0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Mắt lồi là dấu hiệu của bệnh gì? Các phương pháp điều trị mắt lồi

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Mắt lồi là một trong những khuyết điểm mắt rất khó khắc phục. Không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, mắt lồi còn tiềm ẩn nguy cơ của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy mắt lồi là dấu hiệu của bệnh gì? Mắt lồi có chữa được không? Theo dõi bài viết để tìm kiếm câu trả lời.
Xem nhanh

1. Mắt lồi là bệnh gì?

Mắt lồi là tình trạng nhãn cầu mắt khi ở trạng thái bình thường sẽ bị đẩy nhô về phía trước do tăng thể tích các tổ chức trong hốc mắt. Theo đó, mức độ lồi của nhãn cầu được tính bằng đường chiếu từ đỉnh giác mạc thẳng xuống đi ngang qua bờ ngoài của hai bên hốc mắt.
 
1. Mắt lồi là bệnh gì?

Độ lồi ở mắt bình thường của người Việt được biết là khoảng 12mm, nếu độ lồi của mắt vượt ngưỡng 12mm chứng tỏ đã bị mắc bệnh mắt lồi và cần được điều trị kịp thời. Có thể phân loại bệnh lồi mắt thành 4 mức độ:
  • Mức độ 1: Độ lồi trong khoảng 13mm - 16mm
  • Mức độ 2: Độ lồi dao động từ khoảng 17mm - 20mm
  • Mức độ trung bình: Độ lồi dao động từ 20mm - 23mm
  • Mức độ 4: Đây là mức độ nặng với độ lồi vượt mức 24mm.
Mắt lồi đồng thời cả hai bên thường liên quan đến bệnh Basedow, lồi một bên mắt thường do có khối u tổ chức ngoại vi tại hốc mắt. Hoặc tình trạng mắt lồi cơ bản là do sưng, phù nề phần mềm sau một tác động nào đó ở vùng đầu mặt.

Xem thêm: Mắt lồi có nguy hiểm không? Điều trị mắt lồi bẩm sinh hiệu quả bằng Đông y

2. Triệu chứng của bệnh lồi mắt 

Có thể quan sát mắt lồi hay không bằng cách nhìn từ trên trán xuống, so sánh độ mở của khe mi, nhìn nghiêng so sánh đỉnh giác mạc với cung lông mày và đo kích thước độ lồi bằng thước Hertel.
  • Mắt lồi một hay cả hai bên: nguyên nhân do bệnh máu ác tính hoặc tuyến giáp trạng ở trẻ nhỏ:
  • Mắt lồi mới hình thành hay đã có từ lâu: Mắt lồi có từ lâu nguyên nhân hình thành có thể do tật cận thị hoặc hốc mắt nhỏ.
  • Mắt lồi phát triển nhanh hay chậm: Lồi cấp tính có thể do viêm các tổ chức ở hốc mắt hoặc các khối u ác tính.
  • Bệnh mắt lồi hình thành sau chấn thương thường do tụ máu hộc mắt hoặc thông động mạch cảnh xoang hang.
  • Tình trạng mắt lồi có thể tăng thêm khi thay đổi tư thế cúi đầu, nín thở rất có thể do búi giãn mạch trong hốc mắt.
  •  Mắt lồi có kèm theo các biểu hiện song thị (nhìn đôi), nhìn mờ, suy giảm thị lực do khối u thần kinh. Mắt lồi do u mạch hộc mắt thường kèm theo dấu hiệu của song thị. Thông động mạch cảnh xoang hang có nguy cơ gây song thị và liệt dây thần kinh số 6.
Ngoài ra, bệnh mắt lồi còn xuất hiện kèm theo các triệu chứng đau đầu, ù tai, các biểu hiện này gặp trong thông động mạch cảnh xoang hang. Tăng áp lực nội sọ nặng và lâu ngày.

3. Mắt lồi là dấu hiệu của bệnh gì?

Mắt lồi không chỉ gây mắt thẩm mỹ cho gương mặt mà bệnh này còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của mắt. Ngoài ra, mắt lồi còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm khác như:

3.1 Bệnh Graves 

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mắt lồi phải kể đến bệnh Graves. Bệnh mắt lồi chiếm khoảng 25 - 50% người mắc bệnh Graves. Một điều đặc biệt là các vấn đề về mắt có thể xảy ra 10 năm trước khi chẩn đoán các vấn đề về tuyến giáp. Các tế bào miễn dịch tấn công tuyến giáp trong bệnh Graves cũng tập trung ở hốc mắt. Các mô mỡ và cơ quanh mắt trở nên to phồng, kích thích đẩy mắt ra phía ngoài gây nên hiện tượng mắt lồi.

3.2 Bệnh cường giáp 

Bệnh cường giáp đặc biệt là cường giáp do bệnh Basedow là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng mắt lồi.  Các dữ liệu thống kê được cho thấy, bệnh cường giáp do Basedow gây ra chiếm khoảng ¾ các trường hợp cường giáp. Basedow là dạng bệnh tự miễn, cơ thể bệnh nhân sản sinh ra kháng thể kháng tuyến giáp. Các kháng thể này sẽ tấn công vào tuyến giáp của người bệnh hình thành bệnh cường giáp.
 
