0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Viễn thị là gì? Cách chăm sóc và phòng ngừa mắt bị viễn thị hiệu quả

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Viễn thị là một trong các tật khúc xạ phổ biến ở mắt và thường khó phân biệt với lão thị. Tuy có nhiều dấu hiệu tương đồng nhưng nguyên nhân gây ra bệnh lại không giống nhau. Vậy viễn thị là gì? Theo dõi bài viết để hiểu thêm về tật khúc xạ này và cách phòng tránh viễn thị!
Xem nhanh

1. Viễn thị là gì?

Viễn thị là một tật khúc xạ ở mắt tương tự như cận thị và lão thị, người bị viễn thị sẽ không thể quan sát rõ các vật ở gần nhưng lại có tầm nhìn xa tốt. Nói cách khác, viễn thị là sự sai lệch khúc xạ, khi mắt ở trạng thái nghỉ ngơi, các tia sáng song song vào mắt sẽ hội tụ phía sau võng mạc. Nếu muốn nhìn rõ, mắt sẽ cần điều tiết để đưa ảnh từ sau võng mạc chuyển về đúng vị trí trên võng mạc.
 
Viễn thị là gì?

Do đó, viễn thị gây ảnh hưởng lớn đến khả năng tập trung của người mắc. Ở những đối tượng có tình trạng viễn thị nặng, thì họ chỉ có thể quan sát thấy vật ở một khoảng cách rất xa, mắt khó điều tiết khi nhìn gần, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhược thị. 

2. Những dấu hiệu của viễn thị 

Các dấu hiệu nhận biết điển hình của tật viễn thị bao gồm:
  • Đau mỏi mắt, khó nhìn các vật ở gần;
  • Nhức đầu, đau thái dương;
  • Khi nhìn các vật ở gần mắt sẽ phải điều tiết nhiều, thường phải nheo mắt dẫn đến sự co kéo lông mày và lông mi, thêm nữa là các cơ ở trán. Lâu dần sẽ hình thành nếp nhăn trở thành sắc thái của bộ mặt viễn thị;
  • Cảm thấy mệt mỏi khi học tập và làm việc ở khoảng cách gần;
  • Mắt của người viễn thị thường hướng vào trong, một số trường hợp bị lẽ trong;
  • Với một số người bị viễn thị có thể mi to, tiền phòng hẹp sẽ xuất hiện tình trạng tăng nhãn áp.

3. Nguyên nhân gây viễn thị 

Nguyên nhân gây viễn thị ở mắt là do giác mạc của mắt dẹt quá mức hoặc trục trước - sau của nhãn cầu bị ngắn quá so với bình thường. Khiến cho hình ảnh thu được không hội tụ được trên võng mạc mà hội tụ ở phía sau võng mạc. Dưới đây là một số nguyên nhân gây viễn thị:
 
Nguyên nhân gây viễn thị 
  • Do bẩm sinh: Các thành viên trong gia đình bị viễn thị sẽ có khả năng di truyền sang con cái. Một số đứa trẻ bẩm sinh đã có nhãn cầu quá ngắn hoặc giác mạc bị dẹt quá mức gây viễn thị, một số trẻ có khả năng hết viễn thị khi trưởng thành.
  • Do thói quen nhìn xa: Học tập và làm việc thiếu khoa học, không tuân thủ khoảng cách tầm nhìn. Thói quen nhìn xa khiến cho thể thủy tinh luôn ở trạng thái dãn, lâu dần mất tính đàn hồi và không còn khả năng điều tiết.
  • Do tuổi tác: Thể thủy tinh bị lão hóa mất dần khả năng đàn hồi và dẫn đến viễn thị. Vì thế mà viễn thị thường dễ bị nhầm với lão thị.
  • Hiếm gặp hơn là do có các vấn đề về giác mạc hoặc có khối u ở mắt.

