0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Sụp mí mắt do phẫu thuật tuyến giáp, điều trị hiệu quả như thế nào?

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng. Với kích thước không quá lớn cùng vị trí tương đối không thuận lợi nên trong quá trình phẫu thuật có thể làm tổn thương đến các bộ phận xung quanh tuyến giáp. Một trong những biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật tuyến giáp là sụp mí mắt. Vậy nguyên nhân gây sụp mí sau phẫu thuật tuyến giáp là gì? Cách xử lý biến chứng này như thế nào? Theo dõi bài viết để tìm hiểu các thông tin chi tiết!
Xem nhanh

1. Tổng quan về tuyến giáp 

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất cơ thể, có vị trí nằm phía trước cổ với trọng lượng khoảng 20-25 gam, mang hình dạng con bướm. Tuyến giáp có hai thùy (thùy trái, thùy phải), mỗi thùy áp vào mặt trước bên của sụn giáp và phía trên khí quản cùng một eo tuyến nối 2 thùy với nhau.
 
1. Tổng quan về tuyến giáp 

Tuyến màu nâu đỏ được cấu tạo bên ngoài bởi lớp bao xơ hình thành bởi lớp cân sau gắn tuyến vào sụn giáp, khi thực hiện việc nuốt tuyến di động theo thanh quản. Tuyến giáp là tuyến nội tiết có chức năng tiết ra các hormon giáp trạng: hormone thyroxine (T4) và  hormone triiodothyronine (T3).

Tuyến giáp đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể: 
  • Điều tiết lượng canxi trong máu luôn ổn định với nồng độ 1%; điều tiết lượng photpho trong máu; 
  • Kích thích sinh trưởng phát dục, thúc đẩy quá trình trao đổi chất;
  • Tăng cường hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp;
  • Kích thích sự tăng trưởng, phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh;
  • Tác động đến hoạt động của tuyến sữa và các tuyến sinh dục;
  • Tăng cường quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết.

2. Các bệnh lý tuyến giáp hay gặp

Những bệnh lý về tuyến giáp có thể gây nên nhiều trở ngại trong cuộc sống và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Dưới đây là một số bệnh lý tuyến giáp thường gặp các bạn nên chú ý:
 
2. Các bệnh lý tuyến giáp hay gặp

2.1 Suy giáp 

Suy giáp là hiện tượng suy giảm chức năng ở tuyến giáp dẫn đến sự thiếu hụt tổng hợp  hormone thyroxine và  hormone triiodothyronine.

Nguyên nhân gây bệnh suy giáp được cho là do trong chế độ hàng ngày không cung cấp đủ iot (không đủ 150 microgam iot mỗi ngày), cắt tuyến giáp, bẩm sinh, sử dụng các thuốc kháng giáp trạng,...

Các dấu hiệu của bệnh suy giáp như: Giảm thân nhiệt, buồn ngủ, tăng cân, mệt mỏi, tiểu ít, huyết áp thấp. giảm khả năng tư duy, suy giảm trí nhớ, cơ thể chậm chạp,...

2.2 Cường giáp (thường gặp nhất là bệnh Basedow)

Basedow là bệnh tự miễn, được đặc trưng bởi cường chức năng tuyến giáp bởi cường chức năng tuyến giáp do xuất hiện các kháng thể kích thích tuyến giáp và lưu hành trong máu. Bệnh lý này thường gặp nhất trong các bệnh nội tiết, với tỉ lệ khoảng 10-30% tổng bệnh lý tuyến giáp với biểu hiện đặc trưng là bướu cổ lan tỏa.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh cường giáp là do bệnh tự miễn (hầu hết là bệnh Basedow thường xuất hiện ở phụ nữ với độ tuổi từ 30 đến trên 50 tuổi; sử dụng quá nhiều iot; u tuyến độc, viêm tuyến yên; viêm tuyến giáp;....

Một số biểu hiện của bệnh cường giáp: giảm cân dù hay đói và cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể; kích thích tiết mồ hôi; nhịp tim nhanh; tâm trạng thất thường; nói nhiều; thân nhiệt tăng; da nóng; tiêu chảy; sờ thấy tuyến giáp to bất thường;...

2.3 Ung thư tuyến giáp 

Ung thư tuyến giáp - căn bệnh rất dễ gặp và có thể chữa khỏi hoàn toàn bởi loại bệnh ung thư này có tiên lượng tốt, bệnh nhân dễ phát hiện thấy qua siêu âm tuyến giáp ở các kỳ khám sức khỏe và hình ảnh tế bào học bằng chọc hút kim nhỏ các nhân tuyến giáp dưới chỉ dẫn của siêu âm và điều trị kịp thời.

