Cây cứt lợn: Vị thuốc quý điều trị viêm xoang và những tác dụng không ngờ
Tác giả: Phạm Thị Thu Hà
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Chắc hẳn là không có quá nhiều người biết đến tác dụng của cây cứt lợn là điều trị viêm xoang cực hiệu quả. Cây cứt lợn mọc khá nhiều ở các vùng thôn quê, chính vì nó không phải là một loại dược liệu quý hiếm khó tìm nên nhiều chuyên gia nghiên cứu đã nghi ngờ về những tác dụng thật sự của cây cứt lợn. Theo dõi bài viết dưới đây để biết công dụng tuyệt vời của cây cứt lợn được đông y sử dụng để điều trị viêm xoang.
Xem nhanh
1. Cây cứt lợn là gì?
Được biết cây cứt lợn còn được dân gian truyền miệng bằng khá nhiều tên gọi khác như: Hoa ngũ sắc, Cây Cỏ hôi, Cây Bù xít, Thắng hồng kế,....Cách gọi khoa học của cây cứt lợn là Ageratum conyzoides L, thuộc họ Cúc (Asteraceae)1.1 Đặc điểm của cây cứt lợn
Theo các nhà thực vật học, cây cứt lợn là loại cỏ mọc dại khắp nơi trên cả nước, nó có khả năng thích nghi với mọi loại đất đai từ đồng ruộng, ven đường, các khu đất trống và cả vườn nhà. Bạn có thể tìm ra nó ở bất cứ nơi đâu.Cây cứt lợn mọc quanh năm nên có thể thu hái bất kỳ khi nào. Những cây trưởng thành được nhổ về, nhặt sạch các lá sâu bệnh, héo úa và cắt bỏ phần rễ. Tiếp đó, được sơ chế rửa sạch bằng nhiều lần nước để loại bỏ thật sạch lớp cát bụi dính vào cây. Có thể được sử dụng sau khi phơi khô hoặc dùng tươi luôn.
Khi dùng tươi, cần khử trùng bằng cách ngâm với nước muối pha loãng. Với trường hợp dùng khô, cần băm nhỏ cây cứt lợn thành từng khúc có độ dài khoảng 2cm trước khi đem sấy khô hoặc phơi.
1.2 Các loại cây hoa cứt lợn
Cây cứt lợn là dạng cây thân mềm, mọc thẳng đứng, có chiều cao trung bình khoảng 30cm. Toàn thân có màu xanh lá cây hoặc màu tím, bên ngoài được phủ một lớp lông ngắn màu trắng.Lá cây lá hình tròn dạng trứng, mọc đối xứng có cuống nắng và có một đầu ngọn. Kích thước mỗi lá khoảng 2cm-6cm và 1-3cm (bề ngang). Hai bên mép lá có hình răng cưa tròn. Mặt trên và dưới là đều có lông ngắn. Lá có màu xanh và có mùi hắc.
Hoa cứt lợn mọc theo chùm ở đầu ngọn, màu trắng, tím hoặc tím xanh. Mỗi bông có cánh nhỏ liti. Dựa theo màu sắc mà có thể được phân chia thành 2 loại: Cây Hoa cứt lợn tím và Cây Hoa cứt lợn trắng với quả bé, màu đen, có 3-5 sóng dọc.
Toàn bộ thân cây trừ rễ đều được sử dụng để điều chế thuốc, có thể dùng dưới dạng cây tươi hoặc khô. Dùng để điều trị viêm xoang (tác dụng lớn nhất của cây cứt lợn) thì người ta thường dùng ở dạng cây tươi, rất ít khi sử dụng cây khô.
1. 3 Cách bảo quản
Với cây tươi thường được dùng ngay để tận dụng hết dược tính có trong cây. Còn đối với loại khô thì bảo quản bằng cách cho vào túi, bao bì (nên dùng loại hút chân không), để nơi khô ráo, thoáng mát, không nên để ở nơi ẩm ướt, nếu sử dụng lâu dài thì thỉnh thoảng nên mang ra phơi nắng để thuốc không bị hư hỏng hay ẩm mốc.2. Tác dụng của hoa cứt lợn
Được biết, cây hoa cứt lợn có công dụng chính là chỉ huyết, tiêu viêm. Chủ trị rong huyết, chảy máu cam, viêm mũi, băng huyết, viêm xoang mũi dị ứng và chảy máu chân răng. Một số loại bệnh điển hình được chữa trị hiệu quả bằng cây cứt lợn như phong thấp, đau khớp, đa kinh. Ngoài ra, có thể sử dụng cây cứt lợn để gội đầu hay tắm ghẻ.Với ngành y tế thế giới, chiết xuất từ cây cứt lợn được sử dụng vô cùng rộng rãi. Tại Brazil, khi truyền dịch các bác sĩ sẽ sử dụng thân lá hay toàn bộ thân cây để điều trị cho những cơn sốt, cảm lạnh, đau bụng, tiêu chảy, co thắt, dùng giống như một loại thuốc bổ.
Cây cứt lợn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao khi dừng trong điều trị viêm và phục hồi vết thương. Ở một số quốc gia như Mỹ Latinh, nó cực kỳ thông dụng. Ở Châu phi, nó rất hay được dùng để chữa trị bệnh viêm phổi, đau đầu, đau bụng, chữa sốt và thấp khớp.