4. Tật viễn thị có tự khỏi được không?

Viễn thị hình thành do trục nhãn cầu bị ngắn hơn bình thường. Bởi vậy, ở trẻ bẩm sinh có thể xuất hiện tình trạng viễn thị. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nếu trục nhãn cầu phát triển tốt sẽ phát triển kịp với độ dài của người bình thường, khi đó viễn thị có thể tự khỏi.

Ở trẻ nhỏ, quá trình nhãn cầu phát triển mạnh mẽ nhất là trong độ tuổi 3-5 tuổi, sau đó phát triển chậm lại và ổn định ở tuổi 18-25. Nhưng nếu trục nhãn cầu chậm phát triển sẽ tiến triển thành tật viễn thị thực sự và các biểu hiện của viễn thị sẽ rõ rệt ở độ tuổi 5 - 10.

Nếu không có phương pháp khắc phục phù hợp thì độ viễn thị sẽ tăng. Mắt phải hoạt động và điều tiết quá mức dẫn đến gây tăng độ nhanh chóng.

5. Viễn thị và lão thị khác nhau như thế nào?

Do có nhiều biểu hiện tương đồng nên viễn thị và lão thị dễ bị nhầm lẫn với nhau. Vậy có thể phân biệt viễn thị và lão thị như thế nào?

Lão thị không phải một tật khúc xạ ở mắt mà là hiện tượng gây ra bởi sự thay đổi sinh lý của mắt khi về già, khiến cho mắt có khả năng nhìn xa dễ dàng hơn nhìn gần. Bởi thế, nguyên nhân dẫn đến lão thị là do sự suy giảm khả năng điều tiết, khiến cho khả năng tập trung quan sát vật bị giảm sút. 
 
Viễn thị và lão thị khác nhau như thế nào?

Bên cạnh đó, người bị viễn thị thì mắt sẽ luôn phải điều tiết cho dù nhìn các vật ở xa hay gần. Còn người bị lão thị thì chỉ cần điều tiết mắt khi cố gắng nhìn các vật ở gần, khi quan sát các vật ở xa mắt sẽ ở trạng thái thư giãn.
Lão thị và viễn thị đều có thể được khắc phục bằng cách đeo các loại kính đặc biệt hoặc phẫu thuật điều chỉnh.

6. Khi bị viễn thị nên làm gì? Cách làm giảm độ viễn thị 

Nếu không được phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời, viễn thị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhược thị. Cùng tham khảo một số phương pháp giúp hạn chế tình trạng viễn thị:
 
Khi bị viễn thị nên làm gì? Cách làm giảm độ viễn thị 

6.1 Đeo kính viễn thị

Đeo kính là một trong những phương pháp đơn giản, tiết kiệm mà rất hiệu quả, được lựa chọn phổ biến nhất hiện nay. Người bị viễn thị có thể chọn dùng kính gọng, kính áp tròng mềm hoặc kính áp tròng cứng. Tuy nhiên, hãy tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa và tìm đến địa chỉ bán kính uy tín để lựa được loại kính thích hợp nhất.

Kính gọng hay kính áp tròng đều là công cụ giúp khắc phục được tình trạng viễn thị. Các loại kính này hỗ trợ giúp các tia sáng hội tụ lại trên võng mạc. Ngoài ra, sử dụng kính viễn thị cũng giúp bảo vệ mắt khỏi những tác hại từ ánh sáng trực tiếp do kính được phủ một lớp màng đặc biệt có thể lọc được ánh sáng có hại cho mắt.

6.2 Phẫu thuật 

Phẫu thuật là phương pháp xử lý tình trạng viễn thị hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay. Có thể lựa chọn phẫu thuật Lasik hoặc một hình thức phẫu thuật khúc xạ khác. Các phương pháp phẫu thuật này có thể khắc phục được viễn thị, cải thiện tầm nhìn của mắt thông qua việc định hình lại giác mạc, điều chỉnh lại khả năng tập trung của mắt.