Ung thư tuyến giáp có các biểu hiện triệu chứng khá muộn; một số biểu hiện điển hình có thể nhận thấy là: thay đổi giọng nói; khàn tiếng; khó thở; nổi hạch ở cổ; khối u trước cổ chuyển động theo nhịp nuốt.

3. Phẫu thuật tuyến giáp 

Mặc dù đảm nhận nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể, tuy nhiên trong một số trường hợp, bác sĩ  sẽ chỉ định phẫu thuật cắt tuyến giáp. Phẫu thuật tuyến giáp có thể là cắt bỏ hoàn toàn hoặc một phần tuyến giáp được chỉ định trong điều trị các rối loạn tuyến giáp điển hình như: cường giáp; ung thư tuyến giáp; phì đại tuyến giáp.
 
Phẫu thuật tuyến giáp 

Nguyên nhân phẫu thuật tuyến giáp sẽ quyết định tỷ lệ tuyến giáp được chỉ định loại bỏ trong quá trình phẫu thuật. Nếu sau phẫu thuật, bạn chỉ mất một phần tuyến giáp thì vẫn có thể hoạt động bình thường hậu phẫu. Tuy nhiên, nếu toàn bộ tuyến giáp bị loại bỏ, bạn sẽ cần can thiệp hormone tuyến giáp để thay thế chức năng vốn có của tuyến giáp.

4. Các biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật tuyến giáp 

Phẫu thuật tuyến giáp có những hiệu quả và rủi ro riêng. Biến chứng thường gặp nhất của loại phẫu thuật này là nhiễm trùng; chảy máu và các biến chứng liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác của người bệnh như: các vấn đề hô hấp; máu khó đông; bệnh tim;....

Dưới đây là một và biến chứng thường gặp sau phẫu thuật tuyến giáp:

4.1 Chảy máu

Chảy máu là một trong những biến chứng có thể xuất hiện đầu tiên ngay sau quá trình phẫu thuật tuyến giáp. Chảy máu nhiều và đột ngột ở cổ sau phẫu thuật tuyến giáp là tình trạng bất thường. Tuy rất hiếm xảy ra nhưng lại có thể nguy hiểm đến tính mạng. Biến chứng thường xuất hiện trong khoảng 24 giờ kể từ khi phẫu thuật. Tình trạng chảy máu nhiều có thể dẫn đến chèn ép vào khí quản gây khó thở. Nếu máu chảy chậm vào cổ có thể hình thành các cục máu đông phía dưới cổ.

4.2 Khó thở 

Hiện tượng khó thở xảy ra khi xuất hiện cục máu đông lớn chèn ép, ngăn chặn khí quản, khi xuất hiện tình trạng này sẽ cần sự can thiệp y khoa nhanh chóng. Ngoài ra, khó thở còn có thể do cả hai dây thần kinh thanh quản quặt ngược đều đã bị tổn thương, trường hợp này cần phẫu thuật gấp để mở khí quản. Biến chứng khó thở sau phẫu thuật tuyến giáp rất hiếm xảy ra, tuy nhiên cũng cần lưu ý.

4.3 Nhiễm trùng 

Với tỷ lệ ½.000 trường hợp gặp biến chứng này sau phẫu thuật tuyến giáp, bác sĩ sẽ cho sử dụng kháng sinh để phòng tránh hiện tượng nhiễm trùng. Khi rơi vào trạng thái này, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh hoặc sử dụng các biện pháp khác để điều trị.

4.4 Nhiễm độc giáp 

Có khả năng xảy ra ở 2-4% bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp. Biến chứng này sẽ được điều trị bằng iot phóng xạ và không cần can thiệp phẫu thuật khác.

4.5 Giọng nói khàn hoặc yếu vĩnh viễn do tổn thương dây thần kinh

Giọng nói thay đổi là một trong những biến chứng thường hay gặp sau phẫu thuật tuyến giáp, xảy ra với tỷ lệ 5-10% tổng số ca phẫu thuật và có thể biến mất sau một khoảng thời gian. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do ảnh hưởng từ các tổn thương dây thần kinh,. Một số trường hợp hiếm gặp bị thay đổi giọng nói vĩnh viễn (chiếm tỷ lệ 1%). 

Thay đổi giọng nói là một trong những biến chứng gây ám ảnh và đáng sợ nhất sau phẫu thuật tuyến giáp.

