Trẻ em có thực sự bị lác? Tìm hiểu về mắt lác giả
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Ở trẻ sơ sinh, thường dễ bắt gặp tình trạng mắt lác với biểu hiện hai mắt không cùng nhìn về một hướng. Tình trạng này có thực sự đáng lo ngại? Ở giai đoạn 4-6 tháng tuổi, là giai đoạn các cơ vòng mắt đang phát triển nên tình trạng mắt lác trước đó sẽ giảm dần, đây là hiện tượng mắt lác giả không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, một số ít trường hợp, lác mắt ở trẻ kéo dài, gây ảnh hưởng đến thị lực mắt, lúc này cha mẹ cần sớm đưa trẻ đi khám mắt. Vậy làm như thế nào để nhận biết tình trạng mắt lác giả?
Xem nhanh
1. Mắt lác giả là gì?
Mắt trẻ sơ sinh, thường có thể quan sát thấy hai mắt không đối xứng, nhìn có vẻ như chéo nhau, dù thực chất không phải như vậy. Do ở trẻ nhỏ cấu trúc mũi và khoé mắt phát triển chưa đầy đủ, thường mũi phẳng, rộng và có một nếp da phía trong mi mắt làm cho hai mắt trông giống như bị lệch nhau. Hiện tượng này được gọi là mắt lác giả. Khi trẻ lớn lên, cơ mắt và não được phát triển đầy đủ, tình trạng mắt lác giả có thể được cải thiện dần.Tuy nhiên, khi lớn lên mắt lác vẫn kéo dài, rất có thể là trẻ đã bị mắt lác vĩnh viễn do các cơ mắt không hoạt động chính xác. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đến phòng khám nhãn khoa uy tín để được thăm khám và đưa ra giải pháp khắc phục tốt nhất.
2. Phân biệt mắt lác giả và mắt lác thật
Mắt lác thật là hiện tượng hai mắt không nhìn thẳng được mà nhìn theo các hướng khác nhau. Một mắt có thể nhìn thẳng về phía trước, trong khi mắt kia nhìn hướng vào trong, ra ngoài, lên trên hay xuống dưới. Sự thay đổi hướng nhìn của mắt có thể là tạm thời hoặc cố định. Mắt nhìn thẳng và mắt nhìn lệch có thể luân phiên hoặc hoán đổi nhau.Ở mắt lác giả, hai mắt đều nhìn thẳng nhưng có thể trông thấy một mắt nằm gần mũi hơn do cấu trúc mí mắt. Nguyên nhân chính của mắt lác giả nằm ở cấu trúc mũi của trẻ sơ sinh, có thể kèm theo nếp mí mắt nhỏ ở góc trong. Điều này làm cho mắt trông có vẻ như bị lệch nhau nhưng thực tế chúng không hề bị lệch. Đặc điểm này thường thấy rõ khi quan sát trẻ nhìn sang hai bên, khiến mắt trông như chui sâu vào mũi.
Làm thế nào để xác định mắt lác thật? Có thể xác định mắt lác bằng một kiểm tra đơn giản, bằng cách chiếu đèn vào hai mắt và quan sát phản xạ trên bề mặt mắt. Với mắt không bị lác, ánh sáng sẽ chiếu vào trung tâm của hai đồng tử. Còn nếu gặp trường hợp mắt lác thật, ánh sáng sẽ không chiếu vào cùng một vị trí.
3. Nhận biết mắt lác ở trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh, khi gặp tình trạng mắt lác giả, vấn đề này không đáng lo ngại, trẻ sẽ tự khỏi khi lớn lên mà không cần can thiệp các phương pháp điều trị. Tuy nhiên, mắt lác thật có thể gây ảnh hưởng lớn đến thị lực của trẻ. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết mắt lác ở trẻ sơ sinh:Có thể nhận biết mắt lác ở trẻ bằng việc quan sát kỹ hoạt động mắt của trẻ. Trẻ bị lác, hai mắt không thể cùng nhìn một hướng, một mắt sẽ lệch:
- Hướng vào trong: một hoặc cả hai mắt hướng vào trong về phía mũi. Đây là một trong những dạng lác thường gặp nhất hiện nay, theo thống kê có khoảng 2-4% trẻ bị lác trong.
- Hướng ra ngoài:Một hoặc cả hai mắt hướng ra ngoài về phía tai. Dạng lác này ít gặp hơn, có khoảng 1-1,5% trẻ bị ảnh hưởng bởi lác ngoài.
- Hướng lên trên: Hai mắt không cân xứng, một bên mắt bất thường nằm cao hơn bên còn lại. Tình trạng này rất hiếm gặp, tỷ lệ 1/400 trẻ gặp phải.
- Hướng xuống dưới: Ngược lại với mắt lác trên, mắt lác dưới thì mắt bất thường sẽ nằm ở vị trí thấp hơn so với mắt còn lại.
