0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Nhận biết trẻ sơ sinh bị mắt lác - Cách điều trị hiệu quả?

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Mắt lác ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại? Theo thời gian lác mắt bẩm sinh có thể tự khỏi, tuy nhiên cũng có những trường hợp mắt lác kéo dài gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Làm sao để nhận biết trẻ sơ sinh bị mắt lác - Cách điều trị hiệu quả? Theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức hữu ích về mắt lác ở trẻ sơ sinh.
Xem nhanh

1. Nhận biết mắt lác ở trẻ sơ sinh như thế nào? 

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thường hay gặp tình trạng mắt lệch hay mắt lác. Mắt lác có thể xuất hiện trên một mắt hoặc cả hai mắt và mắt lác sơ sinh có thể liên tục hoặc không liên tục. Ở trẻ sơ sinh, việc cơ mắt và não chưa phát triển hoàn thiện các hoạt động đồng bộ và phối hợp các chuyển động là điều bình thường. Thường, trẻ sơ sinh sẽ cải thiện dần tình trạng mắt lác khi chúng được 4-6 tháng tuổi.
1. Nhận biết mắt lác ở trẻ sơ sinh như thế nào? 
Trẻ sơ sinh thường dần cải thiện tình trạng lác khi lớn lên

Tuy nhiên, nếu một trẻ nhỏ lớn hơn bị mắt lác, có thể nhận thấy sự bất thường đang diễn ra, chẳng hạn như lác vĩnh viễn - khi các cơ mắt không hoạt động chính xác. Khi đó, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám nhãn khoa để được tư vấn điều trị.

Có thể nhận biết mắt lác ở trẻ sơ sinh như thế nào? Quan sát thấy hai mắt của trẻ không nhìn qua theo cùng một hướng, từng mắt có thể nhìn về các hướng khác nhau (hướng lên, hướng xuống, hướng ngoài và hướng trong)
  • Hướng lên: Hai mắt của trẻ bị lệch, một bên mắt bất thường nằm cao hơn bên mắt còn lại, ảnh hưởng với tỷ lệ 1/400 trẻ.
  • Hướng xuống: Đối ngược với mắt lác hướng lên, bên mắt bất thường sẽ nằm thấp hơn so với mắt còn lại.
  • Hướng ngoài: Một trong hai mắt hoặc cả hai mắt đều hướng ra bên ngoài phía tai. Tình trạng này ảnh hưởng với tỷ lệ 1-1,5% trẻ.
  • Hướng trong: Một hoặc cả hai mắt cùng hướng về phía bên trong mũi. Đây là loại lác thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, ảnh hưởng từ 2-4% trẻ.
Một số dấu hiệu các ba mẹ có thể quan sát để nhận biết trẻ sơ sinh bị mắt lác như:
Trẻ thường xuyên nheo mắt hay chớp mắt, đặc biệt là trước ánh sáng chói. 
Nghiêng đầu hoặc quay đầu. Đây là dấu hiệu nhận thấy bé đang cố gắng sắp xếp một vật thể trong tầm nhìn của mình.

2. Nguyên nhân gây mắt lác bẩm sinh 

Mắt lác có thể xuất hiện từ khi trẻ sinh ra cho đến khi 2 tuổi. Hay mắt trẻ phối hợp nhịp nhàng thông qua sự chi phối của các dây thần kinh và cơ quan chéo bám vào nhãn cầu. Khi sự phối hợp này gặp trục trặc, hai mắt của trẻ không còn phối hợp nhịp nhàng với nhau, bị mất cân bằng và không thể cùng nhìn về một phía và gây ra hiện tượng lác.
 
Nguyên nhân gây mắt lác bẩm sinh 

Các tật khúc xạ bẩm sinh như viễn thị, cận thị hay loạn thị cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lác trong hoặc lác ngoài. Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân gây ra tình trạng mắt lác ở trẻ sơ sinh  bao gồm:
  • Vùng cơ nhãn cầu có dấu hiệu bất thường.
  • Trẻ bị ảnh hưởng từ các tổn thương dây thần kinh hoặc tổn thương não. 
  • Mắt lác do yếu tố di truyền, bố mẹ hoặc người thân trong cùng một gia đình có mắc phải bệnh này. Thực tế, có tới 20% bệnh nhân bị mắt lác có liên quan đến yếu tố di truyền.
  •  Mắt trẻ bị sụp mí, chấn thương hoặc bị các bệnh lý về mắt.
  • Một nguyên nhân điển hình không thể không kể đến gây nên mắt lác bẩm sinh là do các bất thường khi sinh như sinh non, thiếu cân.

3. Thời điểm đưa trẻ bị lác bẩm sinh đi khám 

Mắt lác ở trẻ sơ sinh có thể hết dần theo thời gian, đây là một căn bệnh phổ biến tuy nhiên ba mẹ cũng rất cần lưu tâm, đặc biệt là khi con vẫn bị lác trong giai đoạn khoảng 4 tháng tuổi. Lúc này, cần đưa trẻ đến gặp các bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra.
 