4.6 Cơn bão giáp trạng

Được biết “cơn bão giáp trạng” là biến chứng khá phổ biến trước đây, có liên quan đến bệnh Basedow. Tuy nhiên, hiện nay do có thuốc để kiểm soát nhiễm độc tuyến giáp nên tình trạng này khá hiếm gặp. Một số biểu hiện điển hình của hiện tượng này là: sốt cao, mê sảng, tiết nhiều mồ hôi, tim đập nhanh,...

4.7 Suy tuyến cận giáp 

Suy tuyến cận giáp - mức độ hormone tuyến cận giáp thấp bởi tổn thương từ phẫu thuật tuyến cận giáp. Các tuyến này có vị trí ở phía sau tuyến giáp và điều chỉnh lượng canxi có trong máu. Suy tuyến cận giáp có thể gây ngứa, gây tê hoặc chuột rút do nồng độ canxi trong máu thấp.

5. Phẫu thuật tuyến giáp có thể gây sụp mí mắt 

Ngoài những biến chứng kể trên thì sụp mí mắt cũng là một trong những biến chứng có thể gặp phải do phẫu thuật tuyến giáp.
 
5. Phẫu thuật tuyến giáp có thể gây sụp mí mắt 

Nguyên nhân là do dây thần kinh giao cảm không đi trực tiếp từ não đến mặt mà nó bắt đầu xuất phát từ vùng dưới đồi, di chuyển xuống dưới nằm ở sừng bên chất xám tủy sống, từ đốt ngực số 1 đến số 2. Từ ngực nó di chuyển ngược lên cổ, bên cạnh các động mạch cảnh tiến vào hộp sọ và đến mắt. Khi đó, nếu các dây thần kinh giao cảm bị tổn thương tại bất kỳ điểm nào dọc theo tuyến đường này, có thể dẫn đến hội chứng Homer với biểu hiện rõ rệt nhất là sụp mí mắt.

Được biết, các triệu chứng và biểu hiện của hội chứng Homer thường chỉ xuất hiện trên một nửa mặt bởi các dây thần kinh giao cảm điều khiển riêng biệt mỗi bên.

Bởi vậy, tuyến giáp nằm ở vùng cổ nơi có dây thần kinh giao cảm đi qua, sau quá trình phẫu thuật tuyến giáp, các dây thần kinh giao cảm bị ảnh hưởng (tổn thương) gây nên tình trạng sụp mí mắt.

6. Dấu hiệu sụp mí mắt do phẫu thuật tuyến giáp

Dưới đây là các biểu hiện lâm sàng của biến chứng sụp mí mắt do phẫu thuật tuyến giáp (tổn thương dây thần kinh giao cảm xảy ra trên cùng một bên mặt):

6.1 Sụp mí mắt:

Phẫu thuật tuyến giáp có thể khiến cơ mi bị liệt, mí mắt vẫn có thể hoạt động bình thường tuy nhiên khe mắt nhỏ hơn và cơ nâng mí yếu hơn bình thường, từ đó dẫn đến tình trạng sụp mí.

6.2 Mắt lác, mắt lồi 

Tình trạng này xuất hiện hầu hết trong bệnh cường giáp bởi hiện tượng viêm phù nề mô, cơ quanh mắt do tuyến giáp sản sinh nhiều hormone hơn bình thường.

6.3 Co đồng tử 

Do liệt cơ giãn đồng sử mống mắt, mắt có biểu hiện nhạy cảm với ánh sáng và có phản ứng hội tụ. Không chỉ có thể gây tổn thương các dây thần kinh giao cảm, sau phẫu thuật tuyến giáp cơ thẳng sau nhãn cầu có thể bị tê liệt gây lác mắt.

6.4 Giảm nhãn áp 

tình trạng giảm nhãn áp liên quan đến sự điều hòa thần kinh mạch máu. Nếu tình trạng giảm nhãn áp là do bẩm sinh hay xảy ra ở trẻ em, thường sẽ kèm theo dị sắc tố mống mắt, giảm sắc tố, chảy nước mắt nhiều, nhãn áp thấp thoáng qua hoặc có khả năng bị đục thủy tinh thể. Sự giãn nở tạm thời có thể nhận thấy mí mắt, màng bồ đào, kết mạc và mạch máu võng mạc trong những giai đoạn đầu.

Bên cạnh các dấu hiệu trên, có thể gặp biểu hiện giảm chức năng tiết mồ hôi (mặt khô, không có mồ hôi,..) do rối loạn chức năng bài tiết.

