0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Sụp mí mắt khi mang thai và những bệnh lý về mắt thai phụ cần lưu ý

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Phụ nữ trong quá trình mang thai, cơ thể xuất hiện nhiều thay đổi, sụp mí mắt khi mang thai là tình trạng rất phổ biến. Vậy nguyên nhân gây sụp mí  khi mang thai là gì? Và thai phụ cần lưu ý gì về các bệnh lý liên quan đến mắt? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm kiếm câu trả lời.
Xem nhanh

1. Những thay đổi về mắt khi mang thai không mang tính bệnh lý 

Các hormone sinh dục làm tăng giữ nước tại các tổ chức nhiều sợi collagen, tổ chức cơ. Thực chất, những biến đổi mô học này hoàn toàn không gây ra các bệnh lý cho mắt. Giác mạc gồm nhiều sợi collagen nên khi mang thai, độ cong của nó có thể thay đổi, gây ra các tật khúc xạ ở mắt (cận thị, loạn thị) từ tuần thứ 30 của thai kỳ.
 
1. Những thay đổi về mắt khi mang thai không mang tính bệnh lý 

Trên thực tế, có nhiều trường hợp sản phụ đến khám mắt vì những bệnh cần đeo kính mắt mà trước đó họ chưa hề gặp phải. Các chuyên gia khuyến cáo, các sản phụ nên tháo kính tiếp xúc khi mang thai, bởi sẽ gây cảm giác khá khó chịu khi đeo: do giác mạc phù nề, độ cong giác mạc thay đổi, khô mắt (thiếu nước mắt),...

Rối loạn điều tiết, thiểu năng quy tụ sẽ tạo cảm giác khó chịu nhất định cho thai phụ, một số trường hợp sẽ phải vật lý trị liệu cho mắt. Trong suốt quá trình mang thai, nhãn áp có xu hướng hạ. Phù mi, sụp mí do phù gian bào chiếm tỷ lệ 12% trong số các sản phụ. Một và trường hợp nặng cần can thiệp phẫu thuật nếu sau khi sinh tình trạng sụp mí vẫn tồn tại.

2. Những bệnh lý về mắt thai phụ cần lưu ý

Khi mang thai, nếu gặp phải các bệnh lý về mắt sau đây thì thai phụ cần lưu ý. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
 
2. Những bệnh lý về mắt thai phụ cần lưu ý

2.1 Mắt nhìn mờ khi mang thai 

Thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi về tâm lý, làn da, cân nặng,....Mắt nhìn mờ và không sáng rõ như trước là một trong những hiện tượng thường gặp, khiến thai phụ khó chịu.

Mắt nhìn mờ khi mang thai sẽ xuất hiện các dấu hiệu như cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và khô rát ở mắt. Thị lực giảm khiến mẹ bầu khó quan sát hình ảnh hoặc thấy lớp hạt bao phủ lên cảnh vật xung quanh. Một số trường hợp mẹ bầu có thể bị song thị (nhìn một hóa hai).

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mờ mắt khi mang thai là do nồng độ hormon trong cơ thể thay đổi khiến hoạt động tiết nước mắt bị giảm, khi đó mẹ bầu sẽ dễ bị khô mắt. Trong giai đoạn thai kỳ, sức đề kháng giảm sút, cơ thể dễ nhạy cảm khiến các tác nhân gây hại dễ dàng xâm nhập vào mắt. Ngoài ra, mắt tích tụ lượng lớn sắc tố gây nám mí mắt, cản trở tầm nhìn cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mờ mắt.

2.2 Bệnh lý võng mạc 

Tình trạng xuất huyết võng mạc có thể gặp phải khi các sản phụ ho mạnh, làm việc quá sức, táo bón, cúi đầu thái quá. Vùng trung tâm võng mạc bị xuất huyết sẽ gây suy giảm thị lực. Đa phần các dạng xuất huyết có khả năng tự tiêu biến mà không để lại biến chứng gì.

Khi chuyển dạ, làm việc với cường độ lớn có thể dẫn đến một vài tai biến về đáy mắt xuất hiện vùng hoàng điểm, xuất huyết dưới - trong - trước võng mạc gây mạnh, hầu hết các trường hợp này đều có thể phục hồi sau vài tuần.

Một biến chứng nữa về võng mạc là bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch. Hình ảnh lâm sàng cho thấy là bong thanh dịch đơn thuần, có thể kèm theo hiện tượng xuất tiết trắng.

Khi mắc bệnh này, các sản phụ không nên dùng thuốc đặc biệt là không nên lạm dụng thuốc nhỏ mắt. Trên thực tế, bệnh này có khả năng tự khỏi sau một vài tuần. Nếu bà bầu có cục u trên cơ thể, trên mắt thì khi mang thai u thường phát triển mạnh. 

Tăng áp lực nội sọ lành tính, một khái niệm khá mới mẻ, có thể xuất hiện trên phụ nữ có thai. Nó gắn kết chặt chẽ với một số bệnh lý thần kinh như: hội chứng giao thoa thị giác, viêm thị thần kinh nhãn cầu, liệt vận nhãn.

2.3 Mắt bị khô 

Thay đổi nội tiết tố và suy giảm nội tiết tố nam androgen là một trong những lý do khiến cho bà bầu bị khô mắt trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, khô mắt chỉ là tình trạng tạm thời sau quá quá trình sinh nở và cho con bú, nồng độ của những nội tiết tố này sẽ dần quay lại về trạng thái bình thường và mắt sẽ không còn bị khô.

Các bạn có thể lựa chọn thuốc nhỏ mắt an toàn cho mẹ bầu và thai nhi để giảm thiểu tình trạng khô mắt. Với các trường hợp khô mắt kèm theo các dấu hiệu mắt sưng đỏ thì cần sớm điều trị để tránh các bệnh lý về mắt nguy hiểm hơn.