Thời điểm đưa trẻ bị lác bẩm sinh đi khám 

Mắt lác ở trẻ sơ sinh không chỉ là một vấn đề ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà sức khỏe đôi mắt (vấn đề thị giác) cũng đang bị đe dọa. Ví dụ như, theo thời gian, mắt khỏe hơn, chiếm ưu thế tốt có thể bù đắp cho mắt bị lác, điều này dễ dẫn đến suy giảm thị lực một bên mắt và là biểu hiện điển hình của chứng nhược thị.

Các trường hợp mắt lác ở trẻ sơ sinh đa số được chẩn đoán trong độ tuổi từ 1 đến 4 tuổi. 

4. Phương pháp điều trị mắt lác ở trẻ sơ sinh phổ biến 

Mắt lác ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bố mẹ cho trẻ khám từ sớm. Theo thống kê, tỷ lệ thành công nếu chữa lác cho trẻ trước năm 3 tuổi là 92%, với trẻ từ 6-8 tuổi thì chỉ còn khoảng 62%, thời gian bệnh càng lâu thì khả năng phục hồi càng khó. Tùy thuộc vào mức độ nghiệm trọng của tình trạng mắt lác mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phù hợp. 

4.1 Điều trị cho trẻ sơ sinh mắt lác nhẹ 

Bác sĩ có thể bịt kín một bên mắt không bị tật để giúp bé tập luyện hướng nhìn cho bên mắt còn lại. Mục đích của liệu pháp này là để tăng cường các cơ vòng mắt bên yếu hơn và điều chỉnh thị lực cho bé.
 
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định cho bé đeo kính để căn chỉnh thị lực cho bên mắt yếu hơn hay chủ động làm giảm thị lực của bên mắt không bị tật. Hệ quả là mắt yếu sẽ bị kích thích tăng cường thị lực bù đắp.

Thông thường, với trẻ sơ sinh bị mắt lác, các bác sĩ sẽ dùng phương pháp bịt bên mắt khỏe (không bị tật) để giúp trẻ điều chỉnh hướng nhìn cho mắt còn lại. Một số trò chơi như xâu vòng, xếp hình giúp gia tăng sự phối hợp và tập trung cho cả hai mắt được nhiều bác sĩ ứng dụng.

4.2 Phẫu thuật

Trường hợp trẻ sơ sinh bị mắt lác ở mức độ nghiêm trọng, có thể sẽ được chỉ định thực hiện can thiệp phẫu thuật. Khi em bé được gây mê toàn thân, các bác sĩ sẽ thắt chặt hoặc thả lỏng các cơ mắt để điều chỉnh mắt. Em bé sau khi phẫu thuật vẫn có thể phải kết hợp các biện pháp hỗ trợ điều trị (nhỏ mắt, đeo miếng che mắt), quá trình phục hồi sau mổ mắt lác chỉ mất vài ngày.

Với trường hợp trẻ sơ sinh bị mắt lác liên tục sẽ thường có xu hướng phẫu thuật hơn các em bé chỉ thỉnh thoảng mắc bệnh. Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ dùng chỉ khâu để điều chỉnh, điều này giúp họ có thể điều chỉnh hướng mắt sau khi phẫu thuật.

5. Đông y Sơn Hà - Điều trị mắt lác an toàn, hiệu quả 

Đông y là trong những phương pháp điều trị mắt lác an toàn, hiệu quả được ưu tiên lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Cơ chế điều trị mắt lác theo Đông y là dùng thuốc để phục hồi nhóm cơ, dây thần kinh bị yếu, giúp cơ phát triển trở lại, đưa nhãn cầu về vị trí chính giữa và giúp hai mắt hoạt động phối hợp nhịp nhàng.
 
Đông y Sơn Hà - Điều trị mắt lác an toàn, hiệu quả 
Đông y Sơn Hà - Điều trị mắt lác an toàn, hiệu quả

Với các trường hợp mắt lác do tổn thương dây thần kinh vận nhãn/liệt dây thần kinh vận nhãn sẽ cần kết hợp liệu pháp châm cứu để hỗ trợ điều trị hiệu quả. Ngoài ra, nên áp dụng các bài tập mắt như bấm huyệt hay xoa bóp để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, giúp mắt được thư giãn sau mỗi lần thực hiện.

Điều trị mắt lác bằng Đông y giúp bệnh nhân lấy lại vẻ đẹp cho đôi mắt mà không cần can thiệp phẫu thuật. Đây cũng là phương pháp hiệu quả, an toàn và lâu bền nhất.

Bằng phương pháp này, Đông y Sơn Hà đã điều trị thành công cho rất nhiều ca bệnh mắt lác do bẩm sinh và mắt lác do mắc phải, giúp người bệnh lấy lại đôi mắt khỏe đẹp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh mắt lắc, các bạn có thể liên hệ đến phòng khám Đông y Sơn Hà qua hotline 0989.116.118 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
 

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>