3.2 Bệnh cường giáp 

Tiếp đến, các kháng thể này tấn công vào các cơ vùng mắt một cách thầm lặng khiến mắt có nhiều biến đổi. Cụ thể, mắt không chỉ gặp các tình trạng lồi mắt mà có thể gặp các bệnh lý như: viêm kết mạc, sưng phù vùng mắt, viêm giác mạc đỏ,...

Thường người bị mắt lồi do bệnh cường giáp gây ra sẽ bị lồi ở cả 2 bên mắt kèm theo các biểu hiện như: chảy nước mắt sống, mắt nóng rát, tình trạng nghiêm trọng hơn mắt bị viêm loét giác mạc hoặc khô mắt.

3.3 Mắt lồi cận thị 

Thời đại công nghệ số phát triển, không quá khó hiểu khi hầu hết các công việc đều được áp dụng công nghệ thông tin hiện đại. Các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, laptop,...được coi là vật bất ly thân của mỗi người. Kể cả trẻ nhỏ và người lớn hầu hết đều được tiếp cận với các thiết bị điện tử từ rất sớm. Điều này chính là nguyên do dẫn đến tật khúc xạ ở mắt cụ thể là cận thị ngày một gia tăng.

Việc gắn bó với kính cận trong một thời gian dài là nguy cơ khiến cho mắt bạn lồi hơn so với bình thường. Tình trạng trục nhãn cầu dài ra có ảnh hưởng trực tiếp và gây ra tình trạng lồi mắt. Khi đeo kính cận thị không đúng độ, đeo kính cận không đúng cách, đeo kính với tần suất cao hoặc chế độ sinh hoạt thiếu khoa học thì sẽ dẫn đến tình trạng mỏi mắt, khô mắt do mắt phải điều tiết nhiều. Nếu không có giải pháp sớm khắc phục thì thị lực mắt sẽ bị ảnh hưởng và độ cận sẽ tăng.

Xem thêm: Biến chứng sau mổ cận và cách phục hồi phẫu thuật hỏng

3.4 Mắt lồi do viêm 

Bên cạnh dấu hiệu của bệnh Basedow và bệnh cường giáp, mắt lồi còn có thể hình thành do viêm. Cụ thể, viêm mô tế bào tại khu vực xung quanh hốc mắt, áp xe dưới màng xương,...là những trạng thái nhiễm trùng tác động xấu đến các mô quanh mắt và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắt lồi.

Ngoài ra, một số nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra mắt lồi có thể kể đến là: do các khối u, u vùng hốc mắt lành tính hoặc ác tính, u di căn,....Hoặc mắt lồi do sự tác động của những chấn thương vùng mắt như tràn khí trong hốc mắt, rò động mạch cảnh xoang hang,....Một số loại bệnh lý gây mắt lồi khác như: bệnh bạch cầu; Hemangioma (bệnh lý liên quan đến các mạch máu bất thường); các bệnh mô liên kết (sarcoidosis)

4. Bệnh mắt lồi có chữa được không?

Mắt lồi hoàn toàn có thể chữa được. Tuy nhiên, tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình trạng mắt lồi, cơ địa người bệnh, nguyên nhân gây bệnh mắt lồi,...

4.1 Điều trị bệnh mắt lồi bằng Tây y 

Thông thường, với mức độ nhẹ người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt, uống thuốc theo đơn. Ở mức độ trung bình, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh mắt lồi bằng xạ trị, là dùng bức xạ (ánh sáng công nghệ cao) chiếu trực tiếp vào hốc mắt để điều chỉnh độ lồi của mắt. Còn với những trường hợp mắt lồi ở mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được chỉ định áp dụng các phương pháp phẫu thuật để điều trị.

Xem thêm: Cách chữa mắt lồi, nguyên nhân gây bệnh, mẹo chữa tại nhà?

4.2 Điều trị mắt lồi bằng Đông y 

Thực tế, các phương pháp điều trị mắt lồi bằng Tây y không cho hiệu quả lâu dài, một số trường hợp tái phát sau một thời gian nhất định. Chính vì thế, nhiều người tìm đến các phương pháp điều trị mắt lồi bằng Đông y. Chữa mắt lồi bằng Đông y mang lại nhiều hiệu quả tích cực, cơ chế điều trị của các phương pháp Đông y là tập trung điều trị nguyên nhân gây ra bệnh, không chỉ an toàn, hạn chế tối đa các triệu chứng còn cho hiệu quả lâu dài - không tái phát bệnh.

Đông y chữa lồi mắt bằng cách sử dụng các vị thuốc Đông y giúp tiêu u, hồi phục các tổn thương sưng phù tại các mô hốc mắt và sau nhãn cầu. Trường hợp lệch trục nhãn cầu gây lồi mắt thì sẽ kết hợp phương pháp châm cứu để đưa trục nhãn cầu về vị trí bình thường.

Các trường hợp nhãn cầu không bị liệt dây thần kinh vận nhãn hay không bị lệch trục nhãn cầu thì chủ yếu sử dụng thuốc để chữa bệnh.
 
4.2 Điều trị mắt lồi bằng Đông y 

Nếu bạn có bất cứ thắc mắt nào liên quan đến bệnh mắt lồi hoặc các vấn đề liên quan đến mắt có thể liên hệ đến phòng khám Đông y Sơn Hà qua hotline 0989.116.118 để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>