  • Mẹ bầu cần chủ động trang bị kiến thức, sức khoẻ và trí lực trước khi mang thai. Cần chú ý tiêm phòng đầy đủ để bảo đảm một thai kỳ an toàn và thuận lợi nhất.
  • Xây dựng thói quen sống khoa học: chế độ dinh dưỡng đủ chất, nghỉ ngơi điều độ, luyện tập thể thao vừa sức tăng cường sức đề kháng. Luôn giữ tinh thần thoải mái. Tránh xa các chất kích thích gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ bầu và cả thai nhi như thuốc lá, rượu bia. Giảm tải công việc, hạn chế căng thẳng mệt mỏi.
  • Khám thai định kỳ để phát hiện sớm và phòng ngừa các vấn đề về sức khoẻ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
  • Giữ gìn đôi mắt sáng khoẻ mỗi ngày cũng là cách phòng ngừa mắt lồi hiệu quả.
  • Nên tham khảo ý kiến chuyên gia khi điều trị bệnh nền trong quá trình mang thai. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Nguyên nhân trẻ bị mắt lồi bẩm sinh là do di truyền hoặc trong quá trình mang thai mẹ bầu gặp các vấn đề về mắt. Mẹ bầu cần chú ý đến những bất thường của cơ thể, đồng thời phòng ngừa những nguy cơ gây mắt lồi để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. 

Khi gặp các vấn đề bất thường ở mắt, hãy liên hệ ngay với phòng khám Đông Y Sơn Hà qua hotline 0989.116.118 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>