Polyp: Triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị
1. Polyp là gì?
Bệnh polyp là những tổn thương nhỏ có hình dạng như khối u, có cuống hoặc không có cuống do niêm mạc và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Phần lớn các polyp là lành tính. Trong một số trường hợp chúng phát triển thành ác tính gây bệnh ung thư. Do đó, chúng ta nên hiểu rõ về căn bệnh này để có cách phòng tránh một cách hiệu quả.
2. Nguyên nhân gây nên Polyp
– Chế độ ăn uống: Do ăn nhiều chất béo, thịt đỏ, ăn ít chất xơ, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia.
– Yếu tố gia đình: Các bệnh Polyp túi mật, Polyp đại tràng, Polyp trực tràng cũng có yếu tố di truyền, nếu người ruột thịt trong gia đình mắc bệnh về Polyp thì những người khác trong gia đình đó cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này, đặc biệt là hội chứng đa Polyp.
– Do tuổi tác: Tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh về Polyp (Polyp đại tràng – Polyp trực tràng – Polyp túi mật) nhiều hơn những người trẻ tuổi, đặc biệt là Ung thư do Polyp gây ra
- Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm.
3. Triệu chứng bệnh Polyp.
Đa số những trường hợp mắc bệnh Polyp không có biểu hiện rõ ràng, những triệu chứng thường xuất hiện mờ nhạt. Những trường hợp mắc bệnh Polyp Đại Tràng- polyp trực tràng, Polyp túi mật thường được phát hiện khi đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ, siêu âm, nội soi. Mặc dù triệu chứng không rõ ràng nhưng dưới đây là một số biểu hiện mà người mắc các bệnh Polyp có thể có:
- Chảy máu hậu môn: Bệnh nhân mắc Polyp đại tràng- polyp trực tràng có thể thấy máu trên đồ lót, giấy vệ sinh.
- Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần.
- Trong phân có máu, máu có thể làm phân đen, hoặc nó có thể hiển thị như là vệt màu đỏ trong phân.
- Bệnh nhân có cảm giác muốn đi ngoài nhiều lần trong ngày.
- Đối với polyp túi mật, bệnh nhân thường có triệu chứng đau tức hạ sườn phải, rối loạn tiêu hóa, đầy chướng bụng, ợ nhiều, có thể cảm thấy vị đắng (trường hợp Polyp kích ứng đẩy dịch mật nhiều).
- Bệnh nhân bị vàng da, vàng mắt khi Polyp túi mật to gây ảnh hưởng chức năng gan, mật.
- Cảm giác đau vùng thượng vị, cồn cào, đầy chướng, trào ngược, phân đen là một số triệu chứng của Polyp dạ dày.
- Viêm đường hô hấp trong thời gian dài hoặc lặp lại thường xuyên, khó thở là có thể là biểu hiện của bệnh nhân bị Polyp mũi.
- Rong kinh, ra máu nhiều, đau vùng bụng dưới, khó thụ thai, viêm nhiễm phụ khoa là một số triệu chứng của Polyp tử cung
4. Phương pháp điều trị.
Với kích thước nhỏ thường được theo dõi bằng siêu âm định kỳ từ 3-6 tháng một lần, tuy nhiên khi kích thước Polyp to sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là hệ tiêu hóa. Một số trường hợp là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Điều trị theo phương pháp Tây y: Phẫu thuật cắt bỏ Polyp.
Đối với những bệnh nhân bị Polyp đại tràng đã phẫu thuật cắt nhiều lần và số lượng Polyp nhiều có thể phải cắt một đoạn đại tràng hoặc cắt cả khung đại tràng. Cắt bỏ túi mật đối với Polyp túi mật.
Trong trường hợp kích thước Polyp không quá lớn, lành tính thì điều trị theo phương pháp Đông y là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất.
Bài viết liên quan
_cr_236x230.png)
Chế độ ăn sau cắt polyp dạ dày: Những thực phẩm tốt và nên kiêng là gì?
_cr_236x230.png)
Polyp đại tràng có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
_cr_236x230.png)
Polyp túi mật có nguy hiểm không? Những điều cần lưu ý về polyp túi mật
_cr_236x230.png)
Polyp thực quản là gì? Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả - an toàn
_cr_236x230.png)
Polyp túi mật nên ăn gì - kiêng gì? Chế độ ăn uống của người bệnh
_cr_236x230.png)
Polyp túi mật có tái phát sau phẫu thuật không? Biến chứng sau phẫu thuật

Đa polyp đại tràng là gì? Những điều cần biết về hội chứng đa polyp tuyến gia đình

Polyp dạ dày là gì? Phương pháp điều trị polyp an toàn nhất hiện nay

Polyp đại tràng sigma là gì: Tìm hiểu nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

Poply cổ tử vong khi mang thai có nguy hiểm không?

Polyp mũi là gì? Nên ăn gì khi mắc bệnh polyp mũi?