7. Điều trị sụp mí mắt do phẫu thuật tuyến giáp 

Hiện nay, phương pháp điều trị sụp mí mắt do phẫu thuật tuyến giáp phổ biến nhất là Tây y và Đông y. Mỗi phương pháp sẽ đem đến những hiệu quả riêng:

7.1  Điều trị sụp mí do phẫu thuật tuyến giáp bằng Tây y 

  • Dùng thuốc: Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giúp kích thích hệ thần kinh giao cảm, giúp thuyên giảm các triệu chứng như co đồng tử, giảm nhãn áp và sụp mí mắt. Ngoài ra, các loại thuốc dưỡng thần kinh (được sử dụng để điều trị cho hội chứng Horner ngoại biên) cũng có thể được kê đơn.
  • Phẫu thuật: Khi sụp mí mắt không cải thiện được bằng thuốc kích thích hệ thần kinh giao cảm thì phẫu thuật sẽ được chỉ định để cải thiện thẩm mỹ cho mắt. Hiện nay, phẫu thuật cắt cơ mi hoặc treo cơ mí có thể được tiến hành để tăng cường độ mở rộng của cơ nâng mi.

7.2 Điều trị sụp mí do phẫu thuật tuyến giáp bằng Đông y 

Trên thực tế, các phương pháp Tây y trong điều trị sụp mí do phẫu thuật tuyến giáp không được đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả. Dùng thuốc Tây y gần như không thể điều trị tận gốc bệnh hay cải thiện tình trạng sụp mí. Còn với phẫu thuật cũng không được khuyến khích với các trường hợp sụp mí do phẫu thuật tuyến giáp bởi sẽ gây viêm giác mạc và mắt có thể không nhắm được.

Đông y chính là giải pháp được ưu tiên lựa chọn nhiều nhất trong trường hợp này. Với cơ chế điều trị tận gốc nguyên nhân gây sụp mí, Đông y sử dụng các vị thuốc thảo dược quý, giúp tái tạo và nuôi dưỡng các sợi cơ, đồng thời phục hồi các dây thần kinh bị tổn thương, giúp mắt mở to đều, đẹp tự nhiên. Lựa chọn dùng thuốc Đông y để điều trị sụp mí là giải pháp giúp hồi phục tổn thương từ căn nguyên gây bệnh, giúp điều trị bệnh tận gốc, không gây biến chứng mang lại hiệu quả lâu dài.

Với trường hợp sụp mí mắt do phẫu thuật tuyến giáp, dùng thuốc Đông y, kết hợp liệu pháp châm cứu hỗ trợ điều trị hiệu quả. Liệu pháp châm cứu kích thích dây thần kinh bằng điện châm, chiếu đèn hồng ngoại hoặc cứu ngải.

>> Xem thêm: Đông y nâng mí mắt như thế nào? Điều trị bằng Đông y có thực sự hiệu quả

8. Địa chỉ điều trị sụp mí mắt do phẫu thuật tuyến giáp uy tín số #1

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ điều trị sụp mí mắt do phẫu thuật tuyến giáp an toàn - hiệu quả, hãy đến với Đông Y Sơn Hà. Đông Y Sơn Hà là phòng khám đông y uy tín số #1 với đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn. Trải qua nhiều năm hoạt động, Đông Y Sơn Hà đã thành công giúp hàng ngàn bệnh nhân lấy lại vẻ đẹp tự nhiên cho đôi mắt.

Khi đến với Đông Y Sơn Hà, bạn sẽ được các bác sĩ của chúng tôi theo sát từng bước trong quá trình điều trị, điều chỉnh thuốc phù hợp với thực trạng của mỗi bệnh nhân nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất, với quy trình 5 bước như sau:
 
quy trình điều trị sụp mí mắt tại Đôgn Y Sơn Hà

Không chỉ điều trị hiệu quả sụp mí do phẫu thuật tuyến giáp, Đông y Sơn Hà còn chữa trị thành công bệnh sụp mí mắt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các trường hợp chữa lành nhiều nhất có thể nói đến như: sụp mí do chấn thương, sọ phẫu thuật hỏng, sụp mí do biến chứng tiểu đường hay sụp mí do lão hóa,...Nếu có bất kỳ dấu hiệu sụp mí do phẫu thuật tuyến giáp có thể liên hệ trực tiếp đến Phòng khám Đông y Sơn Hà qua hotline 0989.116.118 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả nhất.
 

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>