Bật mí cách sắc thuốc Nam đúng cách không phải ai cũng biết
Tác giả: Phạm Thị Thu Hà
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Chữa bệnh bằng thuốc Nam theo Y học cổ truyền giờ đây đã dần được sử dụng rộng rãi hơn. So với thuốc Tây thì thuốc Nam an toàn hơn bởi được điều chế sạch từ các dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên và qua nhiều nghiên cứu cũng cho thấy thuốc Nam có hiệu quả không kém gì thuốc Tây.
Thuốc Nam có thể được chế biến theo nhiều phương pháp khác nhau, phương pháp điển hình là sắc thuốc. Tuy nhiên, phần lớn người lần đầu sử dụng thuốc Nam thì chưa biết cách sắc thuốc Nam và uống thuốc đúng cách. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu biết sắc thuốc sao cho đúng.
Thuốc Nam có thể được chế biến theo nhiều phương pháp khác nhau, phương pháp điển hình là sắc thuốc. Tuy nhiên, phần lớn người lần đầu sử dụng thuốc Nam thì chưa biết cách sắc thuốc Nam và uống thuốc đúng cách. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu biết sắc thuốc sao cho đúng.
Xem nhanh
1. Sắc thuốc là gì?
Sắc thuốc là một trong các phương pháp chế biến thuốc cổ truyền, phương pháp này là sử dụng nguyên liệu làm thuốc đã qua sơ chế để chế biến thành dạng thuốc chín (thuốc phiến). Phương pháp điều chế sẽ dựa trên nguyên lý của các học thuyết âm dương, tạng tượng, ngũ hành hoặc theo kinh nghiệm đã có.Theo đó, sắc thuốc sẽ là phương pháp chế biến thuốc trong Thủy hỏa hợp chế, thường dùng cho chiết xuất cao thuốc hoặc thuốc thang. Là phương pháp rất phổ biến và được lưu truyền rộng rãi ở nước ta.
Sắc thuốc là nấu thuốc nhiều lần, gom dịch nấu, gộp lại, cô đặc để sử dụng. Trong y học cổ truyền sử dụng 2 phương pháp sắc thuốc là Vũ Hỏa và Văn hỏa. Tương ứng, Văn hỏa: dùng lửa nhỏ nấu thuốc trong thời gian dài từ 1h - 4h, Vũ hỏa: sử dụng ngọn lửa lớn để dịch thuốc sôi mạnh, đồng thời đun trong thời gian 15 - 30 phút.
2. Bật mí cách sắc thuốc Nam đúng cách
Sắc thuốc nam đúng cách giúp cho thuốc có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Tham khảo ngay cách sắc thuốc Nam đúng cách ngay dưới đây.2.1 Ấm sắc thuốc
Thường sắc thuốc Nam sẽ khuyến khích nên sử dụng ấm có chất liệu bằng sứ hoặc bằng đất nung, không nên sử dụng ấm nhôm hay kim loại để sắc thuốc bởi các vị thuốc chứa nhiều hoạt chất hữu cơ có khả năng làm phân hủy kim loại đặc biệt là tanin sẽ làm biến đổi hoạt chất có trong thuốc, đôi khi sẽ chuyển hóa thành độc tính gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng thuốc.2.2 Nước sắc thuốc
Dùng nước sạch để sắc thuốc (dùng nước giếng, nước mưa hoặc nước máy). Lượng nước sắc thuốc phụ thuộc vào liều lượng số thuốc mà bạn cần sắc. Theo kinh nghiệm dân gian, nên đổ nước ngập thuốc khoảng 2 đốt ngón tay là hợp lý với lần đầu, những lần tiếp sẽ đổ bớt đi một chút so với lần trước đó liền kề.2.3 Thang thuốc để sắc
Thuốc thang được thầy thuốc bốc theo đúng liều lượng phù hợp với bệnh và cơ địa người bệnh, một số người dân sử dụng các thảo dược để phối trộn sắc uống, nên lưu ý trong thang thuốc phải đảm bảo được chất liệu của thảo dược. Cách nhanh nhất để kiểm tra chất lượng thuốc là quan sát, xem kỹ lưỡng có loại thảo dược nào bị biến dạng, ẩm mốc không. Nên bảo quản thang thuốc ở nơi thoáng mát khô ráo, tránh nơi ẩm thấp dễ gây mốc.2.4 Sắc thuốc Nam đúng cách
Lượng nước ngập mặt thuốc tầm khoảng 2cm. Nếu sử dụng ấm sắc thuốc có vòi thì nên dùng giấy gói thuốc lót xuống dưới mặt vung và nút vòi ấm để tránh thuốc sôi mạnh bị trào ra ngoài. Khi mới bắt đầu sắc sẽ để vũ hỏa (lửa to) cho ấm thuốc nóng mau và chóng sôi. Khi đã sôi thuốc thì tùy theo loại thuốc mà mình sử dụng để dùng 1 trong 2 cách thức sau:- Với thuốc cần sử dụng hơi khí để chữa các bệnh ở biểu, thanh nhiệt: vặn nhỏ lửa xuống mức vừa phải và đun sôi nhẹ trong khoảng 20 phút để giữ khi thuốc lâu và hòa chất thuốc. Cách thức này chỉ cần sắc thuốc trong một lần duy nhất.