Tuy có hiệu quả cao trong khắc phục viễn thị nhưng phẫu thuật cũng là phương pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro: Một số rủi ro có thể gặp phải khi phẫu thuật viễn thị như:
  • Nhiễm trùng, tác động đến các bộ phận khác trong mắt.
  • Điều chỉnh thị lực quá mức khiến mắt không nhìn thấy như bình thường.
  • Dễ bị khô mắt.

6.3 Tăng cường sức khỏe cho mắt, phục hồi viễn thị bằng Đông y

Phục hồi sức khỏe cho mắt bằng Đông y là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng viễn thị. Các thảo dược Đông y có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, lành tính, không gây biến chứng, không tác dụng phụ. Cơ chế của các bài thuốc Đông y là tác dụng đến toàn bộ cơ thể, sức khỏe. Bởi thế, đòi hỏi cần có sự kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả. 
 
Tăng cường sức khỏe cho mắt, phục hồi viễn thị bằng Đông y

Nhìn chung, các bài thuốc Đông y sẽ có tác dụng bồi bổ cơ thể, bổ mắt, tăng cường thị lực, tăng cường lưu thông máu, hạn chế các biểu hiện xấu của viễn thị, giảm tránh tình trạng mỏi mắt, khô mắt.

Với hiệu quả chính là bồi bổ và phòng ngừa, Đông y sẽ là phương pháp hữu hiệu cho người chưa mắc viễn thị hoặc viễn thị nhẹ ở giai đoạn khởi phát. Còn với trường hợp viễn thị ở mức trung bình đến nặng sẽ gần như không có tác dụng giảm độ viễn mà chỉ giúp hạn chế sự tiến triển của độ viễn.

7. Viễn thị nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi và phát triển của mắt bị viễn thị. Vì vậy, hãy quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của bản thân, tăng cường các thực phẩm tốt cho mắt giàu vitamin A, E…..trong bữa ăn. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho mắt có thể tham khảo:
 
Viễn thị nên ăn gì?
  • Cà chua: Loại thực phẩm này cung cấp nguồn vitamin C dồi dào giúp tăng cường bảo vệ thị lực. Bên cạnh đó, carotenoid và lycopene có trong cà chua cũng giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho mắt.
  • Rau xanh: Rau xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và hạn chế các tật khúc xạ ở mắt. 
  • Trứng: Lòng đỏ trứng chứa nhiều vitamin D, lutein và zeaxanthin giúp phòng ngừa các vấn đề về võng mạc.
  • Cá hồi: Trong cá hồi chứa nhiều axit béo omega -3 có lợi cho mắt, hạn chế tình trạng khô mắt và thoái hóa điểm vàng. Vitamin D trong cá hồi cũng giúp mắt sáng khỏe hơn.

8. Cách phòng ngừa tật viễn thị

Viễn thị ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống người mắc, là mối lo ngại lớn đối với thị giác. Cách thức phục hồi viễn thị cũng không hề đơn giản và rất tốn kém. Vì vậy hãy phòng ngừa viễn thị hết mức có thể bằng các cách dưới đây:
  • Thăm khám định kỳ với các chuyên gia y tế ít nhất 6 tháng 1 lần.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp và thường xuyên vận động thư giãn cho mắt.
  • Bảo vệ mắt tránh tác hại từ ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính râm.
  • Hạn chế sinh hoạt, học tập và làm việc trong điều kiện không đủ ánh sáng, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại,....
Khi có bất kỳ bất thường nào ở mắt cho thấy các dấu hiệu của viễn thị, các bạn có thể liên hệ đến Đông y Sơn Hà qua hotline 0989.116.118 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Theo dõi Đông y Sơn Hà để có thêm những kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Loạn thị là gì? Cách phòng tránh tật loạn thị hiệu quả

Cận thị là gì? Bật mí cách giảm cận thị hiệu quả không nên bỏ qua

Đau mắt hột là gì? Cách giảm đau mắt hột hiệu quả bằng Đông y

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>