2.4 Sưng mí mắt 

Sưng mí mắt - một trong những tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, do thay đổi hormone khi mang thai. Hiện tượng này có thể gây hạn chế tầm nhìn và khiến khả năng quan sát của bạn kém hơn. 

Tương tự như các dấu hiệu sưng phù ngón chân cái nguyên nhân khác khiến tình trạng mí mắt sưng là do chế độ ăn uống chưa phù hợp với mẹ bầu, chế độ ăn nhiều muối hoặc cafein, ít nước lọc. Do đó, bạn cần cân bằng thực đơn hàng ngày bằng nước lọc và rau xanh để cải thiện tình trạng sưng mí mắt.

Ngoài ra, nếu có tiền sử với bệnh tăng nhãn áp, tiểu đường hoặc huyết áp cao, bạn cần tìm đến sự tư vấn từ bác sĩ để kiểm tra và phòng ngừa các bệnh lý về mắt trong quá trình thai nghén.

3. Lý giải nguyên nhân sụp mí mắt khi mang thai 

Quá trình mang thai khiến cơ địa người mẹ thay đổi nhanh chóng: cân nặng tăng đột ngột, các chất dư thừa tích tụ trong quá trình mang thai dẫn đến tình trạng sưng phù tay chân, mặt và đặc biệt là mắt - một trong những thay đổi đáng kể ở phụ nữ khi mang thai bên cạnh da, phổi, tim, máu và nội tiết.

Một trong những vấn đề khó khăn nhất đối với chị em phụ nữ khi mang thai là tình trạng mất ngủ. Thêm vào đó, việc thay đổi nội tiết tố cùng với việc bào thai lớn lên mỗi ngày gây chèn ép lên hố chậu và khung xương.

Đồng thời, việc giãn mạch máu và tăng kích thước tử cung cũng tạo áp lực lên hệ thần kinh và cột sống. Điều này tạo tâm lý mệt mỏi, đẩy nhanh tiến trình lão hóa mắt. Dẫn tới tình trạng bọng mỡ, da dư trên mắt xuất hiện ngày một nhiều và gây nên tình trạng sụp mí mắt khi mang thai.

Sụp mí mắt khi đó là tình trạng vùng mi mắt trên có xu hướng sa xuống thấp, che lấp nếp mí, kèm theo bọng mỡ ở mí trên. Tình trạng này xảy ra do cơ mí mắt đã mất khả năng đàn hồi, độ đàn hồi vùng da mi mắt có khả năng đã bị lão hóa.

Xem thêm: Sụp mí mắt: Nguyên nhân - Tác hại và Phương pháp điều trị

4. Phụ nữ khi mang thai có nên điều trị sụp mí mắt?

Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của mỗi người, đặc biệt là phái nữ. Tuy nhiên, phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai không được khuyến khích điều trị sụp mí mắt, đặc biệt là điều trị sụp mí mắt bằng phẫu thuật. 

Phẫu thuật cắt mí hay nâng mí là phương pháp hiện đại, phổ biến nhất hiện nay trong điều trị sụp mí mắt. Nhưng, theo các chuyên gia cho biết trong quá trình mang thai, người phụ nữ phải đối diện với sự thay đổi lớn về nội tiết tố - lớn gấp 5 lần so với bình thường. Bởi thế, thực hiện phẫu thuật dù là tiểu phẫu cũng tạo áp lực về cả tâm lý lẫn cơ thể người phụ nữ. Chưa kể đến tình trạng máu khó lưu thông gây nguy hiểm cho cả thai nhi và mẹ bầu.

Điều trị sụp mí nên được thực hiện trong điều kiện sức khỏe ổn định nhất. Cụ thể, thời điểm nên thực hiện điều trị là ít nhất 6 tháng hoặc sau khi cai sữa. Tức là khi vết thương vùng mí đã lành, mọi trạng thái sức khỏe đều quay lại chế độ bình thường.

Thực tế, sụp mí mắt khi mang thai chỉ là tình trạng tạm thời, sau khi sinh con nếu vẫn còn tồn tại tình trạng sụp mí thì mới nên điều trị. Phương pháp điều trị sụp mí nên được lựa chọn là phương pháp Đông y. Các phương pháp phẫu thuật hiện đại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng, không chữa được tận gốc bệnh, nhất là đối với phụ nữ sau thời kỳ mang thai sức khỏe chưa ổn định thì các phương pháp can thiệp xâm lấn sẽ không đảm bảo an toàn.

Phương pháp Đông y với ưu điểm lành tính, điều trị tận gốc bệnh mà không cần phẫu thuật, an toàn - không gây biến chứng, xứng đáng phương pháp điều trị sụp mí được ưu tiên hàng đầu.
 
4. Phụ nữ khi mang thai có nên điều trị sụp mí mắt?

Hiện nay, Đông Y Sơn Hà là địa chỉ uy tín đã điều trị thành công hàng ngàn ca bệnh sụp mí mắt, mắt lác, song thị, giúp bệnh nhân lấy lại tự tin về cả vẻ ngoài và sức khỏe của đôi mắt.

Đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tại Đông Y Sơn Hà cùng nguồn dược liệu có nguồn gốc tự nhiên, an toàn chắc chắn sẽ giúp bạn hoàn toàn an tâm, tin tưởng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về sụp mí khi mang thai và những bệnh lý thai phụ cần lưu ý, hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích với các bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề sụp mí khi mang thai hoặc các bệnh lý về mắt khi mang thai, có thể liên hệ đến Đông Y Sơn Hà qua hotline: 0989116118 để được tư vấn và hỗ trợ ngay.

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>