Trào ngược dạ dày thực quản nguy hiểm như thế nào? Cách xử lý
Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Trào ngược dạ dày thực quản là vấn đề hàng đầu về tiêu hoá gây nhiều khó chịu và phiền toái. Do diễn tiến âm ỉ và kéo dài, do đó mà nhiều người có tâm lý chủ quan, đánh giá sai về tính chất. Trào ngược dạ dày thực quản nếu không được xử lý kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm về chức năng hô hấp, hẹp thực quản,...Vậy, khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày thực quản bằng cách nào? Cùng Đông Y Sơn Hà tìm hiểu ngay.
Xem nhanh
1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản hay trào ngược axit dạ dày, là một trong những vấn đề về đường tiêu hoá phổ biến tại Việt Nam. Ở người bình thường, sau khi thức ăn xuống đến thực quản, các cơ thắt thực quản giãn ra để thức ăn cùng các chất lỏng đi vào dạ dày sau đó tự động đóng kín lại để thức ăn và dịch vị không trào ngược trở lại. Nhưng ở người bị trào ngược dạ dày sẽ gặp tình trạng, axit ở dạ dày trào ngược lên phần thực quản, khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị kích thích, gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản,...2. Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản
Các chuyên gia cho biết, trào ngược dạ dày thực quản do hai nguyên nhân trực tiếp là: sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự dư thừa axit (hoặc do dạ dày bị quá tải).2.1 Nguyên nhân từ cơ quan thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là do có sự ảnh hưởng từ cơ thắt dưới thực quản. Cơ thắt dưới thực quản hoạt động theo một tiến trình nhất định, khi có thức ăn xuống thực quản, các cơ thắt sẽ mở ra và tự động đóng lại ngăn không cho các loại dịch dạ dày trào lên.Khi các cơ thắt dưới thực quản gặp vấn đề, sự tác động của dịch vị lên thực quản sẽ bị giảm do axit dạ dày trung hoà với dịch vị, nước bọt gây ra tình trạng axit dạ dày trào ngược lại thực quản.
Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày có thể xảy ra do hiện tượng thoát vị hoành. Chắc hẳn các bạn đều biết, phần ổ bụng và phần ngực được ngăn tách bởi hệ thống cơ hoành. Khi cơ hoành co lại sẽ kích thích sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản để ngăn cản trào ngược dạ dày thực quản. Khi cơ hoành bị thoát vị, một phần dạ dày sẽ tạo áp lực lên cơ hoành. Do cơ thắt dưới thực quản và cơ hoành không ở cùng một vị trí, không có sự đồng bộ trong hoạt động nên dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày.
2.2 Nguyên nhân do có sự bất thường ở dạ dày
Nguyên nhân nào từ dạ dày dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày?Trước hết, do quá trình tiêu hoá thức ăn gặp vấn đề, khiến cho thức ăn bị ứa đọng lại trong dạ dày. Khi đó, thức ăn cùng dịch vị khó lưu thông xuống ruột và gây áp lực lên dạ dày gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Các vấn đề liên quan đến dạ dày như: viêm loét dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày, đau dạ dày,...
Bên cạnh đó, trường hợp ổ bụng chịu tác động như ho dai dẳng, chịu áp lực lớn do gập bụng hay hắt hơi cũng có thể là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản.
2.3 Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày như:- Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc huyết áp hoặc một số loại thuốc như: glucagon, cholecystokinine, aspirin,...có thể gây ra tác dụng phụ trào ngược dạ dày thực quản.
- Do béo phì: Trọng lượng cơ thể gây áp lực lên vùng bụng, kích thích trực tiếp lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực suy yếu. Do vậy, axit dạ dày và các chất dễ trào ngược hơn.
- Căng thẳng mệt mỏi: Stress kéo dài làm tăng tiết cortisol, gia tăng lượng axit trong dạ dày, tăng cường trương lực co bóp dạ dày và kích thích dịch vị trào ngược lên thực quản. Căng thẳng mệt mỏi có thể gây rối loạn nhu động thực quản khiến cho cơ thắt thực quản trở nên nhạy cảm. Khi đó, việc giãn mở cơ xảy ra thường xuyên gây trào ngược dạ dày thực quản.
- Các vấn đề khác: Một số bệnh lý có thể gây nên tình trạng trào ngược dạ dày thực quản như: yếu cơ vòng thực quản, hệ thần kinh phó giao cảm thực quản bị tổn thương, nhiễm trùng thực quản gây xơ,...
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học: Ăn quá no, ăn đêm thường xuyên, ăn nhiều các loại thực phẩm có tính axit (như cam, quýt hay chanh) khi đói, ăn đồ ăn nhanh, các loại đồ uống chứa chất kích thích (cafe, thuốc lá),....tạo áp lực cho trương lực cơ thắt thực quản dưới. Khiến cho cơ bị suy yếu, gây trào ngược dạ dày.