3. Cây cứt lợn có chữa viêm xoang được không?
Theo Đông Y, hoa cứt lợn có tính mát, vị đặc thù là vị cay hơi đắng nên có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm và cầm máu. Bởi thế nên trong đông y thường dùng cây cứt lợn để chữa viêm họng, viêm đường hô hấp, viêm xoang, sỏi thận, đau bụng và viêm dạ dày. Bên cạnh đó, nó được sử dụng hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày và ung thư cổ tử cung, trị viêm khớp và ghẻ.Theo nhiều nghiên cứu, thoàn cây cứt lợn có tác dụng kháng viêm rõ rệt trong giai đoạn cấp tính, chống dị ứng (nhờ kháng histamin), ức chế miễn dịch, kháng một số chủng vi khuẩn phổ biến cầm máu, tăng tiết dịch giúp làm loãng dịch mũi. Đặc biệt, khi tiếp xúc với dịch cây cứt lợn trong 7 ngày sẽ không làm tổn thương da và niêm mạc.
Năm 1973, tại bệnh viện Phú Thọ, người ta dùng cây cứt lợn để chữa viêm xoang dị ứng và đã có được hiệu quả rất khả quan. Khoa tai mũi họng của bệnh viện Việt Nam - Cu Ba và phòng khám tai mũi họng bệnh viện Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã áp dụng các chế phẩm của cây cứt lợn để phục vụ cho trị liệu các chứng bệnh viêm mũi xoang và cho ra kết quả như sau:
- Có kết quả tốt trong điều trị viêm xoang dị ứng và viêm xoang mạn tính. Tác dụng lâu dài giảm viêm, giảm tiết dịch, giảm ngạt mũi, giảm hắt hơi, sổ mũi và nhức đầu. Có thể sử dụng những chế phẩm này để thay thế cho thuốc cortisol.
- Không có hiệu quả tốt với viêm xoang có mủ đặc và viêm mũi. Chỉ gây xót trong thời gian rất ngắn ngay sau khi nhỏ chế phẩm vào mũi, ngoài ra thì không gây ra tác dụng phụ cho cơ thể.
4. Cây cứt lợn và những tác dụng điều trị bệnh
Với nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời, nhiều người đã tìm đến loại thảo dược này để điều trị bệnh. Tuy nhiên cách sử dụng hiệu quả thì không phải ai cũng biết, cùng tham khảo một số bài thuốc đông y chữa bệnh hiệu quả có thành phần từ cây cứt lợn:4.1 Chữa bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang
Cây cứt lợn có nhiều tác dụng không ngờ giúp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang hiệu quả. Các cách điều trị viêm xoang mà bạn có thể áp dụng như sau:- Cách 1: Giã lá cây cứt lợn, sử dụng bông thấm nước nhét vào 2 bên lỗ mũi bị bệnh.
- Cách 2: Xông mũi bằng cây cứt lợn, sử dụng 15-30g cành cùng với lá khô của cây cứt lợn sắc với 500ml nước, xông mũi trực tiếp khi thuốc đang bốc hơi mạnh (xông khoảng 20’ hoặc đến khi nước nguội)
- Cách 3: Thang thuốc giảm các triệu chứng viêm xoang, viêm mũi dị ứng được kết hợp từ cây cứt lợn với 30g, ké đầu ngựa với 12g, cam thảo đất 16g và kim ngân hoa với 20g. Sắc thuốc uống với 3 liều/ngày.
- Cách 4: Bài thuốc xông mũi kết hợp từ 100g cây cứt lợn với long não 50g và lá chanh 10g. Sử dụng các vị thuốc thuốc trên ở dạng tươi, đem sắc với 300ml nước, sắc cho đến khi nước thuốc chỉ còn khoảng 100ml. Dùng xông mũi với 3 liều /ngày và sử dụng liên tục trong 10 ngày.
4.2 Chữa mụn nhọt độc gây sưng đau
Sử dụng một nắm cây cứt lợn (chỉ dùng mỗi thân, lá và hoa), rửa sạch và khử trùng bằng nước muối, thái nhỏ. Trộn với cơm kèm một thìa nhỏ muối, giã nát dùng đắp trực tiếp lên khu vực có nhọt độc. Sử dụng gạc băng cố định lại, thay thuốc 2 lần/ngày.4.3 Điều trị xuất huyết do ngoại thương
Sử dụng một nắm cây cứt lợn (không dùng rễ cây) rửa sạch và ngâm trong nước muối để khử trùng. Giã nát rồi đắp lên khu vực bị tổn thương 2 lần/ngày.4.4 Chữa đau nhức, sưng viêm do giãn gân hoặc sái khớp
Dùng một nắm cây cứt lợn rửa nhiều lần với nước sạch rồi đem đi phơi khô. Khi sử dụng thì chia nhỏ theo từng nắm, mỗi lần dùng một nắm đem đi đốt cháy rồi đưa tối gần khu vực đau để hun khói.4.5 Điều trị viêm họng
Để điều trị bệnh viêm họng thì ngoài cây cứt lợn còn cần kết hợp thêm một vài loại thảo dược khác là cam thảo đất, kim ngân hoa và lá giẻ quạt. Sắc uống với 300ml nước chia làm 2 lần uống trong ngày.Cây cứt lợn - một loài cỏ dại có thể dễ dàng thấy ở bất cứ đâu, không có màu sắc hay hương thơm đặc biệt nhưng nó lại có quá nhiều những công dụng tuyệt vời để chữa bệnh trong đông y đúng không? Hy vọng với những chia sẻ bên trên các bạn có thể hiểu thêm về những công dụng hữu ích của loài cây cứt lợn. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe, hãy liên hệ ngay với Đông Y Sơn Hà để được tư vấn, hỗ trợ điều trị bệnh sớm, hiệu quả nhất ngay.
Thông tin tác giả
Phạm Thị Thu Hà
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...