0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Đau bao tử cần phải làm gì? Lưu ý chế độ ăn cho người đau bao tử

Tác giả:
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Nhịp sống hiện đại kéo theo những áp lực công việc, nhiều người đã chủ quan trong việc xây dựng chế độ ăn uống và chăm sóc sức khỏe. Những năm gần đây, số lượng người gặp các vấn đề về hệ tiêu hoá ngày càng gia tăng. Trong đó, đau bao tử là nỗi ám ảnh của nhiều người. Đau bao tử không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt, mà còn là mối nguy hại đe doạ sức khoẻ cơ thể. Vậy bị đau bao tử cần phải làm gì?
Xem nhanh

1. Đau bao tử là gì? Vị trí đau

Đau bao tử hay đau dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc do rối loạn vận động dạ dày và tăng tiết axit dịch vị dạ dày. Khi đó, gây ra các cơn đau âm ỉ, nóng rát vùng thượng vị, tuy vậy cảm giác này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Trong một số trường hợp, cơn đau bao tử kéo dài và dữ dội là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
 
Đau bao tử là gì? Vị trí đau

Đau bao tử là đau ở đâu? Nhiều người lầm tưởng đau bao tử chỉ đau tại vị trí vùng thượng vị. Nhưng thực tế, ổ bụng có nhiều cơ quan, đau vùng bụng có thể xuất phát từ các cơ quan: ruột non và ruột già, túi mật, gan, tâm vị (phần cuối thực quản), tuyến tụy và cơ quan của hệ tiêu hoá - dạ dày….

Khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương có thể gây ra cơn đau bụng ở nhiều vị trí khác nhau. Vùng thượng vị là vị trí thường gặp nhất. Bệnh nhân sẽ gặp phải các cơn đau âm ỉ, bụng bị căng tức. Một số trường hợp cơn đau lan truyền đến vùng ngực và vùng sau lưng.

Ngoài đau bụng vùng thượng vị, một số trường hợp đau bụng trên bên trái, đau khi bụng đói. Cơn đau thường kéo dài từng cơn, âm ỉ và rất khó chịu. Nếu cơn đau dữ dội, kéo dài trong một khoảng thời gian và kèm theo các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, ợ chua,....cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Xem thêm: Trào ngược dạ dày thực quản nguy hiểm như thế nào? Cách xử lý

2. Nguyên nhân gây đau bao tử

Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau bao tử điển hình:
 
 Nguyên nhân gây đau bao tử

2.1 Nhiễm khuẩn HP

Nhiễm khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một trong những nguyên nhân điển hình gây đau bao tử. Theo thống kê, tỷ lệ người Việt bị đau bao tử do nhiễm khuẩn HP chiếm đến 70% dân số, trên thế giới tỷ lệ này khoảng 60%.

HP là loại vi khuẩn dạ dày, khi dạ dày bị tổn thương sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn HP phát triển và tấn công làm tổn thương sâu vùng niêm mạc dạ dày.

2.2 Stress kéo dài

Căng thẳng kéo dài khiến cho bao tử bị co thắt dẫn đến kích thích quá hoạt động của ruột gây đau bao tử. Vì vậy, việc giữ tâm lý thoải mái giúp phục hồi nhanh hơn trong quá trình chữa đau bao tử.

2.3 Lạm dụng đồ uống chứa chất kích thích

Các chất kích thích như bia, rượu đều làm tổn thương niêm mạc dạ dày, lạm dụng quá nhiều trong thời gian dài sẽ gây đau bao tử.

2.4 Hút thuốc lá

Hút thuốc lá thường xuyên ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Hút thuốc lá gây đau bao tử do kích thích bài tiết Pepsin và HCl, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng niêm mạc dạ dày bị bào mòn. 

2.5 Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề về đường tiêu hoá. Sử dụng đồ ăn nhanh thường xuyên, ăn uống không điều độ là nguy cơ dẫn đến đau bao tử.

3. Đau bao tử - Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về dạ dày

Đau bao tử có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về dạ dày nguy hiểm như:
 
Đau bao tử - Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về dạ dày

3.1 Chảy máu dạ dày

Chảy máu dạ dày gây đau bao tử nặng, với các biểu hiện đau bụng dữ dội, nôn ra máu, đi ngoài ra máu. Tình trạng này là do dạ dày bị viêm lâu ngày, lớp niêm mạc bị tổn thương nghiêm trọng và mất dần chức năng bảo vệ gây chảy máu trong dạ dày.

3.2 Thủng dạ dày

Đây là tình trạng tổn thương dạ dày cực kỳ nguy hiểm, gây ra những cơ đau bao tử vô cùng dữ dội, kèm theo biểu hiện nôn ra máu. Lúc này, dạ dày bị viêm loét và thủng, cần được nhập viện ngay lập tức để tiến hành phẫu thuật.

3.3 Viêm dạ dày cấp tính

Lớp niêm mạc dạ dày bị viêm cấp tính làm xuất hiện các cơn đau bao tử dữ dội và kéo dài trong vài ngày. Bệnh có thể tiến triển thành mạn tính nếu không được trị dứt điểm ngay lần đầu phát hiện.

