Tại sao bị mắt lác (lé), cách khắc phục an toàn hiệu quả?
1. Mắt lác là gì?
Mắt lác là tình trạng lòng đen của hai mắt không nhìn được về một hướng do lệch trục nhãn cầu.
Dựa vào hướng vận động của nhãn cầu, chia thành: Lác trong, lác ngoài, lác trên, lác dưới
Dựa vào thời gian, chia thành: Lác bẩm sinh và lác mắc phải.
Các kiểu mắt lác thường gặp
Mắt lác hạn chế thị trường quan sát, để lâu ngày có thể gây nhược thị, ảnh hưởng đến diện mạo thẩm mỹ cho khuôn mặt. Người bị lác thường tự ti, ngại giao tiếp.Biểu hiện: Thường có thói quen nghiêng đầu, ngửa cổ. Người bị lác có thể kèm chứng song thị, nhìn 1 thành 2 do lòng đen 2 mắt nhìn về 2 hướng khác nhau.
2. Nguyên nhân gây mắt lác:
- Do va đập chấn thương
- Khối u, phình vận mạch não
- Tai biến mạch máu não, biến chứng tiểu đường
- Basedow, tuyến giáp, hội chứng xoang hang
- Sau phẫu thuật: Mổ lác, cận, khối u, não, cắt mí...
- Và một số nguyên nhân khác
3. Cơ chế và cách xử lý mắt lác
3.1. Mắt lác trong: Cơ chế và cách xử lý
Cơ thẳng ngoài có chức năng kéo lòng đen ra phía ngoài tai, cơ thẳng trong có chức năng kéo lòng đen vào trong vào phía mũi nên khi cơ thẳng ngoài bị liệt sẽ gây lác trong
(hình dung lòng đen là quả bóng, có 2 dây chun kéo ra 2 bên. Khi 1 dây bị yếu giãn thì quả bóng bị kéo ngược lại)
Vậy tại sao cơ thẳng ngoài bị liệt? Cơ thẳng ngoài được điều khiển bởi dây thần kinh số 6 nên khi bị chấn thương, khối u, basedow ... hay nguyên nhân nào đó làm cho dây thần kinh số 6 bị liệt thì không điều khiển được cơ thẳng ngoài dẫn đến lác trong.
Do đó, để xử lý mắt lác trong thì cần phục hồi dây thần kinh số 6 khỏe mạnh trở lại thì lòng đen mới hết lệch vào trong
3.2. Mắt lác ngoài: Cơ chế và cách xử lý
Cơ thẳng trong có chức năng đưa lòng đen vào trong, nên khi cơ thẳng trong bị liệt không kéo lòng đen vào trong được làm cho bị lệch ra phía ngoài tai, lác ngoài.
Vậy tại sao cơ thẳng trong bị liệt? Cơ thẳng trong được điều khiển bởi dây thần kinh số 3 nên khi bị chấn thương, khối u, basedow... hay nguyên nhân nào đó làm cho dây thần kinh số 3 bị liệt thì không điều khiển dược cơ thẳng trong dẫn đến lác ngoài.
Do đó, để xử lý mắt lác ngoài thì cần phục hồi dây thần kinh số 3 khỏe mạnh trở lại thì lòng đen mới hết lệch ra ngoài.
HÌNH ẢNH 5
3.3. Mắt lác trên: Cơ chế và cách xử lý
Cơ chéo trên (cơ ròng rọc) có chức năng điều khiển lòng đen xoay xuống dưới nên khi cơ chéo trên bị liệt không đưa lòng đen xuống dưới được nên bị lệch lên trên.
Tại sao cơ chéo trên bị lệt? Cơ chéo trên được điều khiển bởi dây thần kinh số 4, nên khi não bị tổn thương hay nguyên nhân nào đó làm cho dây thần kinh số 4 bị liệt thì không điều khiển được cơ chéo trên gây lác trên.
Do đó, cách xử lý là phục hồi dây thần kinh số 4 khỏe mạnh trở lại thì tình trạng mắt lác trên được khắc phục
>>>Xem thêm: Nguy cơ tiềm ẩn khi mổ mắt lác? Cách phục hồi biến chứng sau mổ lác
3.4. Mắt lác dưới: Cơ chế và cách xử lý
Cơ chéo dưới có chức năng điều khiển lòng đen xoay lên trên nên khi chéo trên bị liệt không đưa lòng đen lên trên được làm cho lòng đen lệch xuống dưới.
Tại sao cơ chéo dưới bị liệt? Cơ chéo dưới được điều khiển bởi dây thần kinh số 3, nên khi não bị tổn thương hay nguyên nhân nào gây liệt dây thần kinh số 3 không điều khiển dược cơ chéo dưới làm cho lòng đen không di chuyển lên trên được.
Do đó, cần phục hồi dây thần kinh số 3 khỏe mạnh trở lại thì lòng đen mới dễ dàng di chuyển lên trên được. Thường khi liệt dây thần kinh số 3, có thể kèm theo sụp mí, lác ngoài.
4. Ưu điểm của phương pháp này:
- Phục hồi từ bên trong
- An toàn, hiệu quả
- Có thể sử dụng tại nhà, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí đi lại.
15 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ MẮT LÁC (LÉ)
Liên hệ để được tư vấn cụ thể nếu bạn đang bị mắt lác
ĐÔNG Y SƠN HÀ
Địa chỉ: Số 9 ngõ 387 Vũ Tông Phan – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại tư vấn/Zalo: 0989.116.118 – 0963.322.389
Facebook: https://www.facebook.com/DongySonHa
Youtube: https://www.youtube.com/@dong_y_son_ha
Thông tin tác giả
Phạm Thị Thu Hà
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...