- Với các loại thuốc cần dùng vị để điều trị các bệnh hư tổn: vặn lửa ở mức vừa và nhỏ để sôi âm trong vòng 1 giờ đồng hồ để hòa tan chất thuốc và lấy vị. Điều chỉnh lửa khéo léo sao cho thuốc luôn sôi nhưng không bị trào ra ngoài. Sau đó chắt lấy lần thuốc thứ nhất, rồi tiếp tục đổ nước ngập thuốc trong khoảng 1 cm và sắc thuốc như lần vừa xong, sau đó lại chắt nước lấy lần thuốc đã sắc thứ hai.
Với các thuốc cho vào sau như thuốc phương hương (có tinh dầu, thơm), khi sắp sắc xong mới cho thuốc vào, các vị thuốc nhục quế, sa nhân, đậu khấu, bạc hà thì sau khi bắc ra được 4-5 phút rồi cho vào. Các vị thuốc quý như nhân sâm cần thái lát, chưng cách thủy thật nhừ, chắt nước sâm hòa với nước thuốc uống, phần bã sâm có thể dùng ăn trực tiếp.
Một số vị thuốc như quy giao, a giao, lộc giác giao,... sau khi sắc thuốc xong, chắt lấy nước thuốc, cho cao vào, giữ nhiệt độ để cao có thể hòa tan hoàn toàn trong thuốc. Riêng với loại thuốc bột như hoạt thạch tán mịn thì nên cho vào vải để sắc, tránh khi chắt nước thuốc bột sẽ bị lẫn vào nước thuốc sắc và khi uống sẽ vướng ở cổ họng.
Khi sắc thuốc bằng các loại bếp cần, luôn có mặt để điều chỉnh ngọn lửa cho phù hợp, hoặc điều chỉnh nắp vung nồi cho phù hợp để thuốc không bị sôi mạnh quá và trào ra bên ngoài. Không để thuốc quá cạn hoặc cháy. Nếu thuốc bị cạn, trào hết và cháy thì nên cho thêm một lượng nước vừa đủ để chất thuốc có thể hòa tan tốt, không cho thêm thuốc vào khi sắc trước hoặc sau khi sắc thuốc,..
Sắc thuốc Nam đúng cách sẽ góp phần tăng hiệu quả chữa bệnh của thuốc, cùng với đó là giảm thiểu được các tác dụng phụ của thuốc khi uống.
3. Uống thuốc Nam đúng cách
Dạ dày có khả năng chứa tối đa 1,5 lít. Cân bằng lượng thức ăn hợp lý sao cho khi thuốc uống vào vừa đủ. Người lớn thường uống một bát thuốc với khoảng 250ml/lần (dân gian thường nói 3 bát thuốc sắc còn 1). Trẻ em thì sẽ điều chỉnh liều lượng ít hơn so với người lớn cụ thể là bằng ½ hoặc ⅓. Nếu khi uống mà bị các tác dụng phụ như tiêu chảy hay nôn mửa thì cần giảm liều để dạ dày có thể hấp thu thuốc tốt.Về thời gian uống thuốc, với các trường hợp bị bệnh cấp tính nên dùng thuốc khi cần, còn các loại bệnh mãn tính nên uống trước bữa ăn một giờ đồng hồ. Nếu là thuốc có chứa dược liệu có khả năng gây kích thích niêm mạc dạ dày, ruột thì nên uống sau ăn để giảm kích thích, còn đối với các loại thuốc an thần chữa mất ngủ, nên dùng thuốc trước khi ngủ; còn nếu là thuốc sốt rét thì nên uống trước cơn sốt khoảng tầm 2 giờ.
Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm cổ truyền: bệnh ở thượng tiêu (từ ngực lên đầu) thì ăn rồi uống thuốc; bệnh ở các cơ quan vùng bụng trên (trung tiêu), hạ tiêu (các cơ quan vùng bụng phía dưới, chi dưới) thì sử dụng thuốc trước khi ăn; bệnh ở phần kinh mạch tứ chi thì uống thuốc vào sớm buổi sáng trước khi ăn, bệnh ở xương tủy thì dùng thuốc sau khi ăn no vào buổi tối.
Uống thuốc khi còn nóng hay nên uống thuốc lúc nguội hẳn: điều này cũng tùy thuộc vào trạng thái của bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích uống thuốc khi vẫn còn ấm. Nếu bị bệnh nhiệt, cần sử dụng thuốc có tính hàn, song cũng uống lúc ấm để dạ dày dễ hấp thu thuốc vì nếu dùng thuốc nguội sẽ dễ tác động đến dạ dày gây buồn nôn.
Nhiều trường hợp uống thuốc Nam sẽ cảm thấy dễ chịu, các triệu chứng của bệnh dần thuyên giảm, không gặp các tác dụng phụ. Tuy nhiên, có một vài trường hợp sau khi uống thuốc Nam sẽ gặp một vài tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, uống xong bị lợm giọng như có cặn cản họng mồ hôi vã không ngừng (cảm lạnh),...
Với những triệu chứng như tác dụng phụ từ thuốc như thế bệnh nhân cần báo lại với thầy thuốc để đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng (có thể dùng thuốc, cắt giảm liều hoặc thay đổi một số vị thuốc).
Bài viết trên đây dựa trên những kinh nghiệm dân gian lưu truyền cùng với đó là những nguyên tắc khoa học đáng chú ý. Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho các bạn những kiến thức hữu ích trong quá trình sử dụng đông y để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và những người thương yêu xung quanh.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe, liên hệ ngay với Đông Y Sơn Hà để được các lương y dày dặn kinh nghiệm chẩn bệnh và đưa ra phương pháp điều trị tối ưu nhất.
Thông tin tác giả
Phạm Thị Thu Hà
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...