3.4 Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm dạ dày khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, vi khuẩn dễ dàng tấn công gây loét niêm mạc dạ dày và phần cuống đầu ruột non.

3.5 Ung thư dạ dày 

Ung thư dạ dày diễn biến âm ỉ, những giai đoạn đầu không có triệu chứng bất thường. Khi phát hiện với các triệu chứng đau bao tử nặng như khó ăn, sụt cân, nôn ra máu, đi ngoài phân đen,...thì đã ở giai đoạn nặng có khả năng gây tử vong.

Là một bệnh đường tiêu hóa nên chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sự tiến triển của bệnh. Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đúng cách sẽ ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ biến chứng của viêm dạ dày.

4. Bài thảo dược dân gian giúp giảm đau bao tử cấp tốc

Chữa đau bao tử bằng các bài thuốc nam mang đến nhiều hiệu quả nổi trội hơn so với việc dùng các phương pháp Tây y. Các  bài thuốc nam có nguồn gốc từ các loại thảo dược thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài.
 
Bài thảo dược dân gian giúp giảm đau bao tử cấp tốc

4.1 Giảm đau bao tử bằng nghệ và mật ong

Từ xưa, nghệ đã góp mặt trong nhiều bài thuốc dân gian , trong đó nghệ mật ong là một trong những bài thuốc chữa đau bao tử hiệu quả nhất. Thành phần curcumin có trong nghệ có khả năng kháng viêm kháng khuẩn cực tốt, đồng thời phục hồi nhanh chóng những tổn thương trong dạ dày.

Kết hợp mật ong và bột nghệ để uống hoặc se nghệ mật ong thành các viên nhỏ và dùng hàng ngày. Bài thuốc này đòi hỏi phải kiên trì, sử dụng đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất. Đau dạ dày ở mức độ nhẹ thì cần uống nghệ mật ong mỗi ngày 3 lần, dùng trong khoảng 10 ngày sẽ khỏi. Với trường hợp đau dạ dày nặng, cần dùng nghệ mật ong liên tục trong khoảng 40 ngày để thấy rõ hiệu quả.

4.2 Giảm đau bao tử bằng gừng

Củ gừng có công dụng tuyệt vời trong trị chứng đau bao tử. Loại thực phẩm này có khả năng kháng viêm, kích thích tiêu hoá, giảm đầy bụng khó tiêu, ức chế hoạt động co thắt của cơ trơn ở ruột, nhờ đó làm dịu cơn đau dạ dày.

Bên cạnh đó, gừng có khả năng giảm lượng axit dư thừa ở dạ dày và tăng cường máu nuôi dưỡng, phục hồi tổn thương tại niêm mạc ruột. 

Có thể thêm gừng khi chế biến thức ăn hoặc làm trà gừng để trị đau bao tử. Tuy đây là bài thuốc dân gian an toàn, nhưng chỉ nên sử dụng ở liều lượng vừa phải để tránh những phản ứng phụ như đầy hơi, ợ chua, khó tiêu.

4.3 Giảm đau bao tử bằng đậu rồng

Đậu rồng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa các thành phần có lợi cho sự hoạt động của dạ dày như protit, lipit, gluxit, chất xơ và men tiêu hoá.
Có thể chế biến đậu rồng thành các món ăn dinh dưỡng hàng ngày hoặc đem hạt đậu rồng tán thành bột pha với nước uống mỗi ngày để trị đau bao tử.

Xem thêm: Gợi ý 7 bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày bằng thảo dược hiệu quả nhất

5. Lưu ý chế độ ăn cho người bị đau bao tử

Chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp giúp cải thiện tình trạng đau bao tử và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Sau đây là một số lưu ý cho người đau bao tử trong chế độ ăn:
 
 Lưu ý chế độ ăn cho người bị đau bao tử
  • Người bị đau bao tử nên ăn chậm, nhai kỹ.
  • Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như sữa chua, cháo,..
  • Ăn các thực phẩm có khả năng bảo vệ và phục hồi niêm mạc dạ dày như khoai, bánh mỳ, bánh quy,...
  • Các loại thực phẩm giúp giảm dịch vị dạ dày nên ăn như: bí ngô, bắp cải, đậu,...
  • Các thực phẩm trung hoà axit dịch vị giúp làm dịu cơn đau bao tử như: củ cải, sữa, trứng, cá, tôm,..
  • Nên sử dụng các loại đồ uống có tính mát như các loại sữa, nước lọc và trà thảo dược,...
  • Hạn chế các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn nhanh, món ăn lạnh tránh những tác động xấu lên dạ dày.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ hoặc sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn.

Xem thêm: Bệnh đau dạ dày nên ăn gì? Những thực phẩm người đau dạ dày cần tránh

Hy vọng những thông tin bài viết chia sẻ sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích để phòng ngừa và kiểm soát tình trạng đau bao tử. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Đông Y Sơn Hà qua hotline 0989.116.118 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Tags

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>