0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Phương pháp điều trị sụp mí ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Sụp mí ở trẻ sơ sinh xuất hiện ngay từ khi sinh ra, đây là tình trạng mí mắt trên thấp hơn bình thường. Hiện tượng này thông thường chỉ xuất hiện ở một mắt, vẫn có trường hợp xuất hiện ở cả 2 mắt nhưng hiếm gặp hơn. Sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh gây ra nhiều hậu quả đáng quan ngại, ảnh hưởng tới sự phát triển và thẩm mỹ ở trẻ. Theo dõi bài viết để biết cách điều trị sụp mí ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả.
Xem nhanh

1. Sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh 

Sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh là tật bẩm sinh thường gặp của mí mắt. Theo các chuyên gia y tế cho biết hầu hết ở mọi trẻ sơ sinh đều sẽ xuất hiện một hay một vài điểm không cân xứng trên khuôn mặt, trong đó có mí mắt. Điều này được nhận diện có thể là do tác động từ khi đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ.
 
1. Sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh 

Hầu hết những điểm dị thường nhỏ này có thể tự điều chỉnh trong một vài tháng đầu sau khi chào đời. Tuy nhiên khi quan sát thấy một bên mí mắt của trẻ bị trùng xuống đáng kể từ khi mới sinh và không được cải thiện sau sinh một vài tháng thì được coi là bệnh sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh.

Xem thêm: Sụp mí mắt: Nguyên nhân - Tác hại và Phương pháp điều trị

2. Sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh hình thành do đâu?

Cơ nâng mi khỏe mạnh giúp mí mắt của bạn được nâng lên. Đối với sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh, cơ nâng mi không phát triển đúng cách, do không đủ sức khỏe để nâng mí trên. Các chuyên gia cho biết, hầu hết các trường hợp sụp mí ở trẻ sơ sinh đều không có nguyên nhân rõ ràng, họ cho rằng đây cơ bản chỉ là sự may rủi của tạo hóa. Tuy nhiên, nếu sụp mí xảy ra trên cả hai mắt thì nguyên nhân được xác định là do ảnh hưởng của dây thần kinh hoặc do yếu tố di truyền.

Ngoài ra, sụp mí mắt có thể hình thành bởi một số yếu tố khác như chấn thương khi sinh (do sử dụng vòng), các vấn đề về não và hệ thần kinh, xuất hiện các khối u ở mí mắt, do rối loạn chuyển động mắt.

Ở một vài trường hợp, sụp mí mắt sẽ xuất hiện muộn hơn không phải ngay khi sinh ra mà khi trẻ đã lớn hoặc trưởng thành là do một số nguyên nhân khác tác động. 

Sụp mí mắt ở trẻ em thường là các dị tật bẩm sinh, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng khác nguy hiểm hơn, đặc biệt khi sụp mí xuất hiện ở cả 2 mắt. Khi đó, cần cho trẻ đi làm xét nghiệm bổ sung để loại trừ khả năng như mắc các bệnh về cơ, u mi mắt, bất thường trong chuyển động mắt hoặc rối loạn thần kinh.

3. Biểu hiện sụp mí ở trẻ sơ sinh

Sụp mí ở trẻ sơ sinh xuất hiện ngay khi chào đời. Biểu hiện đặc trưng của sụp mí là mi mắt bị sụp xuống ở nhiều mức độ khác nhau tùy theo độ nghiêm trọng của bệnh. Sụp mí ở trẻ sơ sinh thường dễ nhận thấy khi mắt bị sụp mí nhỏ hơn mắt còn lại do da bị trùng xuống. Quan sát sẽ phát hiện mắt không có nếp mí rõ ràng và khi nhìn xuống mi trên ít cử động. Trường hợp sụp mí nặng, trẻ sẽ phải nhăn trán để cố gắng nâng mi hoặc ngửa cổ ra sau để có thể nhìn rõ.
 
3. Biểu hiện sụp mí ở trẻ sơ sinh

Thường, tình trạng sụp mí ở trẻ sơ sinh chỉ là đơn thuần tuy nhiên cũng cần phân biệt với các trường hợp sụp mí kèm theo các triệu chứng của một số loại bệnh toàn thân. Do đó, cần phải được khám mắt và toàn thân đầy đủ. Theo thống kê cho thấy, có khoảng 25% trẻ bị sụp mí bẩm sinh có nguy cơ nhược thị.

4. Hậu quả của sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh 

Khi trẻ sơ sinh có hiện tượng sụp mí, các nếp nhăn phần mí mắt sẽ xuất hiện không cân đối ngay từ khi chào đời. Sụp mí mắt bẩm sinh có khả năng bị dị tật ở đầu và cổ khi thường xuyên phải cố gắng ngửa lên để nhìn hoặc nhướng mày nhiều để cố nâng mi lên.