Xem thêm: Hiểu rõ về viêm dạ dày - tá tràng: Nguyên nhân và cách khắc phục
3. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
Dưới đây là một số triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản thường gặp:- Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: Đây là triệu chứng điển hình nhất khi bị trào ngược dạ dày. Ợ hơi thường gặp khi đói. Ợ nóng thường xảy ra khi ăn no, người bị ợ nóng sẽ cảm thấy nóng rát từ vùng ổ bụng lan hướng đến cổ. Với trường hợp ợ chua, thường xảy ra vào mỗi buổi sáng sẽ có cảm giác ợ lên kèm theo vị chua trong miệng. Nhìn chung, ợ hơi, ợ nóng và ợ chua thường đi kèm với nhau, xảy ra khi có cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
- Buồn nôn: Triệu chứng này thường xuất hiện khi ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn. Đặc biệt, nguy cơ tăng khả năng buồn nôn khi ốm nghén, say xe,...
- Đau vùng thượng vị: Cảm giác đau tức vùng ngực do sự kích thích từ các sợi dây thần kinh đi qua vùng ngực. Axit trào ngược lên, tạo áp lực vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản gây ra cảm giác đau vùng ngực.
- Khó nuốt, ăn không ngon: Dịch vị dạ dày trào ngược lên kèm theo dịch mật, gây cảm giác đắng miệng. Đồng thời, axit dạ dày trào lên với tần suất lớn có thể gây sưng tấy niêm mạc thực quản, gây khó khăn trong việc nuốt thức ăn. Dẫn đến tình trạng chán ăn, sụt cân,...
- Ho, viêm họng, khàn giọng: Hiện tượng này xảy ra do dây thanh quản khi tiếp xúc với axit dạ dày gây sưng tấy dẫn đến hiện tượng khàn tiếng, khó nói, lâu dần chuyển thành ho.
4. Trào ngược dạ dày nguy hiểm như thế nào?
Trào ngược dạ dày nếu không được sớm xử lý có thể để lại những biến chứng nguy hiểm:- Viêm loét thực quản: Các vết loét gây đau, chảy máu
- Thực quản Barrett: Trào ngược dạ dày gây tổn thương đến lớp lót của thực quản, khi đó xảy ra hiện tượng mô vảy dưới thực quản chuyển biến thành mô dạng cột với các thế bào tương tự ở ruột (dị dản ruột). Các tế bào bị biến đổi tiềm ẩn nguy cơ hình thành tế bào ung thư.
- Ung thư thực quản: Một trong những yếu tố tăng nguy cơ ung thư thực quản là thực quản Barrett. Có hai loại ung thư thực quản điển hình là: ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến.
- Hẹp và sẹo thực quản: trào ngược dạ dày gây tổn thương đến vùng niêm mạc thực quản. Khi các tổn thương lành lại sẽ hình thành sẹo và gây hẹp thực quản, làm tắc nghẽn quá trình lưu thông thức ăn.
- Ngoài ra còn dẫn đến tình trạng viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa,....nguy hiểm hơn là hen suyễn, xơ phổi.
5. Mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản
Theo dõi các mẹo chữa ngược dạ dày thực quản dưới đây để hạn chế những biến chứng nguy hiểm:5.1 Mật ong - Chữa lành các tổn thương thực quản
Các nghiên cứu đã chỉ ra, mật ong có tác dụng thúc đẩy dạ dày tiết chất nhầy, bảo vệ niêm mạc dạ dày và phục hồi các vết loét dạ dày, tổn thương thực quản.5.2 Gừng - Hỗ trợ hệ tiêu hoá
Sử dụng củ gừng để làm giảm các triệu chứng buồn nôn ở người trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, gừng cũng giúp tăng cường hệ tiêu hoá. Tuy nhiên, các trường hợp rối loạn chảy máu không nên sử dụng gừng bởi nó có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.Xem thêm: Gợi ý 7 bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày bằng thảo dược hiệu quả nhất
5.3 Các loại thực phẩm không nên ăn
Người bị trào ngược dạ dày thực cảm cần đặc biệt chú ý với đồ ăn. Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn sau đây:- Thực phẩm cay nóng: tỏi, tiêu, ớt,...
- Thực phẩm chua (có tính axit cao): canh chua, cam, quýt, bưởi,...
- Thực phẩm khó tiêu như: đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán,..
- Rau củ sống: hành tây,..
Xem thêm: Bệnh đau dạ dày nên ăn gì? Những thực phẩm người đau dạ dày cần tránh
5.4 Các chất kích thích gây hại cần tránh
Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể kích thích sản xuất axit dạ dày hoặc giảm khả năng ngăn axit chảy xuống cơ vòng thực quản dưới.- Rượu bia
- Cà phê
- Cà chua
- Các thực phẩm giàu chất béo: các loại thịt có mỡ và da của gia cầm, phô mai, bơ, sữa nguyên kem,..
5.5 Gối cao đầu khi ngủ
Trào ngược dạ dày thực quản không chỉ xảy ra sau bữa ăn mà kể cả khi ngủ. Bạn có thể giải khả năng trào ngược dạ dày khi ngủ bằng cách gối cao đầu khi ngủ. Ngoài ra, nên ngủ ở tư thế nằm thẳng hoặc nghiêng sang trái, tránh nghiêng sang phải khiến cơn co thắt thực quản dưới bị đè ép làm rò rỉ dịch vị dạ dày.Hy vọng bài viết trên đây sẽ đem đến cho các bạn những kiến thức bổ ích về trào ngược dạ dày thực quản. Theo dõi Đông Y Sơn Hà để cập nhật những kiến thức phòng ngừa và bảo vệ sức khoẻ tốt nhất. Liên hệ ngay với phòng khám qua hotline 0989.116.118 để được tư vấn miễn phí.