- Có thói quen nhắm một mắt khi quan sát vật
- Thường hay nheo mắt, chớp mắt, đặc biệt khi gặp phải ánh sáng chói, đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể gặp tình trạng song thị (nhìn một hoá hai)
- Trẻ thường có tư thế nhìn lệch, nghiêng đầu hoặc quay đầu khi quan sát vật, đây có thể là biểu hiện trẻ đang cố gắng để sắp xếp một vật thể rõ ràng trong khả năng quan sát của mình.
4. Nguyên nhân gây lác mắt ở trẻ sơ sinh
Mắt lác ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do cơ mắt hoạt động phối hợp không đồng đều, có thể là do các cơ này chưa phát triển hết, cần thời gian để dần hoàn thiện. Tuy nhiên cũng có thể là do trẻ gặp các vấn đề về mắt và hệ thống thần kinh như:- Dây thần kinh bị tổn thương: dây thần kinh số 3, 4 và 6 là các dây thần kinh vận nhãn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ mắt như co dãn đồng tử và mí mắt. Do đó, bất kỳ dây thần kinh nào bị tổn thương cũng có thể là nguyên nhân khiến mắt bị lác
- Cơ mắt có vấn đề: Mỗi bên mắt có 6 cơ giúp điều chỉnh hoạt động của nhãn cầu, chúng phối hợp linh hoạt giúp thị lực đạt mức tinh tế. Do một nguyên nhân nào đó khiến một số cơ gặp trục trặc hoặc phối hợp không đồng đều nữa sẽ khiến cho một bên mắt chuyển động bất thường và gây ra tình trạng mắt lác.
- Vấn đề về thần kinh: Khi trung tâm điều khiển thần kinh gặp vấn đề sẽ tác động đến cơ mắt gây ra hiện tượng lác mắt ở trẻ sơ sinh.
5. Yếu tố nguy cơ dẫn đến lác mắt ở trẻ sơ sinh
Các chuyên gia nhận định, một số trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị lác mắt hơn so với những đứa trẻ khác do có các yếu tố sau:- Tiền sử gia đình có người thân, đặc biệt là cha mẹ bị lác thì trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị di truyền.
- Trẻ sinh non, thiếu tháng, nhẹ cân có nguy cơ bị lác cao hơn
- Chấn thương vùng mắt, hoặc trải qua các phẫu thuật ở mắt làm tổn thương vùng cấu trúc quanh mắt.
- Trẻ bị mắt lác do mắc các bệnh lý bẩm sinh hoặc hội chứng di truyền gây ảnh hưởng đến thần kinh, phát triển trí não như: bại não, hội chứng Down, úng thuỷ,...
- Trẻ mắc các tật khúc xạ bẩm sinh như: cận thị, viễn thị,...
Xem thêm: Phương pháp điều trị sụp mí ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả
6. Phòng ngừa mắt lác ở trẻ sơ sinh
Mắt lác ở trẻ sơ sinh không chỉ là vấn đề thẩm mỹ, nghiêm trọng hơn là thị lực của trẻ có thể bị đe doạ. Mắt lác kéo dài gây suy giảm thị lực, có khả năng cao dẫn đến nhược thị.Đa số các trường hợp lác mắt ở trẻ sơ sinh nếu được sớm phát hiện và có phương pháp trị liệu phù hợp thì tỷ lệ chữa thành công rất cao. Thống kê cho thấy, trẻ dưới 3 tuổi có tỷ lệ chữa mắt lác thành công lên đến 92%, với trẻ từ 6-8 tuổi tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn khoảng 62%. Thời gian mắt lác càng lâu, có thể biến chứng thành tật, khả năng khôi phục thị lực thấp.
Đặc biệt, ở trẻ sơ sinh thường khó quan sát thấy những bất thường ở mắt, một số bệnh lý về mắt như cận thị hay nhược thị không biểu hiện bên ngoài khi trẻ còn quá nhỏ. Bởi vậy, cần đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ hoặc theo lịch hẹn để phát hiện kịp thời những bất thường ở mắt và sớm có biện pháp xử lý kịp thời.
Trẻ nên được khám mắt lần đầu khi được 3 tuổi, hoặc khám sớm hơn khi trong gia đình có tiền sử các bệnh lý về mắt. Khi trẻ chuẩn bị đến trường nên tái khám thị lực một lần nữa. Bên cạnh đó, cha mẹ cần cân nhắc lựa chọn các đơn vị uy tín, đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm. Khi được chẩn đoán mắt trẻ sơ sinh thực sự bị lác sẽ có những phương pháp chữa lác phù hợp với từng mức độ trẻ gặp phải.
Hy vọng qua bài viết, cha mẹ đã có thêm những kiến thức hữu ích để phòng ngừa lác mắt cho trẻ sơ sinh. Khi trẻ gặp các vấn đề bất thường ở mắt hoặc có các dấu hiệu lác mắt, đừng quá lo lắng, hãy liên hệ ngay với phòng khám Đông Y Sơn Hà qua hotline 0989.116.118 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.