Sụp mí ở trẻ sơ sinh thường xảy ra ở một hay cả 2 mí, khi đó tầm nhìn của mắt sẽ bị hạn chế. Lâu dần sẽ dẫn đến nhược thị, lệch mắt (lác mắt), ảnh hưởng đến học tập và đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bị nhược thị sẽ bị che khuất tầm nhìn, ảnh hưởng thị lực bà đời sống đáng kể. Chưa kể đến yếu tố thẩm mỹ khuôn mặt khi đôi mắt mất cân xứng, sẽ làm người bệnh tự ti, hạn chế giao tiếp và có nguy cơ bị trầm cảm.

Ngoài ra, sụp mí bẩm sinh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm về dây thần kinh. Cần được điều trị sớm nếu không sẽ có nguy cơ đe doạ đến tính mạng người mắc.

5. Lưu ý gì khi điều trị sụp mí ở trẻ sơ sinh?

Sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh thường được chia thành 5 loại sau: Sụp mí do bẩm sinh đơn thuần, hội chứng hẹp khe mi, sụp mí bẩm sinh do liệt dây thần kinh số 3, sụp mí mắt bẩm sinh kết hợp thiểu năng cơ trực trên, hội chứng đồng động mi - hàm Marcus Gunn. Trong đó, hội chứng đồng động mi - hàm Marcus Gunn thường chỉ gây sụp mí một bên mắt với dấu hiệu đặc trưng là đồng động xương hàm - mi mắt.

Hiện nay, để cải thiện chức năng và thẩm mỹ mắt, phương pháp được chỉ định hàng đầu là phẫu thuật nâng mí mắt. Trước đó, cần kiểm tra toàn diện và đưa ra một loạt các chẩn đoán, đánh giá mức độ sụp mí, tìm ra nguyên nhân chủ yếu gây sụp mí mắt và các tổn thương kèm theo. Ngoài thực hiện phẫu thuật giải phóng đồng tử giúp mở rộng tầm nhìn thì cần tích cực trị liệu chỉnh quang, chỉnh thị để phát triển thị lực cho trẻ.

Nếu gặp phải căn bệnh này và có chỉ định phẫu thuật, người bệnh hãy tìm kiếm lựa chọn một cơ sở phẫu thuật đáng tin cậy, đảm bảo an toàn hiệu quả tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra. Điển hình có thể kể đến như: điều chỉnh nâng mí quá mức hoặc chưa đủ, 2 bên mí mắt không cân xứng, lật mí hoặc quặm mí, viêm loét giác mạc do hở mí,...Đây là những tác hại của việc lựa chọn sai cơ sở điều trị, tay nghề bác sĩ không cao, trang bị kỹ thuật kém chất lượng.

6. Điều trị sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả 

Các trường hợp sụp mí mắt bẩm sinh thường không tự khỏi và cũng không trở lên nghiêm trọng theo thời gian, với các mức độ từ nhẹ đến trung bình, đôi khi không nhất thiết cần điều trị. Sụp mí nhẹ thường khó quan sát thấy khi trẻ tỉnh táo tràn đầy năng lượng, chỉ trở nên đáng chú ý khi trẻ mệt mỏi.
 
6. Điều trị sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả 

Khi tình trạng sụp mí ở mức độ nặng, có thể phải can thiệp phẫu thuật để trẻ có thể phát triển thị lực bình thường. Phẫu thuật chỉ nên thực hiện khi trẻ ít nhất 3 tuổi khi mí mắt đã to hơn và dễ dàng thực hiện hơn.

Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ thì các phương pháp phẫu thuật can thiệp xâm lấn, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Nhiều trường hợp phẫu thuật để lại nhiều biến chứng nguy hiểm điển hình như: mắt bị trợn, bờ mi bị lật ngược và mắt không nhắm kín được, sưng thâm, chảy máu sâu trong ổ mắt, nhiễm trùng, để lại sẹo hằn rõ mí mắt trên, nhãn cầu bị lệch hình thành hiện tượng mắt lác hay song thị,....còn rất nhiều các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra khi phẫu thuật.

Chính vì thế, chữa sụp mí mắt bằng thuốc Đông y chính là giải pháp an toàn cho trẻ nhỏ. Phương pháp Đông y vừa an toàn, hiệu quả lại có khả năng điều trị tận gốc bệnh.

Khi gặp các vấn đề về sụp mí mắt ở trẻ sơ sinh hãy tìm đến Đông y Sơn Hà - phòng khám đông y uy tín với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Khi đến với Đông Y Sơn Hà bạn sẽ được điều trị với những phương pháp an toàn hiệu quả với quy trình làm việc chuyên nghiệp, thăm khám theo sát tận tình của bác sĩ tại Đông Y Sơn Hà. Để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng các bạn có thể liên hệ qua hotline 0989.116.118.
 

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>